Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

HAI LOẠI CẢM XÚC LÀM TĂNG 750% NGUY CƠ ĐAU TIM

Tức giận, lo âu và cơn đau tim
Một nghiên cứu mới cho thấy, nguy cơ gặp cơn đau tim tăng ít nhất 8.5 lần trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi trải qua những cảm xúc tức giận và lo âu mãnh liệt.
Nghiên cứu phát hiện rằng riêng tác động của cơn lo âu có thể làm tăng nguy cơ gặp phải cơn đau tim lên tới 9.5 lần.
Người đứng đầu nghiên cứu, TS Thomas Buckley, cho biết:
“Phát hiện của chúng tôi xác nhận những gì đã được biết trong những nghiên cứu trước đây cùng những bằng chứng thông thường trong đời sống – các giai đoạn giận dữ mãnh liệt có thể là tác nhân kích hoạt cơn đau tim.
Dữ liệu cho thấy, nguy cơ gặp cơn đau tim cao không nhất thiết chỉ xảy ra ngay khi bạn tức giận – nó có thể diễn ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ sau cơn bùng phát.”

Tức giận mãnh liệt được kể đến trong nghiên cứu khi đạt mức điểm 5 trên thang từ 1 đến 7.
Mức điểm 5 phản ánh việc “rất giận dữ, căng thẳng cơ thể, nắm tay hay nghiến răng, sẵn sàng bùng nổ”, trong khi điểm 7 là “nổi đóa, mất kiểm soát, ném đồ vật”.
TS. Buckley chia sẻ:
“Các yếu tố kích hoạt những cơn bùng phát giận dữ mãnh liệt có mối liên hệ với việc tranh cãi với thành viên trong gia đình (29%), tranh luận với người khác (42%), tức giận trong công việc (14%) và điều khiển phương tiện giao thông (14%).
Dữ liệu còn cho thấy các giai đoạn lo âu cũng có thể khiến bạn tăng nguy cơ gặp cơn đâu tim.
Mức độ lo âu cao có liên hệ đến nguy cơ kích hoạt cơn đau tim trong 2 tiếng đồng hồ sau cơn lo âu lên tới 9.5 lần.
Mức độ nguy cơ cao đi sau cơn giận dữ hay lo âu mãnh liệt có thể chủ yếu đến từ việc gia tăng nhịp tim, huyết áp, hẹp mạch máu và ngưng tụ máu, tất cả các triệu chứng này đều liên hệ đến việc kích hoạt các cơn đau tim.”

Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 313 bệnh nhân gặp phải các cơn đau tim về bất kỳ những cảm xúc mãnh liệt nào mà họ đã gặp trong vòng hai ngày trước.
Kết quả được công bố trên European Heart Journal: Acute Cardiovascular Care (Tofler et al., 2015).
TS. Buckley cũng cảnh báo rằng nguy cơ tuyệt đối của việc bị đau tim từ cảm xúc mãnh liệt lại khá thấp:
“Mặc dù các trường hợp gặp cơn đau tim do giận dữ kích hoạt chỉ vào khoảng 2% trên tổng mẫu, những người này lại có nguy cơ đau tim trong vòng 2 giờ sau giai đoạn cảm xúc cao hơn 8.5 lần.
Vậy cho dù nguy cơ tuyệt đối là khá thấp với bất kỳ giai đoạn kích hoạt cơn đau tim nào, dữ liệu này lại cho thấy mối nguy hiểm vẫn có hiện diện.”
Phòng tránh các cảm xúc mãnh liệt
Giáo sư Geoffrey Tofler, đồng chủ nhiệm nghiên cứu, cho rằng việc tránh các cảm xúc mãnh liệt đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ gặp cơn đau tim:
“Các tiếp cận phòng tránh có thể bao gồm các khóa huấn luyện giảm thiểu stress nhằm làm giảm mức độ và tần suất các giai đoạn giận dữ, hoặc giúp tránh các hoạt động dẫn tới những phản ứng mãnh liệt như trên, ví dụ, tránh né việc đối đầu một cách giận dữ hoặc hoạt động gây lo âu trầm trọng.
Thêm vào đó, việc nâng cao sức khỏe tổng quát bằng cách tối giản những nhân tố nguy cơ khác, như cao huyết áp, cholesterol cao hay hút thuốc cũng góp phần hạ thấp nguy cơ”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter