Phim ảnh bạo lực và não bộ |
11/09/2014
Giữa cuộc tranh luận
dai dẳng về việc liệu phim ảnh bạo lực có tác động như thế nào đến tình trạng bạo
lực trong thực tế (các bạn có thể tham khảo bài KHÔNG
TÌM THẤY MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHIM ẢNH, TRÒ CHƠI BẠO LỰC VÀ BẠO LỰC XÃ HỘI tại
http://hanhlangtamly.blogspot.com/2014/11/khong-tim-thay-moi-lien-he-giua-phim.html),
một nghiên cứu trên PLOS One cho thấy cách mỗi người phản ứng với các hình ảnh
bạo lực còn phụ thuộc vào đường dẫn truyền não bộ của mỗi cá nhân và vào mức độ
hung tính mỗi người sẵn có.
Nghiên cứu do các nhà
khoa học thuộc ĐH Y Icahn và Chương trình NIH dẫn đầu cho thấy hình ảnh quét
não bộ khi xem hay không xem các hình ảnh bạo lực sẽ tạo ra các hoạt động thần
kinh khác nhau ở những người có mức độ hung tính khác nhau. Phát hiện này có thể
gợi mở cho các chương trình can thiệp đang tìm cách giảm thiểu các hành vi hung
tính từ lúc nhỏ.
Chủ nhiệm nghiên cứu
TS. Nelly Alia-Klein, Phó Giáo sư Khoa học Thần kinh và Tâm thần tại Viện Não bộ
Friedman và ĐH Y Icahn cho biết, “Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu điều gì
đang xảy ra trong não bộ khi chúng ta xem phim ảnh bạo lực” “Chúng tôi đặt giả
thuyết rằng nếu những người đã có sẵn các nén hung tính, họ sẽ xử lý các hình ảnh
bạo lực rất khác so với những người không có các nét hung tính, đây là một lý
thuyết được chứng minh thông qua những phát hiện này.”
Sau khi trả lời bảng
câu hỏi, một nhóm 54 nam giới sẽ được nhóm nghiên cứu chia thành hai nhóm-một
nhóm với các cá nhân có các đặc điểm hung tính, bao gồm từng có lịch sử về tấn
công thể chất, và nhóm thứ hai gồm những người không có các xu hướng kể trên.
Não bộ của những người tham gia sẽ được quét khi họ xem một loạt những cảnh bạo
lực (bắn nhau và ẩu đã trên đường phố) vào ngày đầu tiên, khi xem những đoạn
phim tình cảm mà khong có cảnh bạo lực (con người tương tác với nhay trong một
thảm họa thiên nhiên) vao ngày thứ hai, và khi không xem gì cả vào ngày thứ ba.
Việc
quét lớp não giúp đo lường hoạt động trao đổi chất – chỉ báo chức năng - của
não bộ chủ thể. Các nghiệm thể cũng được đo huyết áp mỗi 5 phút và được yêu cầu
cho biết cảm xúc của mình mỗi 15 phút.
Các
nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi đầu óc không tập trung, lúc người tham gia
không xem phim, các nghiệm thể với các nét hung tính thường có hoạt động não bộ
cao bất thường trong mạng lưới các khu vực thường chịu trách nhiệm hoạt động
khi không làm một việc gì đó cụ thể. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy
những nghiệm thể với các nét hung tính có một sơ đồ chức năng não bộ khác biệt
với những nghiệm thể không có các nét hung tính.
Thú vị
hơn, khi xem các cảnh từ những đoạn phim bạo lực, khu vực vỏ não trán hốc mắt
(orbitofrontal cortex), vùng não liên hệ đến việc ra quyết định về cảm xúc và tự
kiểm soát, ở nhóm hung tính lại ít hoạt động hơn so với nhóm không hung tính.
Các chủ thể hung tính mô tả cảm xúc với nhiều cảm hứng và quyết tâm, đồng thời
ít bực tức hay lo âu hơn so với những nghiệm thể không hung tính khi xem đoạn
phim ngày 1 so với ngày 2. Tương ứng với câu trả lời của những nghiệm thể hung
tính, khi xem phim bạo lực, huyết áp của họ giảm đều đặn theo thời gian trong
khi những đối tượng không hung tính lại có huyết áp tăng.
TS
Alia-Klein cho biết, “Cách mỗi cá nhân đáp ứng với môi trường tùy thuộc vào não
bộ của chủ thể.” “Hung tính là đặc điểm phát triển cùng với hệ thần kinh theo
thời gian, bắt đầu từ khi còn thơ bé; các kiểu hành vi được củng cố và hệ thần
kinh được chuẩn bị để tiếp tục các kiểu hành vi đó trong tuổi trưởng thành, khi
chúng đã gắn chặt hơn vào nhân cách. Đây có thể là nguồn gốc của những khác biệt
giữa những người hung bạo và không hung bạo, đồng thời là ngọn nguồn cách thức
truyền thông thúc đẩy mỗi người hành xử theo một cách nào đó. Hy vọng rằng những
kết quả này sẽ đem lại cho các nhà giáo dục cơ hội để nhận diện những trẻ có
các nét hung tính và hướng dẫn các em nhận thức rõ hơn về việc truyền thông bạo
lực tác động đặc biệt đến các em ra sao.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét