Nhân viên-quản lý |
Phần lớn nhân viên đều
mong mình có thêm quyền kiềm soát trong công việc. Với một số người, đó có thể
là được phép về sớm đón con, trong khi với một số khác là được phép làm những
dự án mang tính thử thách nhiều hơn.
Một nghiên cứu vừa
thực hiện tìm ra rằng, cho phép nhân viên đóng vai trò chủ động hơn trong việc
điều chỉnh công việc có thể đem lại lợi ích cho cả hai phía, nhân viên và quản
lý. Những thỏa thuận kiểu này được biết đến như các thỏa thuận “đặc biệt”
Một đội nghiên cứu
quốc tế do Severin Hornung, ĐH Bách Khoa Hong Kong, dẫn đầu đã phát hiện rằng
những người lao động có khả năng bàn luận những thỏa thuận trên với quản lý
thường có nhiều phản ứng tích cực, bao gồm giảm căng thẳng, tăng động lực, và
cảm thấy hào hứng hơn với công việc.
Các nhà nghiên cứu đã
khảo sát 187 nhân viên y tế tại một bệnh viện xem liệu họ có thể đàm phán thành
công thỏa thuận trên trong công việc được hay không. Các nghiệm thể được yêu
cầu tự đánh giá 3 loại thỏa thuận “đặc biệt” khác nhau: điều chỉnh nhiệm vụ
công việc trở nên thú vị hơn, tiếp cận những cơ hội thăng tiến chuyên môn, thu
xếp thời gian làm việc linh động hơn.
Hornung và đồng sự đặt
giả thuyết rằng những kiểu thỏa thuận này sẽ có những tác động khác nhau lên
năng suất làm việc. Ví dụ, những nhân viên đề nghị có thời gian biểu linh hoạt
sẽ có thể cảm thấy ít stress hơn vì họ được phép xử lý hiệu quả hơn những mâu
thuẫn về thời gian giữa công việc và gia đình.
Để đo đạc xem liệu các
thỏa thuận đặc biệt có tác động tích cực lên hiệu quả công việc hay không, các
cấp quản lý của bệnh viện sẽ điền vào bảng lượng giá năng suất của từng người
tham gia nghiên cứu.
Đúng như dự đoán,
nghiên cứu cho thấy các thỏa thuận có liên hệ rõ ràng với những yếu tố tích cực
trong công việc, và mỗi kiểu thỏa thuận ảnh hưởng đến hành vi theo những hướng
khác nhau- dẫn đến những kết quả khác nhau trong công việc.
Ví dụ, các nhân viên
đề nghị có quyền kiểm soát nhiệm vụ công việc nhiều hơn sẽ nhận đươc nhận xét
về hiệu suất tốt hơn và cũng cảm thấy thích thú hơn với việc làm của mình.
Trong khi đó, người lao động có giờ giấc làm việc linh động cho thấy có mức độ
căng thẳng tâm lý và khó chịu về cảm xúc thấp hơn. Nhân viên đàm phán để có
được nhiều cơ hội thăng tiến chuyên môn cho thấy mức độ tự lực và khả năng tiếp
thu kỹ năng cao hơn.
“Thiết kế công việc và
đàm phán các thỏa thuận “đặc biệt” đem lại những phương thế giúp nhân viên cảm
thấy thỏa nãm và có động lực hơn trong công việc-đi kèm với những hiệu quả tích
cực tiềm năng trong hiệu suất làm việc.” Hornung và đồng sự viết trong European
Journal of Work and Organizational Psychology.
Nhóm nghiên cứu cũng
cảnh báo rằng thỏa thuận đặc biệt cần được thực hiện một cách công bằng và phải
tuân theo những chính sách cùng nội quy của tổ chức. Các thỏa thuận cần được
thiết kế nhằm giúp nhân viên sắp xếp trách nhiệm công việc của mình sao cho phù
hợp với những quyền lợi cá nhân, giúp nâng cao môi trường làm việc mà không cần
phải luồn lách nhờ quen biết hay được “đối xử đặc biệt”
Hornung và đồng sự tìm
ra rằng bên cạnh việc giúp nhân viên hạnh phúc hơn, các thỏa thuận đặc biệt
cũng đem lại những lợi ích cho cấp quản lý và tổ chức, “Kết quả nghiên cứu cho
thấy việc các thỏa thuận làm tăng mức độ phù hợp công việc-cá nhân nơi nhân viên
cũng là nhân tố giúp mối quan hệ trao đổi cấp trên-cấp dưới thành công. Nó đem
lại lợi ích cho tổ chức thông qua những tác động tích cực lên khả năng gắn bó,
động lực, hiệu quả trong công việc cũng như trong môi trường của người lao
động.
Tài liệu tham khảo
Hornung, S., Rousseau,
D.M., Weigl, M., Müller, A., Glaser, J. (2013). Redesigning work through
idiosyncratic deals. European Journal of Work and Organizational
Psychology, 23(4), 608-626. DOI: 10.1080/1359432X.2012.740171
http://www.psychologicalscience.org/index.php/news/minds-business/everyone-wins-when-employees-have-more-control-at-work.html
http://www.psychologicalscience.org/index.php/news/minds-business/everyone-wins-when-employees-have-more-control-at-work.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét