Trẻ em học hỏi qua sự tò mò http://www.nature-reserve.co.za/ |
Hoàng
hôn diễn ra như thế nào? Chúng ta thường thích ngắm nhìn hoàng hôn nhưng với
Jolanda Blacwell, như vậy là chưa đủ. Cô giáo viên dạy lớp 8 này muốn học trò
của mình suy nghĩ, thắc mắc và đặt câu hỏi về vấn đề này.
Blackwell,
nữ giáo viên khoa học tại trường THCS Oliver Wendell Holmes, Davis, California,
đã cho học trò của mình xem một đoạn phim về hoàng hôn trên Youtube như một
phần trong bài giảng vật lý về sự chuyển động.
“Tôi hỏi các em: ‘Vậy cái gì đang
chuyển động? Và vì sao?” Blackwell chia sẻ. Các học sinh có rất
nhiều ý tưởng khác nhau. Một số nghĩ là do Mặt trời chuyển động; một số khác,
tất nhiên, biết rằng điều này có được là do Trái đất đang xoay quanh trục của
chính mình.
Và
các câu hỏi ồ ạt tuôn đến khi cuộc thảo luận bắt đầu. Cô cho biết “Thử thách lớn nhất của tôi thường
là làm sao để khiến các em kiên nhẫn.” “Các em có rất nhiều câu hỏi nôn nóng
được trả lời.”
Học
sinh đặt câu hỏi rồi sau đó tìm kiếm câu trả lời. Đó là điều mà nhà giào chân
chính nào cũng mong muốn. Và nhân tố quan trọng nhất trong đó chính là sự tò
mò.
Blackwell, cũng giống như nhiều thầy cô
khác, hiểu rằng khi trẻ tò mò là lúc chúng tham gia tích cực nhất.
Nhưng tại sao? Tò mò chính xác là gì và
tại sao nó mang lại hiệu quả? Một nghiên cứu xuất
bản vào số tháng 10 trên tạp trí Neuron cho rằng chính những thay đổi trong hóa
chất não bộ khi chúng ta tò mò sẽ giúp chúng ta học và ghi nhớ thông tin tốt
hơn.
Não bộ
và sự Tò mò
Charan Ranganath, tâm lý gia thuộc ĐH
California – người thực hiện nghiên cứu, cho biết "Bất kỳ ngày nào, chúng ta đều
bị dội bom bởi hàng đống thông tin mới,” “Nhưng ngay cả với những người có trí
nhớ thật tốt thì họ cũng chỉ có thể lưu giữ một phần nhỏ những gì xảy ra cách
đây hai ngày mà thôi.”
Ranganath rất
tò mò để biết được liệu tại sao chúng ta chỉ nhớ một số thông tin trong khi lại
quên một số khác.
Do
vậy, ông cùng một số cộng sự đã tập hợp 19 tình nguyện viên và yêu cầu họ xem
qua hơn 100 câu hỏi nhỏ nhặt, giống như “Chữ ‘dinosaur’ (khủng long) thật sự có
nghĩa là gì?” hay “bài hát nào của nhóm Beattles nằm trên bảng xếp hạng lâu
nhất, cụ thể là 19 tuần?”
Những
người tham gia sẽ đánh giá xem mỗi câu hỏi khiến họ tò mò về đáp án đến mức
nào.
Sau
đó, tất cả sẽ xem lại các câu hỏi – cùng những câu trả lời một lần nữa. Trong
khi đó, các nhà nghiên cứu sẽ xem xét hoạt động não bộ của họ bằng cách sử dụng
máy MRI. Khi sự tò mò của các nghiệm thể được khơi gợi, những vùng não điều hòa
sự vui thích và tưởng thưởng được kích hoạt. Trí não lúc tò mò cũng làm cho
hoạt động ở hồi hải mã tăng lên, điều này có liên hệ đến việc tạo thành ký ức.
Ranganath
giải thích, “Đây chính
là đường đi căn bản của não bộ thúc đẩy con người ra ngoài và tìm kiếm những
phần thưởng đến từ bên trong.” Đường đi này được kích hoạt khi chúng ta
được cho tiền hay cho kẹo. Đồng thời, nó cũng hoạt động khi chúng ta tò mò.
Khi
đường đi này hình thành, não bộ của chúng ta tiết ra dopamine, một loại hóa
chất khiến chúng ta “phê”. “Dopamine
có vẻ như cũng đóng vai trò trong việc củng cố các mối liên hệ tế bào có liên
quan đến chuyện học tập.”
Thật vậy, khi các nhà nghiên cứu kiểm
tra những gì nghiệm thể học được sau đó, những người xem ra tò mò hơn thường
nhớ được nhiều câu trả lời chính xác hơn.
Tò mò
cũng giúp chúng ta học những thứ nhàm chán
Có một điểm kì lạ trong nghiên cứu của Ranganath:
Suốt thực nghiệm, các nhà khoa học cho một số gương mặt ngẫu nhiên xuất hiện mà
không giải thích lý do cho các nghiệm thể biết.
Những người tham gia có trí tò mò được
kích hoạt thường nhớ những khuôn mặt này kỹ nhất.
Nhóm nghiên cứu rất ngạc nhiên khi biết
rằng trí não tò mò không chỉ học tốt những thứ nó chú ý mà còn học tố luôn
những thứ khác – ngay cả khi chúng chỉ là những thông tin tình cờ hay nhàm
chán.
Raganath giải thích, “Hãy tưởng tượng bạn đang xem mùa
cuối cùng của Breaking Bad,” Nếu bạn là người hâm mộ loạt phim này,
bạn chắc chắn sẽ rất tò mò không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho nhân vật chính,
Walter White.
"Đương
nhiên bạn sẽ nhớ những gì xảy ra trong tập cuối,” ông
cho biết, nhưng bạn cũng sẽ nhớ luôn bạn ăn gì trước khi xem và làm gì sau khi
xem xong tập đó.
Evie
Malaia, PGS tại Trung tâm Trí óc, Não bộ và Giáo dục Tây Nam, thuộc ĐH Texas,
cho biết, đây là hiện tượng mà các giáo viên có thể sử dụng để làm tăng thuận
lợi cho việc giảng dạy.
“Ví dụ một đứa trẻ muốn trở thành
phi hành gia,” “Vậy bạn sẽ kết nối mục tiêu đó với việc học bảng cửu chương như
thế nào?” Một giáo viên có thể chọn cách đưa ra một vấn đề với
từ ngữ thú vị có liên quan đến du hành vũ trụ chẳng hạn.
Malaia
nói, “Bằng cách này cơ bản trẻ sẽ nắm
thế chủ động,” “Các em sẽ rất thích thú khi phát hiện ra điều gì đó, nếu chính
chúng là người tạo dựng nên kiến thức của mình.”
Thầy
cô đã sử dụng kỹ thuật này một cách trực giác trong nhiều năm qua, Malaia cho
biết thêm, và bây giờ khoa học ủng hộ điều đó. “Sự tò mò thật sự là một trong những động cơ cơ bản
và mạnh mẽ nhất của con người. Chúng ta cần đặt nền móng của giáo dục trên
chính hành vi này.”
Điều ta
chưa biết
Có rất nhiều các nhà khoa học chưa hiểu được
sự tò mò. Ranganath chia sẻ, “Chỉ
có một số ít nghiên cứu về sự tò mò,” “Chúng rất khó để nghiên cứu.”
Ví dụ, các nhà khoa học chưa biết chính
xác tại sao chúng ta lại thích thú khi học tập, dù vậy Ranganath cho rằng điều
này hoàn toàn hợp lý nếu xét trên bình diện tiến hóa. “Chúng ta có thể có một thôi thúc căn
bản trong não bộ chống lại sự mơ hồ.” Chúng ta càng biết nhiều về thế giới thì
chúng ta càng có cơ hội sống sót trước những mối nguy hiểm.
Các nhà khoa học cũng đang cố gắng tìm
hiểu xem tác dụng của tò mò kéo dài trong bao lâu – nếu sự tò mò của trẻ được
kích hoạt vào đầu ngày, liệu trẻ có khả năng tiếp thu tốt suốt buổi học còn lại
không? Hay trẻ sẽ mất dần hứng thú?
Điều mà Ranganath muốn biết nhất chính
là lý do vì sao một vài người về bản chất lại tò mò hơn những người khác. Ông
cho rằng, có rất nhiều các nhân tố, gồm stress, tuổi tác cùng những tác dụng từ
thuốc ảnh hưởng lên tiến trình dopamine trong não. Nhân tố di truyền cũng co
thể tác động đến mức độ thắc mắc về mọi sự của chúng ta.
"Nếu
chúng ta có thể hiểu hết những điều này, nó sẽ mang lại một ảnh hưởng rất lớn.
Chúng ta có thể giúp những người xem ra đang buồn chán,” Ranganath
cho biết.
Blackwell, giáo viên khoa học tại California
cho biết mình không phải đối mặt với vấn đề đó qua thường xuyên.
Học sinh của cô luôn thích tìm hiểu
những bí ẩn trong khoa học: Chuyện gì xảy ra khi hai xe tông nhau? Tại sao một
xe trông có vẻ “nát bét” hơn xe còn lại? Tại sao một số người trông giống dì
hơn giống má? Cầu vồng hình thành như thế nào?
"Tôi
nói với các em rằng chẳng có câu hỏi nào là câu hỏi ngu ngốc”, Blackwell
cho biết. “Rằng khoa
học đơn giản là” Đặt câu hỏi và tìm câu trả lời.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét