Tức giận khi đói http://www.conceptart.org/ |
10/03/2015
Vưà đói vừa giận cùng lúc là một hiện
tượng phổ biến đến mức mà người Mỹ đã đặt tên cho hiện tượng này là “hangry
–hungry/angry”.
Nhưng liệu hanger có phải là một hiện
tượng thật sự? Chúng tôi đã đặt câu hỏi này cho TS.
Brad Bushman, giáo sư về giao tiếp và tâm lý học tại
ĐH Bang Ohio – người thực hiện nhiều nghiên cứu về hung tính và bạo lực gần 25
năm nay. Sau đây là những gì ông chia sẻ.
Cái đầu nóng và cái bụng đói liên hệ với
nhau như thế nào?
TS.
Bushman tổng hợp những điều trên bằng một câu ngắn gọn, “Hung tính thường xuất
hiện khi khả năng tự kiểm soát biến mất.”
Nhưng
khả năng tự kiểm soát và đói bụng thì cớ sao lại liên hệ với nhau? Giáo sư trả
lời, “Chúng ta biết rằng vỏ nảo trán trước của não bộ chịu trách nhiệm cho việc
tự kiểm soát. Chúng ta cũng biết rằng nó cần đến năng lượng. Bộ não của chúng
ta cần năng lượng để thực hiện việc tự kiểm soát. Dù chỉ chiếm 2% trọng lượng
cơ thể, nó lại sử dụng đến 20-30% lượng calorie chúng ta hấp thụ. Và calories
đến từ thức ăn.”
Nói
tóm lại, bộ não cần năng lượng để thực hiện khả năng tự kiểm soát, khi bạn
không thể kiểm soát bản thân, bạn sẽ trở nên hung hăng.
Liên
hệ giữa hành vi hung tính và cơn đói
“Tương
quan (correlation) không ám chỉ quan hệ nguyên nhân-kết quả” là kiến thức mà
mọi người có thể vẫn còn nhớ được sau bốn năm học đại học. Tuy nhiên, TS
Bushman cùng những nhà nghiên cứu khác đã tập hợp thực hiện hai nghiên cứu
riêng biệt nhằm chứng minh “tức – đói” là một việc hoàn toàn thực tế và có thể
giải thích được.
Nghiên cứu “Ngọt máu thì Lạnh đầu”
Với
sự giúp đỡ của
các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Kentucky và OSU,
TS. Bushman đã tập hợp một số sinh viên và chỉ định họ vào hai nhóm nhỏ.
Một
nhóm sinh viên sẽ được cho uống nước chanh có đường, trong khi nhóm còn lại sẽ
uống nước chanh làm ngọt với Splenda. Đường có calories, “xăng” của não bộ.
Splenda không có chức năng đó. Và thật ra, chúng ta không thể phân biệt được
mùi vị của hai loại nước chanh này. Sau đó các sinh viên sẽ “có cơ hội thổi bay
một địch thủ ‘ảo’ bằng cách tạo nhiều âm thanh inh ỏi qua tai nghe.”…bằng cách
bật nhạc metal rock. Đây đúng là một hành vi hung hăng! Vậy điều gì xảy đến
tiếp theo?
Vị
tiến sĩ giải thich: “Sinh viên thường sẽ hung hăng hơn với một người hoàn toàn
xa lạ khi uống nước chanh làm ngọt với Splenda.” Splenda không có calorie, vì
thế họ sẽ không có đủ khả năng tự kiểm soát cần thiết để không biến mình thành
kẻ gây khó chịu.
Nghiên
cứu “Sự trả thù ngọt ngào”
Trong
nghiên cứu này, Bushman cùng các cộng sự đã
“tuyển mộ” các cặp đôi trên khắp nước Mỹ. Giả thuyết đặt ra là bằng cách nghiên
cứu các cặp đôi trong 23 ngày, họ sẽ phát hiện liệu nếu một trong hai người có
các triệu chứng về tiểu đường (như mệt mỏi), họ thường sẽ khó tha thứ việc
người kia phạm sai lầm hơn.
Tin
xấu: các nhà khoa học đã chính xác. “Đúng như dự đoán, các triệu chứng tiểu
đường tương quan âm tính với hành vi hợp tác,", "các triệu chứng tiểu
đường tuýp 2 còn liên hệ tới việc giảm các hành vi tha thứ.”
Và
đây là kết luận – nếu bạn đang quen một người hay có tình trạng “đói-tức”, đừng
mong người kia sẽ nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi.
Như
vậy điều này là có thực? Làm cách nào ta thay đổi nó?
Vâng,
đúng là nó có thực. TS Bushman nói, “Tôi nghĩ hai nghiên cứu này gộp lại đem
đến một bằng chứng mạnh mẽ cho việc ‘tức-đói’ khiến bạn hành xử hung hăng hơn
không chỉ đối với người lạ trong thời gian ngắn, mà còn với những người bạn yêu
thương trong thời gian dài. Đi chung với nhau, đây thật sự là một cấn đề nặng
ký.”
Sửa
chữa nó không phải đơn giản là chỉ uống cả tấn chanh đường mỗi ngày. Các nhà
nghiên cứu dùng nước chanh khi thực hiện vì họ cần mức đường tăng lên nhanh
chóng. Đường chỉ là cách rất “dở” để chống chọi lại cơn “tức-đói”, cũng giống
như kẹo và những thứ “đẩy mức đường lên nhanh nhưng cũng mau hạ thấp trở lại.
Nó cũng gây ra các vấn đề như béo phì. Và điều đó lại dẫn đến các triệu chứng
tiểu đường.” Chúng hoàn toàn không tốt chút nào.
Giải
pháp thực tế là hãy ăn vặt một cách lành mạnh.
Cà-rốt,
đậu, táo. Bushman chia sẻ, “dù mất nhiều thời gian để làm tăng lượng đường hơn
nhưng nó lại ổn định trong thời gian lâu hơn.” Việc giữ mức đường cao và ổn
định có nghĩa là bạn sẽ có khả năng tự kiểm soát. Đây là mộ điều tốt.
TS.
Bushman còn đưa ra lời khuyên sau cuối về hiện tượng này, “Nếu bạn đang định
bàn luận một chuyện quan trọng với vợ hay chồng mình, hay dù định nói với sếp, hay
với bất kỳ ai quan trọng, ngay cả với người hoàn toàn xa lạ, đừng trò chuyện
với cái bụng đói. Đó không phải là một ý hay.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét