Tham nhũng |
01/10/2014
Khi bầu một người lãnh đạo mới, các cử tri thường lựa
chọn dựa trên một số yếu tố và thường quan tâm đặc biệt đến những người lãnh
đạo có những phẩm chất tốt như thành thật và đáng tin cậy. Tuy nhiên, đến khi
những người đứng đầu nắm quyền lực trong tay, liệu chúng ta còn có thể tin
tưởng họ sẽ tiếp tục phục vụ xã hội một cách đắc lực nữa hay không?
Một nghiên cứu mới được công bố trên The Leadership Quarterly đã tìm cách khám phá xem liệu
quyền lực có làm mờ mắt người lãnh đạo hay không. Tác giả nghiên cứu John
Antonakis và cộng sự từ trường ĐH
Lausanne giải thích, “Chúng tôi tìm cách kiểm tra lời phát biểu của Lãnh Chúa
Acton đã nói hơn 100 năm trước ‘Quyền lực làm băng hoại và quyền lực tuyệt đối
sẽ băng hoại một cách tuyệt đối.’”
Để tìm hiểu, các tác giả đã sử dụng phương pháp thực
nghiệm để phân tách các nhân tố tình huống và chủ quan; đồng thời xác định xem
liệu quyền lực làm băng hoại con người hay những người băng hoại lại được chọn
để giao quyền lực.
Sau khi hoàn thành các trắc nghiệm đo lường tâm lý nhằm
tìm hiểu những khác biệt cá nhân, trong đó có sự thành thật, những người tham
gia sẽ chơi “trò chơi độc tài”. Trong đó, họ được trao toàn quyền kiểm soát
những quyết định về việc lấy tiền cho bản thân hay cho những người cấp
dưới. Những người trong vị trí lãnh đạo
có thể lựa chọn đưa ra những quyết định phù hợp hay chống lại xã hội. Lựa chọn
thứ hai sẽ làm giảm tổng lượng tiền lấy được của nhóm nhưng lại làm tăng “thu
nhập” của người đứng đầu.
Kết quả cho thấy, ít nhất là ban đầu, những người có kết
quả trắc nghiệm là ít trung thực thường có nhiều hành vi xấu hơn; tuy nhiên về sau, ngay cả những
người lúc đầu có số điểm trung thực cao dần dần cũng không thể tránh khỏi tác
động hủy hoại của quyền lực.
Antonakis kết luận, “Chúng tôi nghĩ rằng cơ chế quản lý
chặt chẽ và tổ chức vững mạnh là chìa khóa cho việc giám sát lãnh đạo.” “Các tổ
chức cần hạn chế khả năng “gặm nhấm” của người đứng đầu trước sức hấp dẫn của
“hủ gạo” quyền lực.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét