Trang trí lớp học |
Bản đồ, tranh ảnh, bảng chữ cái, dãy số cùng những vật
dụng khác thường vẫn được dùng để trang trí trong các lớp tiểu học. Tuy nhiên,
một nghiên cứu của ĐH Carnegie Mellon (CMU) cho thấy quá nhiều đồ vật đẹp đẽ có
thể làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập ở trẻ nhỏ.
Trong nghiên cứu được xuất bản trên Psychological Science, Anna V. Fisher, Karrie E. Godwin và Howard Seltman thuộc ĐH Carnegie Mellon đã tìm hiểu xem liệu cách bố trí lớp học ảnh hưởng như thế nào đến khả năng duy trì tập trung của trẻ trong lúc Thầy Cô hướng dẫn và khả năng học hỏi nội dung bài học. Nhóm nghiên cứu tìm ra rằng học sinh trong các lớp học trang trí dày đặc sẽ xao nhãng nhiều hơn, giành nhiều thời gian làm việc riêng và học biết ít thông tin hơn so với khi các vật dụng trang trí được tháo gỡ.
Fisher, chủ nhiệm nghiên cứu và là phó giáo sư Tâm lý học
tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Dietrich, cho biết “Trẻ nhỏ giành rất nhiều
thời gian – thông thường là cả ngày - học trong cùng một lớp học, chúng tôi đã
chứng minh rằng không gian thị giác lớp học có thể tác động đến mức độ học tập
của trẻ.”
Vậy dựa trên
phát hiện của nghiên cứu này, liệu giáo viên có nên gỡ bỏ những vật dụng trang
trí trong lớp không?
Fisher cho biết, "Chúng tôi hoàn toàn không có ý cho
rằng đây là câu trả lời cho tất cả các vấn đề giáo dục. Hơn thế, rất cần
có những nghiên cứu bổ trợ nhằm xác định những tác động của không gian thị giác
lớp học lên sự chú ý và khả năng học tập của trẻ trong lớp học trên thực tế.”
“Vì vậy, tôi cho rằng, thay vì tháo bỏ tất cả những vật trang trí, giáo viên
cần cân nhắc liệu có phương tiện thị giác nào gây xao nhãng cho trẻ hay không.”
Trong nghiên cứu, 24 trẻ mẫu giáo được phân vào các lớp
học thực nghiệm về sáu bài học khoa học vỡ lòng với những chủ đề xa lạ với trẻ.
Ba bài được dạy trong một lớp học trang trí dày đặc và ba bài được thực hiện
trong một phòng giản đơn.
Các kết quả cho thấy, trẻ học được nhiều hơn trong phòng
không có quá nhiều vật dụng trang trí. Đặc biệt, mức độ trả lời chính xác các
câu hỏi trắc nghiệm của trẻ trong các phòng học giản dị cao hơn (55%) so với
các lớp học được trang trí (42%).
“Chúng tôi cũng rất quan tâm đến kết quả liệu khi phương
tiện thị giác được tháo bỏ, sự chú ý của trẻ có chuyển sang một nguồn gây nhiễu
khác hay không, ví dụ như nói chuyện với bạn, và liệu tổng thời gian lo ra đó
của các em có giữ nguyên như trước hay không.” Godwin, nghiên cứu sinh tâm lý
và thành viên của Chương trình Nghiên cứu Giáo dục Liên ngành, chia sẻ.
Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu tổng hợp toàn bộ thời
gian trẻ làm việc riêng ở cả hai nhóm, tỉ lệ hành vi lo ra trong lớp được trang
trí (38,6% thời gian) cao hơn hẳn so với phòng ít vật dụng (28,4%).
Nhóm nghiên cứu hi vọng những kết quả này sẽ dẫn đến các
nghiên cứu sâu hơn về việc phát triển cẩm nang hỗ trợ giáo viên thiết kế lớp
học cách tốt nhất.
Viện Khoa học Giáo dục, một bộ phận của Bộ Giáo dục Hoa
Kỳ, tài trợ cho nghiên cứu này.
http://www.cmu.edu/homepage/society/2014/spring/disruptive-decorations.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét