Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN RA MỘT LỜI TÁN TỈNH?

Nghiên cứu cho thấy chúng ta tệ một cách ngạc nhiên trong việc phát hiện tán tỉnh
Đôi khi lời tán tính (không phải lúc nào cũng tiêu cực) được nói ra rất rõ ràng, tuy nhiên, thông thường nó lại mang tính gián tiếp và thăm dò nhiêu hơn. Bạn có thể phân biệt đâu là lời tán tỉnh hay không chính xác bao nhiêu phần trăm? Bạn có hay hiểu sai một cử chỉ thân thiện thành một hành động cưa cẩm? Hay bạn thuộc kiểu người luôn nghĩ rằng những dấu hiệu đưa đẩy chỉ là một cuộc đối thoại thông thường?
Tán tỉnh phức tạp hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Theo định nghĩa, tán tỉnh (flirt,làm quen, ve vãn, tỏ ra thu hút…) là giao tiếp sao cho thể hiện sự thu hút (Hall, Carter, Cody, and Albright, 2010). Tuy nhiên, đây mới là vấn đề: Đa phần mọi người không mong muốn bị từ chối trực tiếp, cho nên nếu muốn trao đổi nhiều hơn, họ sẽ sử dụng những chiến thuật tán tỉnh gián tiếp, những bước đi tương tự giao tiếp thông thường (trêu chọc, nói đùa, tỏ ra thân thiện).
Nghiên cứu gần đây đem lại một quan điểm mới về việc chúng ta phát hiện chính xác hành vi tán tỉnh đến mức nào (Hall, Xing, and Brooks, 2014). Các nhà nghiên cứu đưa một nhóm những người không quen biết nhau vào phòng thực nghiệm, yêu cầu họ nói chuyện với nhau khoảng 10 phút trong nhiệm vụ “tạo ấn tượng đầu tiên”, sau đó đưa ra những câu hỏi về khoảng thời gian tương tác.
Chúng ta giải mã hành vi có và không tán tỉnh chính xác đến mức nào?
  1. Sức hút thể lý là một phần của vấn đề. Trước những người xa lạ, chúng ta hay suy nghĩ rằng những người càng thu hút về mặt thể lý thì càng dễ đưa ra lời tán tỉnh (có lẽ ta hi vọng vậy). Tuy nhiên, thu hút thể lý không hề có liên hệ gì với nhận thức về việc tán tỉnh:  Chỉ vì bạn nghĩ ai đó dễ thương không có nghĩa là bạn tự động diễn dịch những lời nói trung tính của người kia trở thành lời cưa cẩm.
  2. Cả đàn ông và phụ nữ đều tệ như nhau trong việc phát hiện đưa đẩy. Nghiên cứu cho thấy, khi nói chuyện với người lạ, phần lớn mọi người sẽ không nhận ra hành vi tán tỉnh. Trong nghiên cứu, phụ nữ chỉ xác định chính xác 18% hành vi ve vãn là tán tỉnh. Nam giới làm tốt hơn nhưng chỉ với tỉ lệ chính xác là 36%. Đa phần, ta vẫn không nghĩ lời tán tỉnh là lời tán tỉnh.
  3. Chúng ta nhận diện hành vi không – tán tỉnh chính xác hơn tán tỉnh. Trong nghiên cứu này, phụ nữ nhìn ra hành vi nào là hành vi không-tán tỉnh chính xác đến 83%, đàn ông cũng đạt tỉ lệ 84%. Có vẻ cả hai giới nhận ra hành động không đưa đẩy chính xác hơn hành vi cưa cẩm thật sự.
Nhìn chung, những kết quả trên khá đáng thất vọng. Với việc nhầm tưởng lời tán tỉnh thực tế là trò chuyện thông thường, nhiều người có lẽ sẽ đánh mất cơ hội của mình. Bên cạnh đó, việc chúng ta có xu hướng không đánh giá quá mức lời tán tỉnh cũng có những lợi ích về mặt xã hội. Tuy nhiên, suy cho cùng, hậu quả của việc diễn dịch sai giao tiếp bình thường thành lời đưa đẩy có thể khá nghiêm trọng. Đến giờ, chúng ta vẫn chưa giải được bài toán làm thế nào để phát hiện chính xác hành vi cưa cẩm, vấn đề xem ra mỗi lúc một quan trọng hơn khi ta biết được, nhìn chung ở khoản nảy, chúng ta dở ra sao.
Vậy đâu là những tín hiệu giúp bạn nhận ra người khác đang tán tỉnh mình?
  1. Tìm kiếm những dấu hiệu phi ngôn từ. Ngôn ngữ cơ thể nói lên rất nhiều điều. Nghiên cứu nhận thấy khi hai người có mối liên hệ tình cảm với nhau, họ có thể thực hiện một số hành vi nhất định. Trong một vài hoàn cảnh, cười, nghiêng người tới và chạm vào người đối diện, giao tiếp mắt có thể là dấu hiệu của sự quan tâm về mặt tình cảm (Henningsen, Kartch, Orr, and Brown, 2009). 
  2. Nhận thấy những lời đưa đẩy. Cả đàn ông và phụ nữ đều giỏi như nhau trong việc nhận ra một vài mẫu đối thoại có “mùi” tán tỉnh (Henningsen et al., 2009). Đặc biệt, khi người kia hay hiểu lời bạn khen như biểu hiện ham muốn tình dục, hay trưng ra những bằng chứng về tình trạng độc thân để hò hẹn, hoặc nói bóng gió đến tình dục để thể hiện việc họ thich bạn .
  3. Cân nhắc đến hoàn cảnh Bằng chứng cho thấy tán tỉnh thường xuất hiện ở những địa điểm mang tính (Fox, 2004): xã giao (mọi người có thể dễ dàng nói chuyện với nhau); nhậu nhẹt (“chất bôi trơn” thường thấy trong giao tiếp xã hội); và chia sẻ sở thích (nơi tập trung cũa những tâm hồn đồng điệu).
  4. Hành vi tán tỉnh sẽ tùy thuộc vào phong cách tán tỉnh. Không phải ai tán tỉnh cũng y như nhau, nên nếu bạn biết được phong cách của một người, bạn sẽ có thể dùng những dấu hiệu sẵn có để nhận biết khi nào người đó tán tỉnh. Nghiên cứu gân đây cho thấy (McBain et al., 2013) những kiểu tán tỉnh sau:
  • Tán tỉnh truyền thống, những người hướng nội thường rất cẩn trọng và lịch sự khi làm quen ở tiệc tùng, quán xá hay trường lớp. Họ không phải là những người thoải mái nó chuyện ở siêu thị.
  • Tán tỉnh thể lý, những người dùng rất nhiều ngôn ngữ cơ thể, họ thích cưa cẩm một cách thoải mái ở mọi nơi.
  • Tán tỉnh buông thả kém lịch sự hơn tán tỉnh thể lý và họ thường là người hướng ngoại. Trong những hoàn cảnh không phù hợp (như trong siêu thị), họ sẽ không chân thành, nhưng trong những buổi gặp mặt nhanh thì ngược lại.
  • Cuối cùng là tán tỉnh chân thành tán tỉnh lịch sự, thay vì tự mình liên hệ với người kia,cả hai đều thích được có người giới thiệu, họ cũng rất thận trọng trong cách tiếp cận.
Ba yếu tố bạn cần quan tâm. Được dựa trên mô hình tác động của Kelly (1967), việc cân nhắc những yếu tố sau trong tương tác sẽ hỗ trợ bạn tìm ra người phù hợp tiềm năng
  • Cách bạn tương tác có nhất quán không (có phải lúc nào bạn cũng muốn tỏ ra thu hút khi hai bạn gặp nhau không)?
  • Hành vi của người kia đối với bạn có gì đặc biệt không? (không giống cách người kia cư xử với mọi người?)
  • Xử sự như thế nào? Nếu cách mọi người tương tác với người đó tương đồng với cách bạn vẫn làm thì giữa hai bạn có lẽ không có sự thu hút qua lại. Tuy nhiên, nếu mức nhất quán và đăc biệt cao mà mức tương đồng lại thấp thì có lẽ cả hai có mối liên kết nào đó. Có lẽ tình yêu sẽ nảy nở chăng?
Tài liệu tham khảo
Fox, K. (2004). SIRC guide to flirting: What social science can tell you about flirting and how to do it. Retrieved from Social Issues Research Centre website: http://www.sirc.org/publik/flirt.pdf
Hall, J. A., Carter, S., Cody, M. J., & Albright, J. M. (2010). Individual differences in the communication of romantic interest: Development of the flirting styles inventory. Communication Quarterly, 58(4), 365-393.
Hall, J. A., Xing, C., & Brooks, S. (2014). Accurately detecting flirting: Errormanagement theory, the traditional sexual script, and flirting base rate.Communication Research, Advanced online publication. doi:093650214534972.
Henningsen, D. D., Kartch, F., Orr, N., & Brown, A. (2009). The perceptions of verbal and nonverbal flirting cues in cross-sex interactions.Human Communication, 12(4), 371-381.
Kelley, H. H. (1967). Attribution theory in social psychology. In Nebraska symposium on motivation. University of Nebraska Press.
McBain, K. A., Hewitt, L., Maher, T., Sercombe, M., Sypher, S., & Tirendi, G. (2013). Is this seat taken? The importance of context during the initiation of romantic communication.  International Journal of Humanities and Social Science, 3, 79-89.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter