Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

KHÔNG TÌM THẤY MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHIM ẢNH, TRÒ CHƠI BẠO LỰC VÀ BẠO LỰC XÃ HỘI

Phim ảnh và trò chơi bạo lực

INTERNATIONAL COMMUNICATION ASSOCIATION 5/11/2014

Từ những năm 1920, các học giả và chính trị gia đã đổ lỗi cho bạo lực trong phim ảnh và truyền thông về tình trạng gia tăng bạo lực trong xã hội. Mới đây, sau những vụ xã súng tại Aurora, Colorado và trường Tiểu học Sandy Hook đã lại dấy lên mối quan tâm về chủ đề này. Nhưng liệu tiếp xúc với truyền thông bạo lực có thật sự là một nhân tố đưa đến bạo lực thực tế hay không?
Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại ĐH Stetson, vừa công bố tại Journal of Communication, đã phát hiện ra rằng không có mối liên hệ giữa việc tiêu thụ truyền thông bạo lực và các hành vi bạo lực xã hội.
Christopher Ferguson đã thực hiện hai nghiên cứu tìm hiểu câu hỏi liệu những sự kiện bạo lực trên truyền thông có liên hệ với tỉ lệ bạo lực trong xã hội hay không. Nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu bạo lực trên phim ảnh và tỉ lệ giết người trong giai đoạn 1920-2005. Nghiên cứu thứ hai xem xét việc tiếp xúc với trò chơi điện tử bạo lực và mối quan hệ đến tỉ lệ bạo lực ở người trẻ từ 1996 đến 2011. Ông nhận thấy rằng việc xã hội tiêu thụ các sản phẩm truyền thông bạo lực không dự đoán được tỉ lệ gia tăng bạo lực trong xã hội.

Trong nghiên cứu thứ nhất, những người đánh giá độc lập sẽ lượng giá tần suất và hình ảnh bạo lực trong các bộ phim nổi tiếng từ năm 1920 đến 2005. Những điểm số này sẽ được so sánh với tỉ lệ giết người trong cùng từng năm. Nhìn chung, kết quả cho thấy cả hai không có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, trong những năm 50, bạo lực phim ảnh và tỉ lệ giết người có vẻ có tương quan đôi chút, điều này có thể khiến một số người tin rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn. Thế nhưng tương quan lại đi ngược lại sau 1990 khi bạo lực phim ảnh có liên hệ đến tần suất giết người ít hơn, tương tự những năm trước thập kỷ 40.
Trong nghiên cứu thứ hai về bạo lực trên trò chơi điện tử, thang đo của Hội đồng Đánh giá Phần mềm Giải trí (ESRB) được sử dụng để ước tính nội dung bạo lực trong những trò chơi điện tử nổi tiếng trong giai đoạn 1996-2011. Các ước tính về mức độ tiếp xúc bạo lực trong trò chơi điện tử cho thấy tương quan ngược với dữ liệu liên bang (Mỹ) về tỉ lệ bạo lực thành niên trong cùng từng năm. Nó cho thấy việc tiêu thụ trò chơi điện tử bạo lực có tương quan lớn với việc sụt giảm bạo lực thành niên. Tuy nhiên, ta chỉ có thể kết luận rằng mối liên hệ này đa phần là do trùng hợp và không thể nói rằng trò chơi điện tử làm giảm bạo lực thành niên.
Các nghiên cứu trước đây tập trung vào những thí nghiệm thực nghiệm và xem hung tính như một phản ứng trước bạo lực trong sản phẩm giải trí, nhưng điều này lại không tương ứng với thực tế. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, với phạm vi ngắn hạn, việc phát hành phim ảnh hay trò chơi bạo lực có liên hệ đến việc giảm thiểu bạo lực xã hội. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào kiểm định điều này ở quy mô dài hạn. Một vài học giả lý luận rằng phim ảnh đang ngày một bạo lực hơn nhưng chưa người nào kiểm tra được rằng hiện tượng đó có nên là mối lo cho xã hội hay không. Nghiên cứu này là tài liệu đầu tiên cho rằng việc tiếp xúc với bạo lực đang tăng lên nhưng lại không cho thấy bằng chứng chứng minh điều này đem laại các ấn đề cho xã hội.
“Xã hội có nguồn lực và sự chú ý giới hạn giành cho việc giảm thiểu tội phạm. Có nguy cơ việc xác định vấn đề sai, ví như bạo lực trên truyền thông, sẽ làm xao nhãng xã hội khỏi những mối quan tâm đến nghèo đói, giáo dục, thất nghiệp và sức khỏe tâm thần”, Ferguson chia sẻ. “Nghiên cứu này có thể giúp xã hội tập trung vào những vấn đề thật sự quan trọng và tránh giành những nguồn lực không cần thiết vào việc theo đuổi những lộ trình đạo đức nhưng giá trị lại thiếu thực tiễn.”

Một nghiên cứu trái chiều với nghiên cứu này:

NGHIÊN CỨU MỚI VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG BẠO LỰC LÊN NÃO BỘ


http://www.psypost.org/2014/11/link-found-movie-video-game-violence-societal-violence-29281

2 nhận xét:

  1. tên NC là Action game experimental evidence for effects on aggression and visuospatial cognition: similarities, differences, and one rather foolish question
    link https://www.researchgate.net/publication/260381385_Action_game_experimental_evidence_for_effects_on_aggression_and_visuospatial_cognition_similarities_differences_and_one_rather_foolish_question

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đóng góp nhé!

    Trả lờiXóa

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter