Tha thứ và hòa giải |
Juliana Breines
Ph.D. 31/06/2014
Tha
thứ vẫn thường được xem như là một cách phản ứng phù hợp về đạo đức và khỏe
mạnh về tâm lý khi ta phải đối mắt với những ngược đãi, đau khổ. Nghiên cứu cho
thấy những người hay tha thứ thường hạnh phúc
và khỏe mạnh hơn những người mang thù
hận. Ngoài ra, những can thiệp giúp đem lại sự tha thứ cũng cho thấy làm giảm các phản ứng stress, gia tăng sự lạc quan
và tạo điều kiện cho việc hòa
giải.
Định
nghĩa của sự tha thứ khá đa dạng nhưng đa phần đều nói đến hai yếu tố then chốt: 1) chủ
ý để những cảm xúc tiêu cực như giận dữ và thù hận đối với người khác qua đi,
và 2) chủ ý xây dựng những cảm xúc tích cực như lòng nhân ái và từ tâm đối với
những người gây ra tội lỗi. Một số định nghĩa khác còn bao gồm việc tìm cách tiếp
xúc thay vì né tránh người gây ra đau khổ cho bạn.
Những
người ủng hộ xu hứng tha thứ thường nhấn mạnh rằng tha thứ không phải là bào chữa hay
dung túng cho một lỗi lầm, nó cũng không phải là đẩy bản thân vào
thế nguy hiểm một lần nữa. Ủng hộ quan điểm này, một số nghiên cứu cho thấy tha
thứ có thể ngăn cản người phạm tội tái phạm. Trong một chuỗi các nghiên cứu,
những người tham gia cho biết họ thường ít khi lặp lại cùng một lỗi lầm đối với
một người lạ nếu họ được tha thứ, trái ngược hoàn toàn với khi người lạ đó
không tha thứ cho họ. Trong một chuỗi các nghiên
cứu khác, kết quả tương tự cũng được đúc kết từ
những cặp đôi đã kết hôn.
Theo
một nghiên
cứu trên Psychological Science, tha thứ và ký ức có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Khi nạn nhân tha thứ cho người làm lỗi, họ thường dễ kiềm nén trí nhớ
hơn. Nhưng nếu không thể tha thứ, họ thường gặp khó khăn hơn trong việc đè nén
những ký ức không mong muốn. Hơn thế, khả năng lãng quên những ký ức khó chịu
có liên hệ đến hành vi tha thứ thật sự chứ không chỉ là xu hướng tử tế nhã nhặn
mà thôi.
Một
số người còn cho rằng tha thứ giúp ngăn ngừa sự tái phạm vì luật nhân quả, một hành động tốt (như
việc tha thứ) sẽ sinh ra một hành động tích cực (như việc tránh tái phạm). Tuy
nhiên, một số khác lại phản bác rằng hành động tốt do tha thứ có thể sẽ tạo ra
một hành vi tích cực khác nhưng
không liên quan trực tiếp đến lỗi lầm đó
Thực
tế, một nghiên cứu cho thấy sự tha thứ trong vài trường hợp có thể làm tăng khả
năng tái phạm. Một nghiên cứu chiều dọc trên
các cặp mới kết hôn cho thấy, trong 4 năm, những người vợ/ chồng nào sẵn sàng thể
hiện sự tha thứ nhiều hơn thường cảm nhận nhiều sự hung hăng cả về thể chất lẫn
tinh thần từ người còn lại. Trong khi đó, những người ít tha thứ hơn cho biết
họ quan sát thấy mức độ hung hăng có xu hướng giảm thiểu. Những nghiên cứu liên
quan còn cho thấy những người hay tha thứ thường dễ cảm thấy mức độ hài lòng với mối
quan hệ có chiều hướng đi xuống nếu
người còn lại thường xuyên thực hiện các hành vi tiêu cực, đồng thời sự tha thứ
cũng có thể bào mòn lòng tự trọng của người tha thứ nếu
người còn lại không cải thiện đúng mức. Hơn nữa, trong một nghiên cứu ghi chép thường nhật,
sau khi vừa mới tha thứ, vào những ngày sau đó, vợ/ chồng thường hay cho mình
là nạn nhân của một tội lỗi nhiều hơn khi so sánh với những ngày khác.
Tại
sao tha thứ có thể không làm giảm các hành vi tiêu cực?
Theo
lý thuyết về học tập tạo tác, con người thường hiếm khi thực hiện những hành vi
tiêu cực nếu những hành vi đó đem lại những hậu quả xấu. Bằng cách làm nhẹ bớt
những hệ quả xấu như chỉ trích hay cách ly, hành động tha thứ có thể làm mất đi
một động cơ quan trọng khiến người phạm tội phải thay đổi. Ủng hộ quan điểm
này, một nghiên cứu cho thấy việc thể
hiện sự giận dữ và chỉ trích có liên hệ với việc một người sẵn sàng thực hiện
những thay đổi tích cực.
Một
ít giận dữ có thể mang lại lợi ích cho người bị hại khi chúng giúp họ tránh xa
những người mang nguy cơ “tiềm tàng”. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường
hợp bạo hành trong gia đình, khi việc cho người chồng/ vợ bạo hành một cơ hội
thứ hai đồng nghĩa với việc người bị hại mạo hiểm với sức khỏe và tính mạng của
mình. Mặc dù tha thứ không nhất thiết đi kèm với hòa giải, nghiên cứu cho thấy những người sẵn sàng tha
thứ cho vợ/ chồng mình thường dễ dàng tiếp tục mối quan hệ hơn.
Tha
thứ cũng có thể có những mặt trái của nó khi động chạm đến những vấn đề bất
công xã hội. Một số nghiên cứu cho thấy việc khuyến khích các thành viên của
một nhóm “bất lợi” tha thứ cho một nhóm “kì thị” hay làm hại họ có thể làm giảm
động lực việc đề cập đến những bất công đó. Trong một nghiên cứu, những người
thổ dân Úc Châu được khuyến khích nghĩ về những bất công họ phải chịu theo
hướng cổ vũ sự tha thứ thường cho thấy ít có mong muốn tham gia vào những hoạt
động tập thể đại diện cho nhóm thiểu số của mình – hoạt động này bao gồm cả
việc sẵn sàng tham gia vào những buổi tuần hành ôn hòa với mục đích nâng cao vị
thế của họ và giành thời gian trợ giúp người dân trong cộng đồng thiểu số đó.
Tha
thứ có thể giúp chế ngự những mong muốn trả thù hay phục hận, nhưng nó cũng làm
giảm cảm giác giận dữ và thất vọng, những điều có thể đưa đến việc thay đổi xã
hội mang tính xây dựng. Những nỗ lực thúc đẩy sự tha thứ đối với bất công trong
quá khứ và hiện tại chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi kết hợp với những
cố gắng mạnh mẽ tương đương nhằm đạt đến công lý.
Khả
năng tha thứ giúp nâng cao hay ngăn cản thay đổi tích cực, dù là trong mối quan
hệ gia đình hay trên một phạm vi lớn hơn, đều tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau, bao gồm mức độ nghiêm trọng của sai phạm, số lần tái phạm, cùng những cố
gắng sữa chữa từ phía gây ra hậu quả. Nếu lỗi lầm là quá lớn, xảy ra nhiều lần
hay kéo dài, đồng thời người phạm tội không chịu nhận trách nhiệm hay ra sức
thay đổi hành vi, sự tha thứ khó có khả năng tạo ra những thay đổi tích cực và
đôi khi có thể đẩy nạn nhân vào thế nguy hiểm một lần nữa.
Đối
với nhiều người, tha thứ có thể mang lại an bình và thư thái, nhưng với nhiều
người khác, chưa chắc đó là giải pháp tối ưu. Những cách khác giúp đối đầu với
việc bản thân bị hại mà không cần phải tha thứ bao gồm luyện tập khả năng tử
tế với chính mình (nhận ra bất công mình phải chịu và đối xử tử tế
với bản thân), mindfulness (cho phép bản thân được tổn
thương và giận dữ), và nối kết với những nạn nhân khác. Đôi khi cho phép bản
thân không tha thứ—nếu bạn không thấy mình làm trái
lương tâm—cũng giúp giải phóng bạn như chính việc thứ tha.
https://www.psychologytoday.com/blog/in-love-and-war/201407/does-forgiveness-have-dark-side
http://www.psychologicalscience.org/index.php/news/were-only-human/the-psychology-of-forgiving-and-forgetting.html
http://www.psychologicalscience.org/index.php/news/were-only-human/the-psychology-of-forgiving-and-forgetting.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét