Tiếng bập bẹ của trẻ |
ĐH IOWA 29/8/2014
Cha mẹ có thể không hiểu được tiếng ê a của con, nhưng
bằng cách lắng nghe và đáp trả, họ giúp trẻ nhỏ [infant] biết rằng chúng có thể giao tiếp. Điều này khiến trẻ hình
thành những thanh âm phức tạp [complex
sounds] và sẽ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ nhanh hơn.
Theo một nghiên cứu mới thực hiện bởi ĐH Iowa và ĐH
Indiana, cách thức cha mẹ đáp trả với tiếng bập bẹ [babbling] của trẻ thực sự có thể định hình cách trẻ giao tiếp và
sử dụng thanh âm.
Phát hiện này thách thức niềm tin cho rằng việc giao tiếp
của con người là bẩm sinh [innate] và
không thể chịu ảnh hưởng bởi phản hồi của cha mẹ. Thay vào đó, các nhà nghiên
cứu lập luận rằng, những cha mẹ tham gia một cách có ý thức [conciously engage] vào hoạt động bập bẹ
của con có thể đẩy nhanh khả năng phát âm [vocalizing]
và học ngôn ngữ của các bé.
“Tầm quan trọng của việc đáp ứng [responsiveness] chưa phải là điều chúng tôi tìm thấy” Julie Gros-Louis,
phó giáo sư Tâm lý học tại ĐH Iowa, đồng tác giả nghiên cứu được xuất bản vào phiên
bản Tháng Bảy/ Tám của Tạp chí Trẻ sơ sinh, cho biết. “Mà chính cách thức người
mẹ đáp trả mới có ý nghĩa.”
Các nhà nghiên cứu quan sát sự tương tác giữa 12 bà mẹ cùng
các bé sơ sinh 8 tháng tuổi trong các buổi chơi tự do [free play] hai lần mỗi tháng, kéo dài 30 phút, trong khoảng thời
gian 6 tháng. Họ ghi nhận cách thức người mẹ đáp trả lại các phát âm tích cực
của con mình, ví dụ như bập bẹ và thầm thì [cooing],
đặc biệt khi những tín hiệu này hướng trực tiếp đến người mẹ. Nghiên cứu đang
tiến hành trong phòng thí nghiệm của Gros-Louis tìm thấy cả cha và mẹ đáp ứng
với tiếng bập bẹ của con tương đương nhau.
Nghiên cứu khám phá ra rằng các bé có mẹ trả lời lại
những tiếng ê a, mà họ nghĩ rằng là con họ đang nói, cho thấy có sự tăng tiến
trong những phát âm phụ âm-nguyên âm [consonant-vowel vocalizations] vượt
mức phát triển, điều này có nghĩa là tiếng bập bẹ đã trở nên đủ tinh tế [sophisticated] để nghe giống từ ngữ.
Qua thời gian, các bé cũng bắt đầu định hướng những tiếng ê a hướng về người mẹ
nhiều hơn.
Mặt khác, các trẻ sơ sinh mà người mẹ không cố gắng hiểu
con mình, thay vào đó lại hướng sự chú ý của trẻ khi ấy vào một điều gì khác,
không cho thấy mức độ phát triển tương đương trong kỹ năng ngôn ngữ và giao
tiếp.
Gros-Louis cho rằng sự khác biệt đến từ việc người mẹ
cùng tham gia với con khi chúng bập bẹ giúp trẻ biết được rằng chúng có thể
giao tiếp. Do đó, những trẻ này sẽ thường xuyên hướng về mẹ và bập bẹ nhiều
hơn.
“Theo một nghĩa
nào đó, trẻ sơ sinh sử dụng phát âm như cách thức giao tiếp do chúng học được
rằng chúng mang tính tương tác,” Gros-Louis chia sẻ.
Trong một khảo sát diễn ra một tháng sau khi nghiên cứu
kết thúc, các bà mẹ chú ý đến tiếng ê a của con nhiều nhất cho biết, lúc 15
tháng, con của mình nói được nhiều từ và thực hiện nhiều cử chỉ hơn.
Gros-Louis lúc ấy là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở
Indiana, khi cô, Andrew King, một nhà khoa học tâm lý kỳ cựu, cùng với Meredith
West, giáo sư tâm lý học tại Indiana, thực hiện một nghiên cứu về người mẹ và
trẻ sơ sinh với tựa đề “Tính đáp ứng nơi người mẹ và sự phát triển phát âm có
định hướng trong tương tác xã hội [social
interaction].”
“Julie đang chứng
minh rằng các kích thích [stimulation]
xã hội định hình những gì trẻ có thể làm được từ rất sớm,” King cho biết. “Nếu
bạn có thể minh chứng rằng cha mẹ có khả năng định hình những gì trẻ học biết
được, thì cũng có khả năng họ định hình được việc trẻ sẽ nhạy bén với điều gì.
Trẻ đang học cách để học.”
Nghiên cứu này được xây dựng trên nghiên cứu trước đây
của King và West, xuất bản vào năm 2003 trong tạp chí Proceedings of the
National Academy of Sciences. Trong nghiên cứu đó, các bà mẹ được hướng dẫn
cách phản hồi tích cực – như cười hay tiếp xúc – mỗi khi trẻ nhìn mình và bập
bẹ. Kết quả cho thấy trẻ sẵn sàng học phát âm các âm tiết khó và giống âm thanh
nhiều hơn các trẻ điển hình.
Greg-Louis và cộng sự đẩy nghiên cứu trên đi xa hơn bằng
cách quan sát tương tác giữa mẹ và trẻ trong một khoảng thời gian dài hơn mà
không có bất kỳ chỉ dẫn cách thức đáp ứng nào cho các bà mẹ từ trước. Do vậy,
họ thêm vào một nhóm kiểm soát [control
group]-các bà mẹ hướng sự chú ý của trẻ vào nơi nào khác, trái ngược với
nhóm các người mẹ tham gia tích cực khi trẻ nhìn họ và bập bẹ.
Một lần nữa, các kết quả cho thấy trẻ sơ sinh có mẹ chú ý
kỹ càng hơn đến tiếng bập bẹ sẽ phát ra các thanh âm phức tạp hơn, đồng thời
cũng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ sớm hơn.
Gộp chung lại, hai nghiên cứu này có thể thay đổi cách
thức chúng ta suy nghĩ về sự phát triển giao tiếp của con người. Tuy nhiên, các
nhà khoa học cho biết, cần có thêm các nghiên cứu bổ trợ [additional research] có sự tham gia của nhiều nghiệm thể hơn nhằm
xác nhận các phát hiện trên.
King phát biểu “Đây là một cuộc tranh luận rất lớn”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét