Tiền chỉ có thể mua
được hạnh phúc khi bạn sử dụng tiền đúng cách. Các nghiên cứu gần đây cho
thấy chúng ta đánh giá giá trị của “trải nghiệm” trong các kì nghỉ, những bữa
ăn thịnh soạn cao hơn so với giá trị vật chất của đồ vật như xe hơi và quần áo.
Thậm chí, trong nghiên cứu mới xuất bản trên Psychological
Science,
các nhà nghiên cứu cho biết, người tiêu dùng thật sự thích việc chờ đợi để được trải nghiệm nhiều hơn.
Trong phần đầu của
nghiên cứu có tựa đề "Chờ đợi Merlot," (Merlot là một loại
rượu nho mà càng đợi lâu uống càng ngon) 97 sinh viên được yêu cầu tưởng tượng mình
sẽ mua một loại hàng hóa vật chất hay mua một dạng hàng hóa “trải nghiệm” và đánh
giá cảm xúc của bản thân là phấn khích hay mất kiên nhẫn. Trong khi đa phần các
sinh viên nhìn chung cho thấy những cảm xúc tích cực ở cả hai loại mua sắm, thì
những thứ như vé đi xem ca nhạc hay các kì nghỉ được mô tả là đem lại cảm xúc
hào hứng hơn việc nghĩ về máy tính xách tay hay quần áo, những vật dụng mà các
đối tượng cảm thấy mất kiên nhẫn để mua chúng.
Một phần khác của
nghiên cứu khảo sát 2266 người trưởng thành thông qua iPhones tại những thời
điểm ngẫu nhiên; trong đó hỏi là liệu ngay hiện tại, họ có đang nghĩ đến việc mua
một thứ gì đó trong tương lai hay không (20% người nói có). Nghĩ về việc mua
sắm “trải nghiệm” khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn so với lúc không hề nghĩ gì
đến mua sắm; trong khi mua sắm một món đồ đạc cụ thể lại không khiến họ thay
đổi trạng thái cảm xúc.
Điều này khá dễ hiểu
nếu bạn nghĩ như thế này: Một hàng hóa vật chất là thứ mà chúng ta sẽ sử dụng
cho đến khi nó lỗi thời, nhưng một trải nghiệm, chúng ta đều biết, là điều sẽ
mau kết thúc. Khi chúng ta thưởng thức mùi vị của sự chờ đợi nơi một trải
nghiệm, chúng ta đang tự giúp mình một việc – biến chờ đợi thành chính một phần trải nghiệm.
Mặt khác, chờ đợi một chiếc
iPhone mới chẳng mang lại cảm giác gì ngoại trừ việc cảm thấy phí thời gian cho
cái iPhone cũ.
Các
nhà nghiên cứu cho rằng tập trung nhiều hơn vào những trải nghiệm có thể lả
chìa khóa dẫn đến hạnh phúc. Điều này không những có thể hỗ trợ cho những lựa
chọn của cá nhân, mà còn có thể mang tới những ứng dụng phổ quát hơn.
“Nghiên cứu của chúng tôi cũng rất quan trọng đối
với xã hội”- Nhà nghiên cứu tâm lý học và là tác giả của nghiên cứu đang làm
việc tại ĐH Cornell- Thomas Gilovich- đề cập trong một tuyên bố, “Bởi vì nó cho thấy,
cũng như tiêu thụ vật chất, sức khỏe tinh thần và thể chất có thể được thúc đẩy
bằng việc cung cấp cơ sở hạ tầng mang lại những trải nghiệm - như công viên, đường
mòn đi bộ, bờ biển.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét