Ô nhiễm không khí và tự kỷ |
Trường Khoa học Sức khỏe, ĐH Pittsburgh, 22/10/2014
Theo kết quả ban đầu của một điều tra trên trẻ em tại Tây
Nam Pennsylvania do Trường Cao học Y tế Công cộng, ĐH Pittsburgh, thực hiện, trẻ
có Rối loạn Phổ tự kỷ (ASD), so với những trẻ không có triệu chứng, thường tiếp
xúc nhiều hơn với độc tố không khí có mức độ cao trong suốt giai đoạn mang thai
của người mẹ và trong 2 năm đầu đời.
Nghiên cứu được trình bày vào ngày 22/10 tại kỳ họp
thường niên của Hiệp hội Khí địa chất Hoa Kỳ, Orlando-Florida.
“Rối loạn Phổ Tự kỷ là một vấn đề chính yếu của y tế công
cộng, mức độ phổ biến của rối loạn này đang tăng lên một cách chóng mặt,”
Evelyn Talbott, Tiến sĩ Y tế Công cộng, chủ nhiệm phân tích cuộc điều tra và là
giáo sư dịch tễ học tại trường Y tế Công cộng Pittsburgh cho biết. “Mặc dù có
những tác động xã hội nghiêm trọng, nguyên nhân của tự kỷ vẫn chưa được hiểu
rõ. Có rất ít nghiên cứu về tự kỷ có đề cập đến các mối nguy về môi trường
trong khi các yếu tố nguy cơ khác về hành vi và cá nhân lại hay được nhắc đến.
Phân tích của chúng tôi góp phần vào một bộ phận các nghiên cứu tuy còn ít
nhưng đang phát triển, xem xét các độc tố trong không khí như một trong những
yếu tố nguy cơ dẫn đến ASD.”
TS. Talbott và đồng sự đã thực hiện một nghiên cứu dân số
trên các gia đình có và không có trẻ ASD sinh sống trong 6 hạt Tây Nam
Pennsylvania. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa mức độ chrom và
styrene cao với rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em, rối loạn tác động đến 1/68 trẻ ở
Hoa Kỳ.
Grant Oliphant, chủ tịch Heinz Endowments, tổ chức tài
trợ cho nghiên cứu, cho biết “Nghiên cứu này giúp ta tiến một bước nữa đến việc
hiểu được lý do tại sao tự kỷ lại ảnh hưởng đến nhiều gia đình tại Pittsburgh
và cả nước Mỹ như vậy – đồng thời đưa ra những chi tiết còn khiêm tốn giúp củng
cố tầm quan trọng của chất lượng không khí,” “Mong muốn thật sự trở thành đô
thị đáng sống bật nhất của chúng ta không thể thành hiện thực nếu sức khỏe con
em chúng ta bị đe dọa bởi độc tố không khí ở mức nguy hiểm. Việc giải quyết vấn
đề này cần phải là một trong những ưu tiên hàng đầu của khu vực.”
Rối loạn phổ tự kỷ được xác định bằng những khiếm khuyết
xã hội và các khó khăn trong giao tiếp, xuất hiện đặc biệt rõ ràng trong giai
đoạn đầu nơi trẻ nhỏ. Các trường hợp ASD được báo cáo đã tăng lên gần 8 lần
trong hai thập kỷ vừa qua. Tuy một số các nghiên cứu trước đây cho thấy mức độ
phát triển này một phần đến từ những thay đổi trong thực hành chẩn đoán và do
công chúng tăng cường nhận thức về tự kỷ, các kết quả vẫn chưa lý giải đầy đủ
được hiện tượng trên. Cả yếu tố về môi trường và di truyền cùng được cho là
chịu một phần chịu trách nhiệm.
TS. Talbott và nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 217 gia đình
có trẻ ASD và so sánh các kết quả với thông tin thu thập từ 2 nhóm đối chứng
riêng biệt là các gia đình không có trẻ ASD. Tất cả các trẻ đều sinh trong cùng
khoảng thời gian, từ 2005 đến 2009, và sống trong phạm vi khu vực 6 hạt: Allegheny,
Armstrong, Beaver, Butler, Washington và Westmoreland.
Một trong những điểm mạnh của nghiên cứu là khả năng có
được “hai kiểu kiểm soát, cho phép so sánh giữa các mẫu độc tố không khí mang
tính đại diện tại các khu vực mà trẻ có và không có ASD sinh sống,” TS.Talbott
cho biết.
Với mỗi gia đình, nhóm sẽ sử dụng Bảng đánh giá Độc tố
Không khí Quốc gia (NATA) để ước tính khả năng tiếp xúc với 30 chất ô nhiễm làm
gián đoạn nội tiết tố hay gây ra các vấn đề về phát triển thần kinh. NATA, được
hoàn thành vào năm 2005, hiện là bảng lượng giá toàn diện về độc tố không khí ở
Hoa Kỳ của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA).
Dựa trên sự tiếp xúc của trẻ với các nguồn tập trung độc
tố không khí trong suốt quá trình mang thai của người mẹ và hai năm đầu đời,
sau khi đã tính đến độ tuổi và hành vi hút thuốc lá của người mẹ, chủng tộc và
giáo dục, các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng những trẻ rơi vào nhóm tiếp xúc cao
với styrene và chromium có nguy cơ mắc phải ASD cao gấp 1,4 đến 2 lần. Các
thành phần độc tố khác trong NATA có liên hệ đến việc gia tăng nguy cơ ASD còn
có cyanide, methylene chloride, methanol và arsenic. Những hợp chất này thường
được tìm thấy đi kèm với nhau, tuy nhiên vẫn cần thêm các nghiên cứu để khẳng
định điều này.
Styrene được sử dụng trong sản xuất nhựa và sơn, đồng
thời là một trong những sản phẩm của quá trình đốt trong động cơ xe cộ. Chrom
là kim loại nặng, không khí ô nhiễm có chứa chrom là kết quả thường thấy trong
tiến trình công nghiệp và tôi sắt thép, nó cũng có thể đến từ các nhà máy điện.
Cyanide, methylene chloride, methanol và arsenic đều được sử dụng trong một số
ngành công nghiệp và đều có thể được phát hiện trong khí thải xe cộ.
TS.Talbott chia sẻ, “Kết quả này bổ sung cho một bộ phận
chứng cứ liên hệ sự tiếp xúc với môi trường, như ô nhiễm không khí, với ASD,” “Bước
tiếp theo chúng tôi sẽ xác nhận các phát hiện này thông qua các nghiên cứu đo
đạc lượng tiếp xúc cụ thể với chất ô nhiễm không khí ở mức độ cá nhân nhằm kiểm
định những ước tính theo mô hình EPA như trên.”
Các nhà nghiên cứu cộng tác trong nghiên cứu này còn có
Vincent Arena, Ph.D., Judith Rager, M.P.H., Ravi Sharma, Ph.D., và Lynne
Marshall, M.S., tất cả đều thuộc ĐH Pittsburgh.
Rối loạn phổ tự kỷ: Autism
spectrum disorders
Yếu tố nguy cơ: risk factor
Chẩn đoán: diagnosis
Ước tính: estimate
Gián đoạn: disruption
Phát triển thần kinh: neurodevelopment
Sự tiếp xúc: exposure
Yếu tố nguy cơ: risk factor
Chẩn đoán: diagnosis
Ước tính: estimate
Gián đoạn: disruption
Phát triển thần kinh: neurodevelopment
Sự tiếp xúc: exposure
trẻ tự kỷ
Trả lờiXóatự kỷ
bệnh tự kỷ