Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

HIỂU BIẾT ĐA VĂN HÓA GIÚP GIẢM ĐỊNH KIẾN

Đa văn hóa và định kiến
Art Markman Ph.D. 26/10/2012

Định kiến văn hóa vẫn đang là một trong những chủ đề “nóng hổi” ngày nay. Bởi lẽ định kiến là vấn đề phổ quát bên nó nhận được nhiều sự quan tâm tìm hiểu về các tác nhân giúp giảm thiểu chúng. Một bài báo khoa học của Carmit Tadmor, Ying-yi Hong, Melody Chao, Fon Wiruchnipawan, và Wei Wang trên tạp chí the Journal of Personality and Social Psychology, bản tháng 11/2012 đã chứng minh rằng việc có những kinh nghiệm đa văn hóa sẽ giúp làm giảm định kiến.
Ví dụ, trong một nghiên cứu thực hiện trên các sinh viên Mỹ gốc Âu (Caucasian – American), các nghiệm thể sẽ được yêu cầu đánh giá hồ sơ của sáu ứng viên cho một công việc. Các bản sơ yếu lý lịch được thiết kế sẵn để hai bản sẽ có chất lượng cao hơn hẳn bốn bản còn lại. Tên của các ứng viên trên các bản lý lịch đã được thay đổi để một nửa mang những tên tiêu biểu gốc Âu và một nửa mang những tên đặc trưng gốc Phi. Các tên họ được ấn định ngẫu nhiên cho các hồ sơ theo những cách khác nhau đối với mỗi ứng viên khác nhau. Vậy nên, bất kỳ khác biệt nào trong cách đánh giá các sơ yếu lý lịch của những hồ sơ mang tên gốc Phi hay gốc Âu đều xuất phát từ tên gọi chứ không phải từ chất lượng của hồ sơ đó.
Trước khi lượng giá các bản lý lịch, một số nghiệm thể sẽ xem một đoạn phim với những hình ảnh từ cả hai nền văn hóa Mỹ và Trung. Một nghiên cứu trước đây cho thấy việc xem những đoạn phim trên sẽ khiến người xem đánh giá đúng hơn những tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hai nhóm nghiệm thể khác sẽ chỉ xem đoạn phim với toàn hình ảnh về văn hóa Mỹ hoặc toàn hình ảnh về văn hóa Trung Hoa.
Các nghiệm thể xem những đoạn phim với chỉ một nền văn hóa cũng nhận ra rằng một số hồ sơ sẽ tốt hơn những hồ sơ còn lại, tuy nhiên họ thường cảm nhận rằng lý lịch “ưu thế” mang tên gốc Âu sẽ trội hơn lý lịch “ưu thế” của ứng viên gốc Phi. Trong khi đó, những người xem đoạn phim về cả hai nền văn hóa lại đánh giá các lý lịch “ưu thế” ngang bằng nhau, bất kể tên ứng viên là gì. Như vậy, việc có một kinh nghiệm đa văn hóa đã giúp giảm thiểu định kiến.
Những nghiên cứu khác trong cùng đợt nghiên cứu này cho thấy những người có kinh nghiệm đa văn hóa cũng thường ít đưa ra các suy nghĩ thành kiến tiêu cực về các nhóm văn hóa.
Tại sao điều này lại xảy ra?
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc có trải nghiệm đa văn hóa khiến con người giảm bớt Nhu cầu Kết thúc. Nhu cầu kết thúc là nhu cầu của một người cần kết thúc suy nghĩ về một việc gì đó. Nhu cầu Kết thúc của bạn càng cao thì bạn càng sử dụng nhiều nguồn thông tin thứ cấp để đưa ra đánh giá. Vì vậy, khi bạn đang có Nhu cầu Kết thúc cao, bạn có thể sẽ tập trung nhiều hơn vào chủng tộc (văn hóa) của một người thay vì vào chất lượng bản lý lịch của người đó khi ra quyết định tuyển dụng
Để minh họa cho khả năng này, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có trải nghiệm đa văn hóa (như việc xem đoạn phim với hình ảnh cả hai văn hóa Mỹ - Trung) thường có điểm số thấp hơn trong thang đo được thiết kế để đo lường Nhu cầu Kết thúc, so với những người chỉ xem hình một văn hóa. Bên cạnh đó, những khác biệt về Nhu cầu kết thúc được đo lường này còn là minh chứng về mặt thống kê cho những khác biệt trong định kiến giữa các nhóm văn hóa.
Các nghiên cứu này là một minh họa khác cho những tác động tích cực mà việc có những hiểu biết đa văn hóa mang lại. Như vậy, thay vì chỉ sử dụng các đặc điểm thứ cấp như chủng tộc, văn hóa của một cá nhân, bạn càng ghi nhớ sự đa dạng về văn hóa bao nhiêu thì bạn càng có khả năng tập trung vào các nhân tố thật sự quan trọng cho việc ra quyết định bấy nhiêu
Link bài báo:
Link nghiên cứu:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter