Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

VAI TRÒ CỦA NGƯƠI CHA VỚI TRẺ SƠ SINH.

KILDEN 5/9/14
Một người cha nhạy cảm và quan tâm sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ. Và điều này chỉ xảy ra nếu người cha giành đủ lượng thời gian cần thiết ở bên con trong những năm đầu đời.
Theo nhà nghiên cứu Kristin Berg Nordahl, “Trở thành một người cha nhạy cảm và chú tâm sẽ không có ích gì nếu bạn không bỏ thời gian ở bên con cái. Tuy nhiên, bản thân thời gian là chưa đủ. Chính sự kết hợp giữa thời gian và chất lượng tiếp xúc mới đem lại hiệu quả”
Nordahl vừa bảo vệ đề tài Tiến sĩ về mối tương tác giữa người cha và con trẻ tại ĐH Bergen. Nghiên cứu của bà cho thấy những trẻ được cha giành nhiều thời gian ở nhà trong những năm đầu đời ít có những dấu hiệu hành vi mất kiểm soát và không mong muốn lúc 2 tuổi. Tất nhiên, chỉ trong những trường hợp giữa cha và con có tương tác tích cực.
Những trẻ có nhiều thời gian bên những người cha tương tác tiêu cực có kỹ năng xã hội vào lúc 3 tuổi kém hơn bình thường.
Vừa qua, Nordahl có vướng vào một cuộc tranh luận ở Scandinavia về việc nghỉ hậu sản giành cho nam giới. Lời khuyên của bà giành cho người cha rất rõ ràng: Phải cố gắng nghỉ làm để giành càng nhiều thời gian càng tốt bên con mình trong những năm đầu. Thế nhưng trên tất cả, phải đảm bảo bạn giành thời gian có chất lượng với con trẻ.
Tương tác cha-con được ghi nhận
Luận văn Tiến sĩ của Nordahl là một phần trong dự án chủ chốt của Trung tâm Na Uy về Phát triển Hành vi trẻ em. Cha và mẹ của 1157 trẻ được phỏng vấn và quan sát trong những khoảng thời gian đêu đặn suốt quá trình lớn lên của trẻ.
Nguồn dữ liệu chính của Nordahl là từ bản ghi hình tương tác giữa 750 người cha trong số kể trên với đứa con một tuổi của mình.
Đầu tiên, cha và con chơi tự do trong vòng 4 phút với những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Sau đó, nhóm nghiên cứu lấy đi các món đồ chơi trên và đưa cho trẻ trò chơi hộp hình khối, trong đó trẻ phải  bỏ những khối hình khác nhau vào trong hộp qua các lỗ cùng dạng. Sau 3 phút, trò này lại được thay bằng đồ chơi xếp chồng. Cuối cùng, trẻ phải ngồi trên ghế cao, tránh cho trẻ đụng vào bất kỳ đồ chơi nào, trong lúc người cha đang điền vào mẫu.   
Nhóm kiểm soát 40 người mẹ được ghi nhận theo cách tương tự
Tương tác được mã hóa bằng cách sử dụng hệ thống điểm số được chuẩn hóa.
Đáp ứng tiêu cực và tích cực
Tương tác “được cho là” tích cực khi một người cha đáp ứng, luôn nhạy cảm và chú ý đến những dấu hiệu của trẻ. Nó còn gồm cả việc hòa thuận và giao tiếp tốt với con. Trong tương tác với trẻ 1 tuổi, điều này có nghĩa là người cha phải kiên nhẫn, để tâm đến những điều trẻ quan tâm và sẵn sàng bắt đầu chơi đùa, khơi mào những trò chơi nếu cần thiết.
Mặt khác, tương tác tiêu cực được quy định bởi việc người cha dẫn dắt và kiểm soát việc chơi đùa với con mà không chờ đợi, xem xét những phản ứng của trẻ. Họ có thể làm gián đoạn đứa trẻ bằng cách đưa ra những đồ chơi mới, hay ngăn cản sự sáng tạo của trẻ thông qua việc nói những cầu như “Không, không phải vậy”. Điều này sẽ khiến trẻ mất hứng thú hay quay sang chống đối.
Chỉ một số ít các ông bố trong nghiên cứu của Nordhal có tương tác tiêu cực với con. Thay vào đó là những người tương tác vừa tích cực, vừa tiêu cực. 15% các ông bố có hơn một giai đoạn tương tác tiêu cực.
“Mọi cha mẹ đều đôi khi đối xử với con cái theo tương tác tiêu cực,” Nordhal nhấn mạnh.
Người cha thường giao lưu tích cực hơn
Trong một mẫu chọn lọc nhỏ hơn với 39 gia đình, so với các bà mẹ, nghiên cứu cho thấy các ông bố thường giao lưu tích cực hơn với con trẻ, nhưng chỉ khi đó là bé trai.
Giao lưu tích cực được định nghĩa là tổng thể các biểu hiện và hành động tích cực như khơi mào, tổ chức trò chơi, khen ngợi, động viên và tươi cười.
“Nếu trẻ là bé gái thì cả cha và mẹ đều giao lưu tích cực với con ngang nhau. Đối với người mẹ, dù con là trai hay gái cũng không có khác biệt gì.”, Nordahl cho biết.
Điều này tương ứng với nghiên cứu quốc tế chứng mình những người cha có con là nam thường tương tác với trẻ tích cực hơn những người cha có con là nữ.
Theo Nordahl, thường thì những nghiên cứu về các ông bố ở Na Uy không thể đem ra đối chứng với những nghiên cứu tương tự ở các quốc gia ngoài Bắc Âu vì nhà nước Na Uy tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để hỗ trợ cho tương tác cha-con. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bà thấy rằng xu hướng trên nơi các ông bố Na Uy cũng đã được minh chứng giống như vậy trong những nghiên cứu ở các quốc gia khác.
Nordhal cho biết, “Mặt khác, không có sự khác biệt trong việc cha và mẹ, ai nói chuyện với con cái nhiều hơn. Điều này trái với những nghiên cứu đã thực hiện cho rằng mẹ thường nói chuyện với con nhỏ nhiều hơn cha.”
Cha mẹ vui chơi và Cha mẹ chăm sóc
Luận án của Nordahl nghiên cứu chủ yếu đến những điều xảy ra trong tương tác; không phải lý do vì sao nó xảy ra. Tuy nhiên, bà cũng đề xuất một số những lý giải khả dĩ cho khác biệt về giới ở trên.
“Việc những ông bố giao lưu tích cực với con trong tương tác có thể có liên quan đến vai trò nuôi dạy, chứ chưa chắc là có liên hệ với giới tính. Vì mẹ là người mang thai và cho con bú mớm, nên thời gian đầu, hô luôn là người ở nhà với con. Còn giai đoạn sau, người cha lại thường đóng vai trò người chăm sóc mỗi ngày. Điều này khiến họ trở nên những bậc phụ huynh ‘vui vẻ và thích chơi đùa’,” Nordahl chia sẻ.
Nghiên cứu trước đó cho thấy trong các gia đình mà người mẹ ra khỏi nhà để đi làm và người cha ở nhà với con, mẹ mới là người chơi với con nhiều hơn.
“Nhưng tại sao các ông bố giao tiếp tích cực hơn với con nếu chúng là con trai?”
“Đây là một câu hỏi lý thú nhưng đến giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra được câu trả lời rõ ràng. Có lẽ nam giới cảm thấy tự tin hơn với con trai, hay họ nhìn nhận bản thân rằng việc trở nên gương mẫu cho con trai quan trọng hơn cho con gái của mình? Hay có thể họ cẩn trọng hơn với con gái? Hay thực sự là do người mẹ giữ con gái gần gũi với mình hơn?”
Trẻ nữ tích cực hơn
Mặc cho việc, nhìn chung, trẻ nam thường trải nghiệm nhiều giao tiếp tích cực hơn từ cha mẹ so với nữ, trẻ gái mới là người thường giao tiếp tích cực hơn với cha mẹ khi tương tác. Ngoài ra, trẻ nữ cũng cho thấy nhiều sáng tạo hơn khi thường đưa đồ chơi cho cha và các bé cũng đáp ứng tích cực hơn trước những sáng tạo tương tự nơi cha của mình.
Nordahl cho biết, “Tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy sự khác biệt về giới tính xuất hiện từ giai đoạn sớm như vậy. Điều này rất lý thú và tôi thật sự mong mình có thể tìm hiểu sâu hơn.”
Người cha tham gia càng sớm cảng tốt
Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu là tìm ra việc cả chất lượng tương tác và thời gian giành cho con trong giai đoạn này đều rất quan trọng trong việc hiểu được vai trò và ý nghĩa của người cha đối với sự phát triển xã hội nơi con trẻ. Theo Nordahl, điều này sẽ dẫn đến những hệ quả thực tiển đối với cách thức các ông bố tham gia vào việc chăm sóc con mỗi ngày.
“Các ông bố hiện diện nhiều hơn trong cuộc đời của con trẻ, nó còn tăng lên nhiều trong những giai đoạn đầu đời. Chất lương chăm sóc của người cha sẽ trở nên vô cùng quan trọng nếu họ giành nhiều thời gian ở nhà trong năm đầu tiên. Như vậy, chúng ta cần phải đảm bảo chất lương chăm sóc này tốt hơn, nhất là khi ta đã làm điều tương tự đối với người me.”, bà nói.
“Chúng ta đã nghiên cứu về việc chăm sóc của người mẽ từ lâu. Tác động của việc giành thời gian bên con cái chưa bao giờ trở thành vấn đề với nghiên cứu về chăm sóc nơi người mẹ, vì theo truyền thống, mẹ luôn bỏ ra rất nhiều thời gian ở bên con. Với việc kiến nghị nghỉ hậu sản chon nam giới cùng với những kì vọng lớn hơn về sự tham gia của người cha vào việc dạy dỗ con cái, cách thức các ông bố sắp xếp thời gian sẽ trở thành một chú đề khá mới và rất hấp dẫn,”
Nordhal nhấn mạnh rằng kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc con đến ngày nay vẫn được truyền từ mẹ sang con gái, vì vậy, những ông bố trẻ xem ra thiếu hiểu biết về đề tài này. Những vấn đề có thể xảy ra trong tương tác đầu đời giữa mẹ và con cũng xảy ra sớm hơn khi trong phần lớn các gia đình, người mẹ là người thường hay liên lạc với các trung tâm y tế cộng đồng trong những tháng đầu của con trẻ.
“Nhìn chung, các trung tâm y tế công cộng của Na Uy đóng một vai trò rất quan trọng và đang hoạt động rất tuyệt vời. Nhưng họ vẫn có thể trở nên tốt hơn nếu thu hút được sự tham gia của người cha vào giai đoạn ban đầu tương tự như người mẹ.” Nordhali cho biết.
“Họ có thể, ví dụ như, cung cấp những khóa ngắn hạn về tương tác ban đầu và về cách thức người cha có thể có ảnh hưởng tích cực lên sự phát trển của trẻ. Các trung tâm cũng sẽ hiệu qua hơn khi tổ chức các nhóm giành cho những ông bố. Có lẽ cac trung tâm y tế công cộng sẽ cần tuyển nhiều đàn ông hơn.”
Ủng hộ nghỉ hậu sản cho nam giới
Nordahl chưa thực hiện nghiên cứu nào về quota nghỉ hậu sản cho nam giới; bà cũng chưa đo đạc cách các ông bố trong những nghiên cứu của mình phân bổ thời gian nghỉ hậu sản.
Nordhal nói, “Chúng tôi mới chỉ hỏi các ông bố họ giành bao nhiêu tháng ở nhà với con trong năm đầu đời của chúng”.
“Tuy nhiên, tôi xác định được việc con trẻ càng có nhiều thời gian với cha thì càng nhận được nhiều tác động tích cực lên sự phát triển xã hội của chúng, miễn là thời gian này đi kèm với tương tác tích cực. Vậy nên, tôi cho rằng các ông bố cần được cho phép giành nhiều thời gian hơn với con cái, đồng thời cần được hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng tương tác cha-con.”

http://www.psypost.org/2014/09/dad-important-childrens-development-27903

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter