Trẻ em và bạo hành gia đình |
Theo một nghiên cứu chiều dài được thực hiện bởi Trường Văn hóa,
Giáo dục và Phát triển con người Steinhardt, ĐH New York, việc chứng kiến xung
đột thể lý hay lời nói giữa cha mẹ sẽ có thể ảnh hưởng tới khả năng nhận diện
và kiểm soát cảm xúc của trẻ.
Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Development and
Psychopathology cũng cho rằng những xáo trộn tại nơi ở cùng tình trạng nghèo
đói kéo dài trong lúc trẻ còn nhỏ cũng có thể để lại những hệ quả trong việc
điều chỉnh cảm xúc của trẻ.
C. Cybele Raver, GS. Tâm lý ứng dụng tại ĐH New York, chủ nhiệm
nghiên cứu, “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng xung đột giữa cha mẹ có thể
tác động mạnh mẽ tới khả năng điều chỉnh cảm xúc của trẻ. Tranh cãi và xô xát
không những gây ra cho căng thẳng về mặt tâm lý cho đôi bên mà nghiên cứu còn
minh chứng hệ quả của xung đột trong gia đình đồng thời cũng ảnh hưởng lên trẻ
em.”
Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với xung đột và bạo lực gia
đình có thể thay đổi các phản ứng hành vi, nhận thức và sinh học thần kinh của
trẻ. Việc nâng cao cảnh giác quá mức có thể giúp trẻ an toàn ngắn hạn nhưng lại
hết sức nguy hiểm cho khả năng điều chỉnh cảm xúc về lâu dài. Nói cách khác,
những trẻ nghe hoặc chứng kiến cha mẹ xung đột có thể sẽ có những vấn đề trong
điều hòa cảm xúc trước những tình huống “ít” nguy hiểm hơn, ví dụ như trong lớp
học.
Không chỉ dừng lại như các nghiên cứu trước đây, chỉ chứng minh
mối quan hệ giữa mâu thuẫn của phụ huynh tại một thời điểm với khả năng điều
chỉnh của trẻ khi lớn, Raver và các cộng sự cho rằng cần tìm hiểu sâu hơn cách
thức trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc phải tiếp xúc với bạo lực trong thời
gian dài.
“Do vẫn còn khá ít nghiên cứu tìm hiểu về nhiều tác nhân khác
nhau, chúng tôi cũng quan tâm tới các hình thức tác động tiêu cực khác trong
môi trường sống của trẻ, bao gồm nghèo đói, xáo trộn tại nơi cư trú, có thể ảnh
hưởng đến chức năng điều hòa cảm xúc.” Tác giả nghiên cứu, Clancy Blair, GS Tâm
lý Ứng dụng tại ĐH New York, chia sẻ.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xác định mức độ tiếp
xúc với những hình thái tác động tiêu cực khác nhau của trẻ và ước lượng khả
năng chúng ảnh hưởng lên việc nhận diện và điều hòa các cảm xúc tiêu cực, ví dụ
như buồn bã và sợ hãi. Các tâm lý gia đã theo dõi 1025 trẻ cùng gia đình sống
tại phía Đông North Carolina và miền trung Pennsylvania, đây là hai khu vực có
tỉ lệ nghèo đói khá cao.
Nhóm nghiên cứu sẽ lượng giá các gia đình thông qua một loạt các
chuyến quan sát tại nhà từ khi trẻ 2 tháng tuổi cho đến khi các bé được 58
tháng. Họ đồng thời thu thập thông tin từ cha mẹ qua bảng hỏi, các bài tập giành
cho cả phụ huynh và con cái, cũng như tính toán mức độ xáo trộn tại nơi cư trú so
với bình thường– bao gồm số lần chuyển đổi nơi ở, thay đổi người chăm sóc, mức
độ tiếng ồn, vệ sinh, cùng với tỉ lệ số người/ số phòng trong nhà. Vào tầm khi
trẻ được 58 tháng, các nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá khả năng trẻ nhận biết và
xác định chính xác cảm xúc.
Bạo hành về thể lý hay lời nói nơi cha mẹ trải dài từ khi trẻ
mới sinh cho đến đầu tuổi nhỏ có thể giúp dự đoán có ý nghĩa khả năng trẻ xác
nhận chính xác cảm xúc. Mức độ tiếp xúc với bạo lực nhiều hơn có tương quan âm
tính với kết quả bài tập gọi tên cảm xúc đơn giản. Tuy nhiên ngạc nhiên là
những trẻ này lại có kiến thức về cảm xúc nhiều hơn các trẻ khác.
Việc tiếp xúc với xung đột dài hạn còn liên hệ với khả năng điều
tiết cảm xúc buồn bã, rút lui hay sợ hãi của trẻ, khiến làm tăng nguy cơ các
triệu chứng lo âu và trầm cảm nơi các em về sau này.
Các hình thức tiêu cực khác cũng tác động tới khả năng điều
chỉnh cảm xúc của trẻ. Số năm chịu tình trạng nghèo đói càng cao thì khả năng
nhận diện chính xác các cảm xúc khác nhau của trẻ càng thấp. Những rối loạn tại
nơi ở, đặc biệt là sự vô tổ chức cũng làm giảm chức năng trên.
Raver cho biết, “Nghiên cứu này làm sáng tỏ tầm quan trọng của
việc nâng đỡ cho các bậc cha mẹ trong cuộc sống hôn nhân đầy sóng gió của họ.
Cha mẹ cần được hỗ trợ để điều tiết chính những cảm xúc giận dữ, thất vọng và
lo lắng của mình trong quá trình cân bằng những đòi hỏi nơi công việc, gia đình
và các mối quan hệ, đặc biệt là khi có liên quan đến vấn đề tiền bạc.”
Các bạn có thể
tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi
thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Washington Post (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý).
Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về
trang bài viết của Washington Post http://www.washingtonpost.com/news/to-your-health/wp/2015/07/29/how-you-talk-to-your-baby-now-can-help-develop-their-social-skills-when-they-are-older-says-new-research/
và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/08/chung-kien-bao-hanh-tac-hai-voi-tre-em.html . Những ngoại lệ khác với mục đích
thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Blog và thông báo cho người dịch.
Tham
khảo bài khác trên HLTL có liên quan đến bạo hành ở trẻ em:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét