Sếp ngược đãi nhân viên |
Một nghiên cứu mới được các nhà nghiên
cứu kinh doanh tại ĐH Bang Michigan thực hiện cho thấy, những nhà quản lý hay
ngược đãi các nhân viên có thể sẽ khiến cả đội ngũ vướng và xung đột và làm
giảm năng suất.
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc
và Hoa Kỳ, được đăng trên Journal of Applied Psychology, cho thấy tác động tiêu
cực của những hành động ngược đãi phi thể chất do các nhà quản lý gây ra lớn
hơn nhiều so với những gì chúng ta thường tưởng tượng. Đây là một trong những
nghiên cứu đầu tiên kiểm chứng tác động của những nhà lãnh đạo tiêu cực lên đội
ngũ làm việc.
Nhà nghiên cứu Crystal Farh cho rằng
những nhà quản lý xem thường và nhạo báng nhân viên của mình không chỉ làm ảnh
hưởng đến thái độ và hành vi của người lao động, mà còn khiến các thành viên
khác trong nhóm cũng hành xử hung hăng với nhau tương tự.
Farh cho biết, “Đó chính là kết quả đáng
lo ngại nhất vì nó cho thấy điều này không chỉ tạo ra một nạn nhân đơn lẻ, nó
còn tạo ra một môi trường mà hết thảy mọi người đều bị ảnh hưởng, bất kể bạn có
phải là cá nhân bị ngược đãi hay không.”
Theo Farh, Giáo sư thỉnh giảng về Quản
lý tại Trường Đại học Kinh doanh Broad, ĐH Bang Michigan, các kết quả trên có
thể được diễn giải theo lý thuyết học tập xã hội. Trong đó cho rằng, chúng ta
học tập và thực hiện các hành vi dựa trên việc quan sát những người xung quanh.
Trong trường hợp này là “sếp” của họ. Bà nói thêm, các nghiên cứu trước đây cho
thấy nhân viên thường làm theo các hành vi tích cực của nhà quản lý, tương tự,
hoàn toàn có lý khi cho rằng họ cũng sẽ bắt chước các hành vi tiêu cực.
Trong nghiên cứu này, Farh và Zhijun
Chen thuộc ĐH Tây Australia đã nghiên cứu 51 nhóm nhân viên tại 10 công ty
Trung Quốc. Nhóm thường có quy mô trung bình là 6 người và sẽ được yêu cầu thực
hiện một số các vị trí chức năng khác nhau như chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ
thuật hay nghiên cứu và phát triển.
Nghiên cứu tìm hiểu các hành vi ngược
đãi phi thể lý như ngược đãi bằng lời nói hay các email mang tính nhạo bang.
Những người lao động trực tiếp trải nghiệm những ngược đãi trên thường cảm thấy
bị hạ thấp giá trị và sẽ ít đóng góp cho nhóm hơn. Đồng thời, cả nhóm cũng dễ
rơi vào tình trạng xung đột hơn, làm giảm khả năng xây dựng của các thành viên.
Farh cho biết, “Các thành viên trong
nhóm có xung đột thường sẽ hành xử gây hấn, ngược đãi, nói năng thô lỗ với
nhau, đồng thời cũng trải nghiệm nhiều cảm xúc tiêu cực hơn về nhau.”
Nghiên cứu được lặp lại trong môi trường
thực nghiệm có kiểm soát tại Mỹ với gần 300 nghiệm thể tham gia.
Kết quả đem lại những đóng góp cho việc
hỗ trợ nhân viên bị quản lý đối xử tiêu cực. Trong quá khứ, các công ty thường
chỉ tập trung vào việc phục hồi khả năng tin tưởng váo bản thân của cá nhân. Dù
yếu tố trên vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng Farh cho rằng cần có thêm những
nỗ lực nhằm hàn gắn các mối quan hệ liên cá nhân trong nhóm bằng cách tái tạo
lòng tin và sự hòa hợp.
Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Post (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Post http://www.psypost.org/2014/08/abusive-leadership-infects-entire-team-hurting-productivity-27506 và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/08/tac-hai-lanh-dao-nguoc-dai-nhan-vien.html. Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Post và thông báo cho người dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét