Trước việc một số cha mẹ đã
và đang băn khoăn không biết con mình nghĩ gì khi chúng đưa những thông tin và
hình ảnh cá nhân nguy hiểm lên các mạng xã hội, một nhóm các nhà nghiên cứu tại
ĐH Penn State đã đưa ra câu trả lời: các bạn ấy không nghĩ gì cả, hay ít nhất
là các bạn không suy nghĩ theo hướng mà đa phần người lớn sẽ suy nghĩ.
Trong một nghiên cứu, các
nhà khoa học phát hiện ra rằng cách mà thanh thiếu niên xử lý những nguy cơ
trực tuyến có liên quan đến thông tin cá nhân khác hẳn so với cách tiếp cận của
người trưởng thành. Theo Haiyan Jia, học giả sau tiến sĩ về khoa học và công
nghệ thông tin, trong khi đa số người trưởng thành sẽ suy nghĩ trước rồi mới
đưa ra câu hỏi, các bạn trẻ thường có xu hướng “làm liều” trước rồi mới kiếm
tìm sự trợ giúp.
“Người lớn thường cảm thấy hành động trên là
rất nghịch lý và gây khó hiểu vì họ đã quá quen với việc cân nhắc trước tiên
những nguy cơ có thể xảy ra khi tiết lộ thông tin qua mạng rồi sẽ thực hiện
những bước đề phòng cần thiết tiếp theo dựa trên những quan ngại phía trước” Jia cho biết. “Mô hình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ
vị thành niên không suy nghĩ giống vậy - các bạn sẽ chia sẻ thông tin rồi mới đánh giá các hệ quả. Đối
với các bạn trẻ, tiến trình trên sẽ mang tính kinh nghiệm nhiều hơn.”
Theo Pamela Wisniewski, học
giả sau tiến sĩ, người làm việc chung với Jia, mô hình “chia sẻ trước – sửa
chửa sau” này có thể vay mượn cách nhìn mà các nhà nghiên cứu gọi là “nghịch lý
riêng tư”.
Wisniewski chia sẻ, nghịch
lý riêng tư cho rằng giữa những quan ngại về tính riêng tư của các bạn trẻ và
những thông tin các bạn tiết lộ không có mối liên hệ với nhau.
Wisniewski cho biết, “Đối với người trưởng thành, nhiều yếu tố khác
nhau sẽ góp phần vào quan ngại của cá nhân về thông tin riêng tư của họ. Đồng
thời, dựa trên những quan ngại đó, cá nhân sẽ thực hiện những hành động cụ thể,
chẳng hạn, chia sẻ ít thông tin hơn”, “Đây là một mô hình rất hợp lý và lấy người trưởng thành làm
trọng tâm. Tuy nhiên, có vẻ nó lại không ứng dụng được vào trường hợp của các
bạn thanh thiếu niên”.
Những hệ quả tiêu cực đến từ việc sử dụng mạng xã hội (SNS-Social Network Sites) |
Trẻ vị thành niên thường bị
ảnh hưởng bởi các nguy cơ trực tuyến nhiều hơn vì các bạn sử dụng truyền thông
xã hội như là nơi để thể hiện bản thân và giành lấy sự chấp nhận từ bè bạn.
Khao khát thể hiện và được công nhận này có thể khiến các bạn tiết lộ quá nhiều
thông tin. Ví dụ, các em có thể để lộ những thông tin liên lạc quan trọng, hay
bắt đầu trao đổi hình ảnh nhạy cảm với người lạ.
Jia cho biết, “Người trưởng thành không hiểu được chuyện này
quan trọng như thế nào đối với các bạn tuổi ‘teen’”. “Trước khi tôi bắt tay thực hiện nghiên cứu
này, tôi đã nghe đến nhiều thảm kịch do các bạn trẻ đang tìm kiếm nhân dạng
trực tuyến của mình, dẫn tới những tình huống rất nguy hiểm và thường kết thúc
bằng những hệ quả rất khủng khiếp.”
Theo các nhà nghiên cứu, phản
ứng đầu tiên của cha mẹ có thể sẽ là cấm trẻ lên Internet hay các mạng xã hội,
tuy nhiên việc tránh né những nguy cơ lại mang tới các vấn đề khác.
Jia chia sẻ, “Đầu tiên, tôi không thể tưởng tượng được việc
một bạn trẻ, vào lứa tuổi đó, mà phải lớn lên và tránh né Internet cùng giao
tiếp trực tuyến.” “Nhưng cũng có nguy cơ rằng nếu không được phép đương đầu với
những nguy cơ dù là nhỏ nhất, trẻ vị thành niên sẽ không có cơ hội tiếp cận đến tất cả những lợi
ích mà Internet mang lại, các bạn cũng sẽ không học được cách xủ lý các nguy cơ
và cách di chuyển an toàn trong thế giới trực tuyến này.”
Jia nói thêm, việc học bơi
có thể là mô hình tốt nhất dành cho những cha mẹ muốn động viên con mình sử
dụng Internet và truyền thông xã hội an toàn.
“Nó khá giống với việc học bơi. Bạn cần để các
em xuống nước từ từ và đảm bảo rằng các bạn cần biết cách bơi trước khi được
phép bơi một mình và bơi vào những khu vực sâu hơn.”
Các nhà nghiên cứu sử dụng
dữ liệu từ Khảo sát Trẻ Vị thành niên và Quản lý Riêng tư năm 2012 của Trung
tâm Nghiên cứu Pew. Bản khảo sát thu thập thông tin về những hành vi truyền
thông xã hội từ 588 bạn thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ, đa số các bạn vẫn đang sử
dụng các trang xã hội như Facebook.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét