Vai trò của người Cha trong gia đình |
Ditta M. Oliker
Ph.D. 23/06/2011
Trong nhiều nền văn hóa, quyền lực của
người cha được xem như một quyền uy tối thượng trong gia đình. Lời nói của cha
là không bàn cãi, quyết định của cha là quyết định cuối cùng, ảnh hưởng của cha
lan tỏa mạnh mẽ đến mọi vấn đề trong gia đình. Chỉ có điều, ông không được xem
như một người chăm sóc cho trẻ - vai trò vẫn nằm (hay được giao cho) trong bàn
tay của người mẹ, nếu có thì ông cũng chỉ là “dự bị” cho mẹ mà thôi.
Từ thế kỷ 20, thế giới bắt đầu thay đổi sâu
sắc từ xã hội, kinh tế cho tới kỹ thuật công nghệ. Những biến đổi ấy kéo theo
những chuyển đổi căn bản về cấu trúc và chức năng của gia đình – nó cũng thay
đổi cả quyền lực của người cha. Ảnh hưởng của các ông bố ngày càng bị giảm
thiểu, thậm chí biến mất và tầm quan trọng của họ nay được định nghĩa thông qua
khả năng chu cấp cho gia đình.
Một yếu tố khác trong vai trò của người
cha bị “hạ giá” có liên quan đến một lĩnh vực còn khá mới: tâm lý học. Thật thế,
tâm lý học đã trở thành một phần của vấn đề. Các nghiên cứu không quan tâm
nhiều đến vai trò của người, đồng thời, tầm ảnh hưởng của họ đối với sự phát
triển và trưởng thành của trẻ nhỏ được cho là “không đáng kể”. Cha mẹ nay được
xem như chỉ có “mẹ”—và “cha”, nếu có được nhắc đến, chỉ được coi là những tác
động “khác” mà thôi. Chỉ một số ít các nghiên cứu cha mẹ-con cái tìm hiểu vai
trò của người cha, và một số những nghiên cứu tập trung vào sự tham gia của các
ông bố được thực hiện lại chỉ thông qua đánh giá của các bà mẹ. Ví dụ, trong
một số các nghiên cứu, hơn 2000 “phụ huynh” được yêu cầu trả lời những câu hỏi
về việc nuôi dạy con, nhưng trong đó lại không có lấy một ông bố. Kết quả gián
tiếp của việc thiếu những dữ liệu nghiên cứu về cha lại trở thành những giả
định ngầm rằng giới mày râu không quan tâm nhiều đến việc làm bố.
Thế nhưng tầm ảnh hưởng của bố dần trở lại
khi vào những năm 70, một loạt các nghiên cứu mới băt đầu ủng hộ tác động của
người cha. Thay đổi này đã ảnh hưởng lên tôi [tác gia bài viết] khi lúc đó tôi đang
là nghên cứu sinh, tôi đã liều lĩnh làm luận án Tiến sĩ của mình về tương tác
cha/con và tương tác trên có thể trở thành nhân tố tác dộng quan trọng lên cự
phát triển của trẻ vào tuổi dậy thì như thế nào. May mắn thay, nghiên cứu của
tôi tìm thấy kết quả “dương tính” trong ảnh hưởng của người cha lên lý lẽ đạo
đức của trẻ vị thành niên.
Ngày nay, đã không còn một công luận hay
nghiên cứu tâm lý nào lại xem người chỉ bằng với những “yếu tố khác”. Các tạp
chí chuyên môn, cũng như Internet, đã đăng ngập tràn những bài báo chứng minh
tầm quan trọng của người cha.
Các
nghiên cứu ngày nay nói gì?
Theo
một báo cáo trong “Người cha và Tác động của họ lên Hạnh phúc của Trẻ”, “Ngay
từ khi sinh ra, những trẻ có nhiều tương quan với cha thường được an toàn về
mặt cảm xúc nhiều hơn, tự tin hơn trong việc khám phá môi trường xung quanh và
có những mối quan hệ xã hội tích cực hơn khi lớn lên.
Cách
người cha chơi với con cũng có những tác động quan trọng lên sự phát triển cảm
xúc và xã hội của trẻ. Các ông bố thường giành thời gian trong tương tác
một-một với trẻ sơ sinh và trẻ trước tuổi đến trường thông qua các hoạt động
vui chơi, kích thích nhiều hơn mẹ. Từ những tương tác này, trẻ sẽ học cách điều
chỉnh cảm xúc và hành vi.
Những
trẻ có cha quan tâm, hay tiếp xúc thường có kết quả học tập tốt hơn. Ảnh hưởng từ
sự tham gia của cha còn kéo dài đến tận tuổi dậy thì và đầu tuổi trưởng thành.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người cha có phong cách nuôi dạy khuyến khích và chủ
động thường có liên hệ với kỹ năng ngôn ngữ, hoạt động tri thức và thành tựu
học đường cao hơn ở trẻ vị thành niên.”
(www.childwelfare.gov/pubs/usermanuals/fatherhood/fatherhood.pdf)
Thực
tế hiện tại ra sao?
Chắc
chắn việc cha đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ là hoàn toàn
không thể bàn cãi; một lượng lớn các nghiên cứu khẳng định rằng tương tác cha
con có vai trò thiết yếu trong sức khỏe tổng quat, nhận thức, hành vi và nhiều
lĩnh vực khác nhau trong đời sống của trẻ; việc có một khuôn mẫu nam giới tích
cực sẽ giúp các bạn nam tuổi dậy thì phát triển những đặc điểm vai trò giới
tích cực; các em nữ vị thành niên sẽ có khả năng hình thành những quan điểm
tích cực hơn về đàn ông và sẽ có khả năng liên hệ tốt hơn với họ khi được nuôi
dạy bởi một người cha quan tâm chăm sóc; chúng ta cũng hay chấp nhận rằng,
trong đa số các tình huống, sự hiện diện và tham gia của người cha là rất cần
thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, y như vai trò của các bà mẹ; và tầm
quan trọng của người cha được công nhận trong các nghiên cứu về nuôi dạy con
cái sẽ khiến họ ý thức hơn về giá trị của mình, điều nảy sẽ dẫn tới một ước
mong tham gia nuôi dạy con nhiều hơn.
Tuy
nhiên, vẫn có một khoảng cách khá lớn giữa nghiên cứu và sự chấp nhận giá trị
của người cha trong thực tế, nhiều ông bố cảm thấy mình vẫn là “công dân hạng
hai” trong thế giới của đứa con. Sách vở, tạp chí, các chương trình truyền hình
nuôi dạy con tràn ngập thông tin về các bà mẹ và giành cho các bà mẹ. Chỉ mới
đến gần đây tòa án hôn nhân gia đình ở Mỹ mới chấp nhận các nghiên cứu về người
cha và việc nuôi dạy con, tư pháp đã cân bằng hơn một chút về quyền nuôi dạy
con. Những ông bố muốn tham gia tích cực hơn vào đời sống con mình sẽ gặp phải
những rào cản về công việc, truyền thông vả thậm chí từ người vợ của mình,
những người luôn thấy bị “đe dọa” khi con bắt đầu tìm cha thay vì tìm mẹ.
Chúng
ta sẽ thấy sự cân bằng rõ ràng hơn một khi Ngày của Cha được mừng lớn ngang
bằng Ngày của Mẹ.
Các
bài bào, bài viết được đề cập trong bài:
Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài
viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ
nguồn là từ Psychology Today (và nguồn
dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng
cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psychology Today https://www.psychologytoday.com/blog/the-long-reach-childhood/201106/the-importance-fathers và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/06/Vai-tro-cua-nguoi-cha-voi-con.html Những ngoại lệ khác với mục đích thương
mại cần có phép bằng văn bản của Psychology Today và thông báo cho
người dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét