Tính cách quan trọng của nhân viên |
Trong khi đa phần các nhà tuyển dụng [employer] đánh giá
ứng viên [candidate] cho một vị trí dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm của họ, một
số công ty đang sử dụng ngày một nhiều hơn các công cụ đo lường nhân cách nhằm
xác định xem liệu ứng viên nào là phụ hợp nhất. Theo một khảo sát của Hiệp hội
Quản trị Nguồn Nhân lực [Society of Human Resources Management], gần 20% các
ông chủ cho biết họ sử dụng các loại trắc nghiệm tâm lý [personality test] khác
nhau như một phần của tiến trình tuyển dụng.
Trong một nghiên cứu mới công bố [publish] trên tạp chí
Perspectives in Psychological Science, hai nhà tâm lý Paul R. Sackett và
Philip T. Walmsley thuộc ĐH Minnesota đã phân tích một số bộ dữ liệu rộng lớn
về thông tin tuyển dụng và năng lực làm việc nhằm tìm ra tính cách nào góp phần
hình thành giá trị của các công ty nhiều nhất.
Sackett and Walmsley đã sử dụng mô hình đo lường nhân
cách Big Five nổi tiếng để làm nền tảng lý thuyết [theoretical basis] cho
nghiên cứu của mình. Mô hình này cho rằng nhân cách của một cá nhân có thể được
mô tả thông qua năm nét tính cách: tận tâm [conscientiousness], dễ chịu [agreeableness],
ổn định cảm xúc [emotional stability], hứơng ngoại [extraversion], và cởi mở
với trải nghiệm [openness to experience].
Các nhà nghiên cứu [researchers] đã phân tích một kho dữ
liệu những buổi phỏng vấn xin việc nhằm xác định nét tính cách nào mà các công
ty thường tìm kiếm khi tuyển dụng. Các thông tin chủ yếu đến từ việc phân tích
các buổi phỏng vấn có cấu trúc [structured job interview], trong đó nhà tuyển
dụng đánh giá ứng viên về những nét tính cách cụ thể nhằm mục đích đảm bảo họ
phù hợp với vị trí và môi trường làm việc [work environment] nói chung. Ví dụ,
một công ty tuyển nhân viên bán hàng sẽ muốn đánh giá ưng viên cho công việc
dựa trên các nét hướng ngoại và sự thân thiện nhằm đảm bảo người đó có khả năng
làm việc hiệu quả với khách hàng.
Sau khi xử lý các con số, Sackett và Walmsley phát hiện
ra rằng sự tận tâm-bao gồm đáng tin cậy [dependable], kiên trì [persevering],
và trật tự [orderly]-là nét tính cách được trông đợi nhiều nhất nơi các nhân
viên tương lai. Sự dễ chịu-khả năng hợp tác [cooperative], linh hoạt [flexible]
và khoan dung [tolerant]- là nét tính cách được đánh giá cao xếp thứ hai.
Tuy nhiên, liệu những nét tính cách này có tiên đoán được
khả năng thực hiện tốt công việc trên thực tế không? Nhằm tìm ra câu trả lời,
các nhà nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa nét tính cách và ba tiêu chí hiệu
suất công việc [work performance criteria]: khả năng hoàn thành công việc như
mong đợi, mức độ làm việc vượt năng suất, và số lượng hành vi tiêu cực.
Một lần nữa, sự tận tâm và dễ chịu lại đứng đầu bảng
[came out on top]. Khi phân tích [analysis], sự tận tâm là nét tính cách gắn
chặt nhất với hiệu quả công việc nói chung, sự dễ chịu xếp ngay sau đó.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét thông tin được trích từ
cơ sở dữ liệu [database] O*NET của Bộ Lao động [Department of Labor] chỉ ra đâu
là các kỹ năng và phẩm chất [quality] cụ thể cần có để đạt được thành công nơi
hàng ngàn công việc. Họ kì vọng sẽ xác định được nét tính cách nào trong Big
Five được nhắc đến nhiều nhất khi nói đến những phẩm chất quan trọng để thành
công nơi lực lượng lao động [workforce] Hoa Kỳ.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy sụ tận tâm, tính
dễ chịu và ổn định cảm xúc là những nét được cho là quan trọng xuyên suốt các
ngành nghề đa dạng, từ xây dựng cho tới y tế.
“Kết luận, phát hiện [findings] của chúng tôi là bằng
chứng mạnh mẽ [robust evidence] cho việc Sự tận tâm và Dễ chịu là hai nét tính
cách rất quan trọng đối với sự chuẩn bị nguồn lao động cho nhiều ngành nghề,
điều này cần có một loạt các yêu cầu huấn luyện và kinh nghiệm khác nhau,” Sackett
và Walmnsley viết.
Dù sự tận tâm là nét được đánh giá trung bình cao nhất,
nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng từng công việc [occupation] cụ thể sẽ có
những thứ hạng khác nhau về nét tính cách. Dẫu vậy, Sacklett và Walmsley cũng
cho rằng việc biết được phẩm chất nào nhìn chung được xem trọng sẽ là thông tin
rất hữu ích cho sinh viên hay những người chưa có quyết định cụ thể về mục tiêu
nghề nghiệp [career goals] của mình.
Tài liệu tham khảo
Sackett, P. R, Walmsley, P. T. (2014). Which Personality
Attributes Are Most Important in the Workplace? Perspectives on Psychological
Science, 9(5), 538-551. DOI: 10.1177/1745691614543972
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét