UNIVERSITY OF ALABAMA HUNTSVILLE
29/08/2014
Dù
có thể bạn nghĩ những người đăng 10000 tấm ảnh một tuần về con mèo của họ là
người sử dụng Facebook nhiều nhất, tuy nhiên không phải thế.
Thay
vào đó, theo PGS. Pavica Sheldon thuộc Bộ môn Nghệ thuật Giao tiếp, ĐH Alabama
Huntsville, những người trầm lặng mới là người đăng nhập lâu hơn.
“Những
người nhút nhát giành nhiều thời gian để lên Facebook, nhưng họ lại chia sẻ ít
thông tin hơn,” TS. Sheldon, người đã làm nhiều nghiên cứu về việc sử dụng
phương tiện truyền thông xã hội nơi sinh viên ĐH, chia sẻ (Sheldon, P., 2009).
“Việc tự bộc lộ, thu hút xã hội, khả năng dự đoán và niềm tin là những chỉ báo
quan trọng của các mối quan hệ trên Facebook.” (Tâm lý Mạng: Tạp chí Nghiên cứu
Tâm lý Xã hội về Không gian Mạng, 3(2), Article 1, 2009).
Bà
Sheldon chỉ ra rằng, đối với một người hướng nội, việc sử dụng facebook chưa
chắc luôn đi đôi với việc họ đăng tải thông tin lên đó. Nghiên cứu của bà cho
thấy, những người hướng nội giành nhiều thời gian lên facebook hơn người hướng
ngoại. “Những người nhút nhát và những người hay cô đơn thường lên Facebook để
giết thời gian,”. (P. Sheldon, “Những tiếng nói vô âm: Liệu việc nhút nhát có
thể giài thích cách chúng ta giao tiếp trên Facebook so sánh với giao tiếp trực
tiếp” Máy tính với Hành vi Con người, 2013)
Thế
nhưng, theo nghiên cứu, dù những người hướng nội đăng nhập lâu hơn, những người
hướng ngoại, ái kỷ và những người có nhiều mong muốn kiểm soát cách họ tự giới
thiệu bản thân lại là thành phần tích lũy những lợi ích quan hệ đến từ Facebook
nhiều nhất. Một người càng hướng ngoại bao nhiêu thì số lượng những trạng thái
họ đăng sẽ càng nhiều bấy nhiêu. (P. Sheldon, “Mối quan hệ giữa Không sẵn sàng
Giao tiếp và Việc sử dụng Facebook nơi Sinh viên,” Tạp chí Tâm lý Truyền thông,
2008).
“Người
ái kỷ thích nổi tiếng, họ thích được mọi người chú ý,” bà nói. Chính điều này
mang lại nhiều lợi ích xã hội hơn từ Facebook đến cho họ, những người hay giao
du xã hội.
TS.
Shledon nhận xét, “Tôi nhận thấy nghiên cứu của mình củng cố cho giả thuyết
‘người giàu ngay càng giàu.” “Những người sỡ hữu nhiều mối quan hệ bên ngoài
củng sẽ thu được nhiều ích lợi từ việc dùng Facebook. Bạn càng hướng ngoại bao
nhiêu thì bạn sẽ càng có lợi bấy nhiêu.”
Còn
việc nghiên “tự sướng” [tự chụp hình] thì sao? Những người ái kỷ và những ngươi
có mức độ tự giám sát cao – khả năng thay đổi hành vi để thích ứng với hoàn
cảnh xã hội biến động – có xu hướng đăng tải nhiều hình ảnh hơn những người
dùng khác.
TS.
Sheldon nói, “việc ‘post’ hình giúp họ kiểm soát cách bản thân tự thể hiện
nhiều hơn.”
Nhưng
khi cân nhắc mọi yếu tố, tổng thời gian sử dụng mới có ảnh hưởng bao quát lên
việc đăng tải hình ảnh. Người dùng càng đăng nhập lâu bao nhiêu thì họ càng
thoải mái với việc chia sẻ hình ảnh trực tiếp ngoài đời bấy nhiêu.
Vậy
rồi, mọi người liên hệ với những ai trên Facebook? Đối với những mối quan hệ
qua mạng xã hội, thật sự đúng là “càng xa càng nhớ”.
“Những
nghiên cứu trước của tôi cho thấy lý do chính yếu khiến ta dùng Facebook là để
duy trì mối quan hệ với những người ta biết dù không thể liên hệ thể lý”, TS.
Sheldon nói.
Phân
tích yếu tố được bà thực hiện trước đó cung cấp những bằng chứng thống kê giúp
ngoại suy rằng duy trì mối quan hệ là nhân tố chủ chốt cho việc sử dụng
Facebook, nó cũng thúc đẩy bà thực hiện những nghiên cứu sâu hơn về dân số sử
dụng trang này.
“Tôi
tìm hiểu cách mọi người giữ quen biết trên Facebook và so sánh chất lượng của
những mối quan hệ đó so với quan hệ trực diện.” Nếu chỉ là một trang hẹn hò thì
nó đã không được nhiều người “like” đến thế. Bà nhận thấy đây là nơi để gặp gỡ
và chào đón không hơn không kém.
“Mọi
người không gặp quá nhiều người mới”, bà cho biết. “Đa phần chúng ta gặp những
người ta đã biết.” Chỉ có một phần trăm rất nhỏ những người ta mới quen từ
Facebook.
Về
thông tin cá nhân, nhìn chung, chúng ta thích trao đổi trực tiếp hơn. TS nhận
xét “chúng ta tự bộc lộ trên Facebook ít hơn mặt đối mặt.” Đa phần Facebook
dùng để liên lạc từ xa.
“Mọi
người không biết cách người khác nhìn nhận họ như lúc họ trao đổi trực tiếp,”
“Giao tiếp trực tuyến thiếu mất những tín hiệu phi ngôn, vì thế chúng ta sẽ trở
nên cẩn trọng hơn. Facebook cũng sử dụng tên của chúng ta thay vì những biệt
danh như trên các bảng tin lúc trước. Điều đó cũng sẽ khiến cho mọi người cẩn
thận hơn.” (P. Sheldon, “Giống và khác trọng việc tự bạch và sự phát triển tình
bạn giữa giao tiếp trực diện và Facebook,” Luận văn, ĐH Bang Louisiana và Trường
Cơ khí và Nông)
Phụ
nữ tiết lộ nhiều thông tin cá nhân hơn nam giới. Sheldon cho biết “điều tương
tự xảy ra bên ngoài đời thực cũng diễn ra trên Facebook.” (P. Shelton, “Khảo
sát Khác biệt về Giới trong Việc Tự Bộc lộ trên Facebook và Mặt đối mặt,” Tạp
chí Truyền thông Xã hội trong Xã hội, 2013; và P. Sheldon, “Duy trì hay Phát
triển mối quan hệ mới? Khác biệt Giới tính trong sử dụng Facebook ,” Rocky
Mountain Communication Review; Summer 2009, Vol. 6 Issue 1, p51)
TS
Sheldon hiện đang tìm hiểu tính hiệu quả liên hệ giữa Facebook và tin nhắn khi
các ĐH gửi thông tin cảnh báo khẩn khi có khủng hoảng đến sinh viên. Bà đo đạc
thành phần độ tin cậy đối với mỗi kiểu thông điệp, phương cách tác động đến
nhận thức mức độ trầm trọng của sự kiện, cách nó ảnh hưởng đến ý định chia sẻ
thông tin vừa nhận được với cha mẹ và bạn bè nơi sinh viên, cùng những kênh mà
các bạn dùng để lan truyền.
Bà
nói, “kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp những nhà thực hành điều chỉnh các kế
hoạch truyền thông trong khủng hoảng bằng cách biết được những kênh nào nên
dùng để cảnh báo sinh viên về khủng hoảng cũng như cách họ liên lạc với cha mẹ
và bạn bè.”
http://www.psypost.org/2014/08/shy-people-use-facebook-longer-disclose-less-research-reveals-27736
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét