Giảng
viên Tài chính tại ĐH Sussex
HSBC gần đây vừa
trải qua một loạt các tai tiếng, nhưng có vẻ điều này lại chẳng ảnh hưởng nhiều
đến cổ phiếu của công ty. Liệu chúng ta có cần phải ngạc nhiên vì điều này?
Nghiên cứu của tôi (tác giả) về các vụ tai tiếng trong các tập đoàn cho thấy
tai tiếng tuy có thể làm tổn hại ngắn hạn nhưng lại không có tác động dài hạn
đến doanh nghiệp.
Những nghi vấn đặt ra cho chi nhánh HSBC ở Geneva dường
như có những ảnh hưởng ngắn hạn đến công ty. Luôn có những nhà đầu tư đánh giá
cao tính đạo đức và chắc chắn họ sẽ “trừng phạt” ngân hàng vì
những báo cáo về việc rửa tiền hay hỗ trợ các khách hàng giàu có trốn thuế. Sau đó, hậu quả của những cáo buộc trên sẽ đem
đến những tổn hại về uy tín khi các văn phòng của công ty bị điều tra, đồng
thời kéo theo những khoản phạt khi ngân hàng bị kết tội. Doanh nghiệp có thể bị
buộc phải ngưng một số hoạt động kinh doanh, từ chối một vài khách hàng, bán đi
vài tài sản và tái cấu trúc tổ chức của mình. Tất cả những điều trên đều rất
tốn kém và sẽ tác động tiêu cực đến nền tảng tài sản của ngân hàng.
Tuy nhiên, HSBC lại là ngân hàng “quá lớn để bị đánh đổ”.
Việc đóng cửa sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Vì vậy trên phương diện dài
hạn, tai tiếng này không thể tác động đến HSBC. Trên thực tế, nghiên cứu thực
hiện về ảnh hưởng dài hạn của tai tiếng trong các tập đoàn lên giá cổ phiếu cho
thấy chúng thậm chí còn có thể có tác động tích cực trong một vài trường hợp.
Các tai tiếng trong quá khứ
Một nghiên cứu vừa được công bố trên Journal of Applied Economics đã
tìm hiểu tác động của các hành động không phù hợp, hành vi sai trái hay thất
bại trên quy mô lớn của các CEO lên hiệu quả trên thị trường chứng khoán. Tác
giả cùng các đồng nghiệp tại Mỹ đã nghiên cứu 80 vụ tai tiếng từ năm 1993 đến
năm 2011, bao gồm các hành vi phạm tội tài chính và phi tài chính – vi phạm hợp
đồng, hối lộ, xung đột quyền lợi, giả mạo, sửa giá cùn các tội phạm kinh tế
khác, bên cạnh đó còn các tai tiếng cá nhân như việc CEO ngoại tình, khai man
CV cùng những trường hợp quấy rối tình dục.
Trong khi tai tiếng hiện đang diễn ra của HSBC không tập
trung vào CEO nhưng lại vào những hoạt động quy mô lớn hơn của ngân hàng, vẫn
tồn tại những tác động tương đương mà tai tiếng mang lại cho việc kinh doanh.
Điều tra của nhóm nghiên cứu về tai tiếng liên quan đến
các CEO cho thấy các nhà đầu tư thường phản ứng tiêu cực trước các thông tin về
tai tiếng của tập đoàn. Giá cổ phiếu sẽ rớt khoảng từ 6.5% đến 9.5% trong vòng
1 tháng sau khi sai phạm được công khai, điều này làm tổn hại chung tới các cổ
đông trung bình lên tới 1.9 tỉ USD với mỗi công ty bị tai tiếng.
Rõ ràng là các nhà đầu tư đánh giá cao đạo đức và xem
trọng tiêu chí này. Vì thế, khi có điều gì trái đạo đức bị phát giác, công ty
sẽ mất uy tín và cổ phiếu sẽ rớt giá ngay lập tức tương ứng với tổn hại về giá
trị nêu trên
Tuy vậy, may mắn cho các nhà đầu tư là tổn hại chỉ gói
gọn trong thời gian ngắn. Một thời gian sau vụ tai tiếng, giá những cổ phiếu
của các doanh nghiệp nhóm khảo sát đều trở lại ngang bằng với hoạt động của
những công ty tương tự mà không dinh vào tai tiếng.
Dù sao thì cần nhiều hơn là một vụ tai tiếng để làm sụp
đổ một tổ chức. Các cá nhân phi đạo đức thì có thể thay thế, hoạt động trái đạo
đức thì có thể thay đổi. Các công ty vẫn có thể tiến lên sau khi các nhân vật
trên bị loại trừ và chứng minh rằng doanh nghiệp có các biện pháp bảo đảm nhằm
tránh những điều tương tự tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Hành động Sửa sai
Nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy, sau tai tiếng nhiều năm, hiệu năng hoạt động của nhiều
doanh nghiệp vướng phải tai tiếng còn trở nên tốt hơn so với các công ty tương
tự không bị tai tiếng ảnh hưởng. Các hành động sửa sai của công ty có vẻ như
còn mang lại lợi ích cho nhà đầu tư về lâu về dài.
Các công ty có thể phản ứng lại với tai tiếng bằng cách
thực hiện các biện pháp phòng trừ. HSBC đã bắt đầu được điều này. Ngay khi các
báo cáo về những sai phạm trong việc tư vấn và quản lý tài sản bị phanh phui, HSBC
đã nhanh chóng thông báo công khai rằng
mình đã “cải tổ hoàn toàn hoạt động tư vấn và quản lý tài sản”, đồng thời thực
hiện những sửa đổi nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn.
Những kiểu trả lời này giúp xoa dịu các nhà đầu tư và
giúp tránh việc cổ phiếu công ty tiếp tục rớt giá, đảm bảo rằng họ có thể trở
lại cuộc đua với những đối thủ của mình. Đó là những gì chúng tôi tìm thấy trong
nghiên cứu của mình. 3 năm sau các vụ tai tiếng, hoạt động cổ phiếu của các
doanh nghiệp sẽ đuổi kịp các công ty không bị ảnh hưởng.
Nhìn chung, tai tiếng của các tập đoàn có thể đóng vai
trò như chất xúc tác nhằm tạo ra các thay đổi giúp mang lại lợi ích cho nhà đầu
tư. Chúng tôi nhận ra rằng, tất cả 80 công ty trong nghiên cứu, từ Apple,
Hewlett Packard, IBM, JP Morgan cho tới Yahoo, đều cho thấy những cải thiện đáng
kể trong hiệu suất hoạt động nhiều năm sau khi các tai tiếng xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét