Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

TẠI SAO SUPER MARIO LẠI CHẠY TỪ TRÁI SANG PHẢI?

Quy ước chuyển động thị giác




Theo một số nghiên cứu, có thể tồn tại một khuynh hướng căn bản về cách chúng ta hay nhìn các vật thể đang chuyển động được khắc họa trong hình ảnh.
Một phân tích dựa trên hình ảnh con người và đồ vật khi chuyển động cho thấy có một xu hướng chung về chiều quan sát trái-sang-phải.
Chúng ta vẫn thấy quy ước trái-sang-phải trong game hiện nay
Tâm lý gia, TS, Peter Walker thuộc ĐH Lancaster cho biết, các bằng chứng rộng rãi về khuynh hướng trái-sang-phải trên có thể biểu thị một khuynh hướng căn bản về thị giác chuyển động, đồng thời nó có thể giải thích lý do vì sao các nhân vật chính trong một số các trò chơi điện tử nổi tiếng vào thập nhiên 80 và 90 thường di chuyển từ trái sang phải (vd: Super Mario).
Peter Walker đã phân tích hàng ngàn tấm ảnh trên Google trong nghiên cứu vừa được xuất bản của mình trong tạp chí Perception.
Ông cho biết: “Những quy ước nghệ thuật nào đã được sử dụng để chuyển tải sự chuyển động của các vật hữu tri và vô tri trong các bức hình tĩnh, như trong tranh vẽ hay nhiếp ảnh? Một quy ước hình ảnh hay được thể hiện là việc khắc họa các đồ vật đang nghiêng về phía trước, hướng theo sự chuyển động của mình, trong đó độ nghiêng càng cao thể hiện tốc độ càng lớn. Một quy ước khác được mô tả trong nghiên cứu này là việc các đồ vật thường được minh họa chuyển động từ trái sang phải.”
Tuy nhiên, khuynh hướng này không áp dụng được đối với người hay vật đang đứng yên.
“Bên cạnh việc khuynh hướng hướng về bên phải đã được tìm thấy trong hình ảnh vật thể đang chuyển động (hướng càng nhiều thì chuyển động được thể hiện càng nhanh),  khi chính những độ vật đó đang ở tư thế tĩnh, chỉ có khuynh hướng sang trái hay không có khuynh hướng là được ghi nhận. Nó cho thấy khuynh hướng căn bản trái-sang-phải xuất hiện trong thị giác chuyển động.”
Khuynh hướng trên cũng được nhận thấy khi các nhà thiết kế hay nghiêng chữ qua phải để thể hiện tốc độ và chuyển động. 

Nhận xét này được đúc kết từ ba nguồn: việc sử dụng chữ in nghiêng trên bìa sách; đánh giá về hàm ý kiểu chữ; và các đo lường hiệu quả hoạt động trong lúc thực hiện phân loại ngữ nghĩa các từ có phông in nghiêng và không in nghiêng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter