Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

MẶT TÍCH CỰC CỦA CẠNH TRANH: TĂNG ĐỘNG LỰC, NÂNG NĂNG SUẤT

Kình địch Bill Gates và Steve Jobs

04/09/2014


30 năm cạnh tranh quyết liệt giữa hai “đại gia” công nghệ Bill Gates và Steve Jobs đã giúp sản sinh ra những phần mềm và thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, những màn thi đấu khốc liệt giữa “Magic” Johnson và Larry Bird [2 vận động viên bóng rổ nổi tiếng] đem lại số lượt theo dõi trên TV cao nhất trong lịch sử bóng rổ. Từ phòng giám đốc cho đến sân bóng, cạnh tranh giữa những kình địch từ lâu đã đem lại thành công và cải tiến.

Một nghiên cứu mới của nhà khoa học tâm lý Gavin J. Kilduff thuộc ĐH New York đã tìm ra rằng cạnh tranh với kình địch không chỉ mang lại hiệu suất cao hơn mà còn giúp cải thiện “thời gian thi đấu” .

Không giống những đua tranh khác, đối đầu kình địch xảy ra giữa hai cá nhân đã hiểu biết lẫn nhau và đem lịch sử đối đầu trong quá khứ vào cuộc thi đấu. Với cả hai, phần thắng về tâm lý còn quan trọng hơn bất kỳ giải thưởng hay danh hiệu nào khác.

Kilduff cho biết, “Lấy sự canh tranh giữa Andre Agassi và Pete Sampras [2 vận động viên tennis nổi tiếng vào những năm 90] ra làm ví dụ. Những năm vừa qua, cả hai đã tổ chức nhiều trận đấu biểu diễn với mục đích từ thiện, và mặc cho sự thật là cả hai đều đã giải nghệ từ lâu cùng với việc không hề có phần thưởng tiền bạc, họ vẫn thi đấu rất quyết liệt.” 

Những nghiên cứu chứng minh rằng cạnh tranh có thể làm tăng động lực đã được bắt đầu thực hiện từ năm 1898, khi tâm lý gia Norman Triplett phát hiện ra các tay đua xe đạp sẽ đạp nhanh hơn khi có sự xuất hiện của những cua-rơ khác.

Kilduff cho rằng những mối quan hệ liên cá nhân có thể có tác động lớn lên động lực, điều này lý giải cho việc vì sao quan hệ kình địch làm tăng hiệu suất cao hơn những cạnh tranh thông thường. Ví dụ, nhiều nghiên cứu cho thấy, khi nhiệm vụ ảnh hưởng tới việc tự lượng giá bản thân, con người thường trở nên tranh đua với bạn bè nhiều hơn so với người lạ. Hiện tượng tương tự cũng có thể xảy ra với mối quan hệ kình địch.

Trong một nghiên cứu, một bản khảo sát trực tuyến yêu cầu 317 nghiệm thể nghĩ về một lần họ cạnh tranh với một ai đó. Một nửa số người tham gia được chỉ định vào trong “điều kiện kình địch”, họ được yêu cầu nhớ lại việc mình ganh đua với một “kỳ phùng địch thủ”. Còn những nghiệm thể trong “điều kiện không kình địch” được hướng dẫn nhớ lại lần cạnh tranh với một người bất kỳ, nhưng không phải là kình địch.

Đúng như dự đoán, những người suy nghĩ về kình địch cho biết hiệu suất được tăng lên nhiều hơn, họ cảm thấy cả hai ngang bằng hơn và có nhiều động lực hơn.
Để tìm ra xem liệu kình địch có thật sự tác động đến năng suất hay không, Kilduff đã xem xét và phân tích 6 năm dữ liệu lưu trữ của một câu lạc bộ chạy đường dài nghiệp dư.

Sau khi chạy số liệu từ 82 thành viên trong 112 cuộc đua, kết quả xác nhận rằng việc có mặt  kình địch làm tăng tốc độ chạy lên 4.92 giây/ kilometer. Điều này có nghĩa là trong một cuộc đua 5 cây số, chạy với kình địch sẽ giúp bạn nhanh hơn 25 giây.


“Cách chúng ta hành xử trong những tình huống cạnh tranh phụ thuộc vào mối quan hệ và quá khứ tương tác với đối thủ của chúng ta,”  Kilduff viết trong tạp chí Social Psychological and Personality Science. “Điều này gợi ý rằng chúng ta có thể làm tăng mức độ động lực và năng suất của mình bằng cách hình thành sự kình địch hay củng cố mối quan hệ ta đang có. Nó cũng khiến ta phải suy nghĩ về việc liệu những ai ta quen biết có thể nhìn nhận ta như kình địch của họ.”

Tài liệu tham khảo
Kilduff G. J. (2014). Driven to Win: Rivalry, Motivation, and Performance. Social Psychological and Personality Science. DOI: 10.1177/1948550614539770


http://www.psychologicalscience.org/index.php/news/minds-business/the-upside-of-rivalry-higher-motivation-better-performance.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter