*Tên do người dịch đặt
Melissa Dahl, 15/10/2014
Bạn
có biết Westley Autrey, người anh hùng xe điện ngầm? Westley Autrey khi thấy
một người lạ té xuống đường xe điện ngầm đã không ngần ngại nhảy xuống trước
đoàn tàu cao tốc để cứu sống người đàn ông ấy. Điều gì đã thúc đẩy hành động
anh hùng đó: Một khoảnh khắc suy nghĩ ý thức, tập trung toàn bộ trí lực và vượt
qua nỗi sợ hãi? Hay tất cả chỉ là bản năng?
Trong
một nghiên cứu mới thực hiện, David Rand, nhà tâm lý thuộc ĐH Yale, đã tìm kiếm câu trả
lời cho câu hỏi trên thông qua việc tìm hiểu những hành động vị tha tương tự. Ông
nói, “Tôi nghĩ rất nhiều người giả định rằng con người trong thâm tâm khá ich
kỷ, và vì vậy họ phải tự kiểm soát bản thân để ép mình làm điều đúng đắn.”
“Nhưng tôi không tin điều đó.” Thật thế, nghiên cứu vừa được xuất bản trực
tuyến của ông đã xác nhận linh cảm đó. Những cá nhân hành động anh hùng có vẻ
thường thực hiện theo bản năng, đe dọa chính mạng sống mình để giúp đỡ người
khác mà không suy nghĩ ý thức đến hệ quả.
Rand
cùng đồng sự đã thu thập các cuộc phỏng vấn trên TV, báo chí và radio về 51
người được nhận Huân chương Carnegie Anh hùng, họ đã liều mạng sống mình để cứu
những người khác, thường là người xa lạ. Những người tham gia nghiên cứu sau đó
sẽ đọc những lời phát biểu của những người được phỏng vấn và đánh giá xem liệu các
“anh hùng” đã hành động sau một khoảng thời gian cân nhắc hay chỉ theo trực
giác.
Kết quả, đa số nghiệm thể đều cho
rằng các hành động anh hùng dường như được kích hoạt bởi trực giác, chứ không
phải từ suy nghĩ ý thức. Sau đây là một vài ví dụ của những lời phát biểu khi
phỏng vấn:
Christine
Marty, sinh viên ĐH 21 tuổi, đã cứu sống một người 69 tuổi đang bị kẹt trong xe
hơi khi lũ quét, cô nói rằng: “Tôi rất mừng vì mình đã có khả năng hành động và
không suy nghĩ về điều đó.”
Daryl
Starnes, cụ ông 70 tuổi, đã leo vào một chiếc xe đang bốc cháy vì bị tai nạn để
cứu một phụ nữ 48 tuổi mắc kẹt bên trong. Ông nói: “Tôi chỉ làm những gì tôi
thấy mình cần phải làm. Bạn sẽ không nghĩ đến việc người khác làm rùm beng
chuyện này từ hành động đó.”
Kermit
Kubitz, 60 tuổi, đã chứng kiến một người đàn ông đâm bé gái 15 tuổi trong tiệm
bánh dù chẳng có sự khiêu khích nào, ông lập tức ngăn cản người đàn ông trên và
sau đó cũng bị đâm. Kermit chia sẻ: “Tôi chỉ có hai suy nghĩ: một, Tôi phải lôi hắn ra bên ngoài, và hai, Lạy Chúa, hắn giết luôn tôi mất. Cuối
cùng tôi nằm sống soài với con dao bên cạnh sườn. Tôi nghĩ đó chỉ là bản năng.
Kiểu giống như khuynh hướng của bản thân tôi, không ai trong trung đội của tôi
bị tấn công mà tôi không làm gì đó. Nếu đó là con gái tôi, các bạn cũng sẽ làm
thế giúp tôi. Các bạn sẽ làm vậy chỉ trong một khoảnh khắc. Và tôi cũng sẽ làm
vậy cho các bạn.”
Chúng
ta gọi những hành động đó là anh hùng, nhưng theo một nghĩa khác, theo Rand,
chúng ta chỉ đang thổi phồng những ví dụ về sự hợp tác. Ông giải thích rằng
những phát hiện này tương tự như những gì ông tìm ra trong phòng thực nghiệm: Việc đặt con người vào tình huống áp lực thời gian có
vẻ làm chúng ta hành động hợp tác nhiều hơn. Đồng thời, thật ra bản năng này có
thể được giải thích một kiểu nào đó bằng tính ích kỷ. “Phần lớn trường hợp, nó
là sự tư lợi cá nhân mà theo thời gian dài, trở thành sự hợp tác,” ông cho
biết. “Nếu chúng ta hợp tác với người khác ngày hôm nay, họ cũng sẽ muốn hợp
tác với ta ngày mai. Vậy nên, chúng ta có thói quen trợ giúp và xem nó là mặc
định.”
Điều
này có nghĩa là thậm chí khi chúng ta nhận thấy mình đang rơi vào một tình
huống không có lợi cho bản thân nếu phải giúp người khác - nghĩa là, bạn đang
đe dọa chính mạng sống của bạn cho một người hoàn toàn xa lạ mà có thể họ sẽ
chẳng bao giờ đáp đền lại hành động đó- cũng trở nên không quan trọng. Chủ
nghĩa anh hùng có vẻ xuất phát từ thói quen.
Điều
này không có nghĩa la mọi người, khi bị đặt vào tình huống tương tự, cũng sẽ
hành động anh hùng. Rand cho biết, “Có rất nhiều những khác biệt cá nhân giữa
mọi người, giữa mức độ hợp tác và mức độ trợ giúp của họ,” “Một phần còn tùy
vào kinh nghiệm thường nhật của mọi người. Vậy nên, nếu bạn làm việc trong một
công ty mà “đâm sau lưng” sẽ đem lại phần thưởng là cơ hội thăng tiến – thì bạn
sẽ có thể có thói quen hành động ích kỷ. Hoặc giả như nếu bạn là người hay suy
nghĩ, bạn có thể sẽ dừng lại, suy xét thật kỹ và quyết định rằng hành động anh
hùng có thể chưa xứng với nguy cơ phải nhận.” Nghiên cứu này không tìm hiểu
những đặc điểm nhân cách bổ trợ cho việc trở thành anh hùng, nhóm nghiên cứu
chỉ kết luận là khi những anh hùng ra tay, có thể họ chỉ hành động dựa trên bản
năng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét