Tình cảm chó và người |
16/04/2015 GEOFF BRUMFIEL
Đây là câu hỏi khiến nhiều người nuôi chó băn khoăn: “Em nó nhìn mình vì nó
yêu mình hay vì nó muốn có cục xương khác để gặm?”
Một nghiên cứu xuất bản trong tạp chí
Science vừa cho biết, sau ánh mắt ấy rất có thể là tình yêu (hay điều gì đó gần
giống vậy). Nghiên cứu trên chứng minh khi chó và chủ nhìn vào mắt nhau, cả hai
đều tăng mức độ hoạt động của oxytocin – hormone được cho
rằng đóng vai trò quan trọng trong sự tin tưởng và liên hệ cảm xúc.
Kết
quả trên cho thấy cả chó và chủ đều có cùng cảm nhận này, điều mà một số người
nuôi chó vẫn còn nghi ngờ.
"Việc có một số
bằng chứng khoa học ủng hộ giả định này thật sự rất thú vị,” Evan MacLean, nhà
nhân chủng học tiến hóa và là đồng giám đôc Trung tâm Nhận thức Khuyến học, ĐH
Duke, cho biết.
Hàng nghìn năm nay, con người đã nhân giống chó để chúng biết
nghe lời, và điều này dần cũng đã thay đổi não bộ của loài này. MacLean cho
biết, ví dụ, chó rất giỏi trong việc hiểu những cử chỉ như chỉ tay. Chúng cũng
rất giỏi trong nhận diện ngôn ngữ.
Thế nhưng liệu con người
có nhân giống chó để phục vụ nhu cầu tình cảm không?
"Điều này khó
chứng minh hơn, một phần vì cảm xúc là những điều rất chủ quan,” MacLean chia sẻ. Ví dụ, nhiều người nuôi chó cho rằng chúng có
cảm giác tội lỗi khi hành xử sai, nhưng điều đó không đúng.
"Có nhiều nghiên
cứu cho thấy, thật ra, những gì xảy ra trong tình huống đó chỉ là những chú chó
đang phản ứng lại với con người”. Nói
cách khác, chúng ra vẻ có lỗi vì bạn trông rất giận dữ với chúng.
Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Takefumi
Kikusui, thuộc trường Thú y
ĐH Azabu, Nhật Bản, đã tìm ra cách đo lường định lượng về cảm xúc tốt hơn. Các
nhà khoa học để chó và chủ cùng tương tác. Thay vì chỉ quan sát các cặp chủ - chó,
nhóm còn lấy mẫu nước tiểu của cả hai.
MacLean, tuy không thuộc nhóm nghiên cứu trên, cho biết, “Họ đo lượng oxytocin,
hormone gắn với sự tin tưởng và liên kết xã hội”.
Oxytocin cũng là hormone được cho rằng khiến cha mẹ “say sưa”
khi ngắm con mình.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi chó nhìn vào mắt chủ, lượng oxytocin
tăng lên ở cả hai bên. Tuy nhiên điều tương tự lại không xảy ra với chó sói khi
chúng được quan sát với những người nuôi chúng. Nhóm cũng phát hiện khi chó
được chích oxytocin, chúng sẽ nhìn vào mắt chủ lâu hơn, và ánh mắt ấy, ngược
lại, cũng khiến người chủ tiết ra lượng hormone tin tưởng trên nhiều hơn. Hiện
tượng này đưa đến một vòng phản hồi về hormone giữa chó và người.
Tựu trung lại, MacLean cho biết, kết quả cho thấy một liên kết
đặc biệt giữa chó và người – một liên hệ được tiến hóa trong quá trình con
người nhân giống chó. “Tôi vô cùng hạnh phúc khi nói rằng chúng ta có thể yêu mến chó
và chúng cũng yêu mến chúng ta ngược lại”, MacLean cho biết, “oxytocin có thể là mảnh ghép để mối liên hệ này diễn ra.”
Tuy nhiên không phải ai cũng tin vào liên kết hormone này.
“Hiện đang có một trào
lưu trong khoa học là cần phải nhận diện những thay đổi trong lượng hormone đi
kèm với những thay đổi trong trạng thái cảm giác và cảm xúc,” Clive Wynne, tâm lý gia tại ĐH Bang Arizona, người nghiên cứu
về cách con người và chó tương tác, nhận định.
Thật ra, oxytocin không phải lúc nào cũng gắn với tình yêu, ông
cho biết. Hormone trên còn có thể liên hệ đến cảm giác bị cô lập về cảm xúc –
thậm chí cả sự hung hăng trong một số loài động vật. Những chú chó sói được sử
dụng trong nghiên cứu trên không giao tiếp mắt nhiều, Wynne cho biết. Nếu có,
chắc hẳn lượng oxytocin của chúng cũng đã tăng cao.
Tuy nhiên, Wynne thêm vào, dù có oxytocin hay không, ông tin
rằng mối liên hệ giữa chó và người có tồn tại.
“Tôi nghĩ bằng chứng
rõ ràng nhất về việc chúng yêu mến chúng ta mà bất kỳ người nuôi chó nào có
được là những gì các chú chó làm khi chúng ở bên chúng ta,” Wynne chia sẻ “Chúng ta được tạo nên để tin tưởng vào bằng
chứng từ những giác quan ta mang lại.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét