Có
thể có lần bạn đã đọc qua nghiên cứu của ĐH British Columbia về việc trẻ nhỏ
cảm thấy hạnh phúc hơn khi chúng chia sẻ với người khác (xem link 1 bên dưới).
Người đứng đầu nghiên cứu trên, GS.Lara Aknin, cho biết “các kết quả này cho thấy trẻ em thật sự hạnh phúc khi cho hơn là khi
nhận”. Điều này không hề xa lạ so với những điều tôi (tác giả bài báo) đề
cập trong sách của mình và có rất nhiều điều chúng ta có thể học được về quản
lý stress, khả năng phục hồi, và hạnh phúc từ nghiên cứu trên cùng những tim
hiểu tương tự trong những năm vừa qua.
Tóm
lại, nếu bạn muốn đáp ứng tốt hơn với stress, hãy phục vụ người khác. Quản lý
stress và khả năng tự phục hồi có thể được củng cố bằng cách chúng ta nối kết
với những người đang cần giúp đỡ. Ví dụ, tôi cùng các sinh viên của mình đã
tham gia một chuyến đi thực tế vào kỳ nghỉ mùa xuân. Trong dịp đó, chúng tôi làm việc với những
người nghèo và những người bên lề xã hội cả trong và ngoài nước (xem link 2).
Bằng cách đánh giá khả năng phục hồi của sinh viên (cũng như các nội hàm tâm lý
khác như lòng nhân ái, quản lý stress, khả năng thấu hiểu) trước khi đi, ngay
khi về và sau chuyến đi vài tháng, chúng tôi tìm ra rằng những bạn trẻ tham gia
vào các trải nghiệm học tập phục vụ cộng đồng (community service learning) sau
đó thường quản lý stress tốt hơn các bạn không tham gia. Tôi tin rằng điều này
xảy ra do các bạn có được một cách nhìn tốt hơn. Khi bạn biết được những người
xung quanh bạn sinh sống ra sao (không phải các siêu sao Hollywood hay thậm chí
một vài người bạn của bạn), bạn sẽ có một cách nhìn tốt đẹp hơn về cuộc sống
cũng như những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Thêm vào đó, bạn sẽ trải
nghiệm sự thấu hiểu, lòng nhân ái và tính đoàn kết với người khác nhiều hơn.
Những
nghiên cứu từ các đồng nghiệp của tôi (link 3) cũng cho thấy việc tình nguyện
(được định nghĩa là phục vụ 2 tiếng mỗi tuần trong nhiều năm) giúp giảm thiểu
tỉ lệ tử vong lên tới 40%. Đây thật sự là một nghiên cứu khá ấn tượng. Do đây
không phải là một nghiên cứu thử nghệm lâm sàng ngẫu nhiên nên chúng ta không
thể chắc chắn hoàn toàn về cách thức điều này diễn ra, tuy nhiên nó vẫn có thể
nói lên được tầm quan trọng của việc phục vụ người khác có lợi ích tích cực cho
sức khỏe thể lý và tinh thần của bạn.
Vậy,
nếu bạn muốn quản lý stress và có khả năng tự phục hồi tốt hơn, hãy nghĩ đến
việc cho đi bằng cách hỗ trợ những người đang cần giúp đỡ. Như vậy, đôi khi bạn
có thể sẽ nhận được nhiều hơn những điều bạn có thể hiến tặng. Và bạn sẽ thêm
hạnh phúc để tiếp tục làm việc.
Còn
bạn, bạn nghĩ như thế nào?
(1) Aknin, L. B., Hamlin, J. K., & Dunn, E. W. (2012). Giving
leads to happiness in young children. PLoS ONE, 7(6):
(2) Plante, T. G.,
Lackey, K., & Hwang, J. (2009). The impact of immersion trips on
development of compassion among college students, Journal of Experiential
Education, 32, 28-43.http://aee.metapress.com/content/57m26684mn78x623/
(3) Harris, A. H. S.
& Thoresen, C. E. (2005). Volunteering is associated with delayed mortality
in older people: Analysis of the longitudinal study of aging. Journal of Health
Psychololgy, 10 (6), 739-752.http://www.chce.research.va.gov/docs/pdfs/pi_publications/Harris/...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét