Trẻ em và cách đối xử với động vật |
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em có những hành vi bạo
lực trên động vật có khả năng sẽ thực hiện các hành vi tương tự với người khác
trong tương lai. Lý do và hệ quả của hiện tượng này rất đa dạng. Với sự hướng
dẫn của ngừoi lớn, trẻ có thể học cách đồng cảm với mọi người và mọi vật xung
quanh. Tuy nhiên, nếu thiếu sự can thiệp trên, trẻ sẽ có thể vướng vào vòng xoáy
bạo lực trước những cá nhân yếu thế và không bảo vệ được bản thân.
“Chấm dứt bạo hành động vật là
bước quan trọng để chấm dứt mọi loại bạo lực” [1]
Bạo lực
gia đình, lạm dụng trẻ em và bạo hành động vậy từ lâu đã được chứng minh là có
chung một nguồn gốc [2].
Tuy nhiên, phát hiện này lại không được quan tâm chú ý đúng mức. Frank Ascione,nhà
nghiên cứu hàng đầu về bạo hành động vật và mối liên hệ tới bạo lực ở con người,
cho rằng: “bao hành động vật đã không được nhìn nhận, thậm chí đôi khi bị loại
trừ, như một dấu hiệu nguy cơ hay một hành vi cảnh báo giúp nhận diện những trẻ
có nguy cơ thực hiện các hành vi bạo lực với người xung quanh”
[3].
Mối liên hệ
rõ rang này đã bị đánh giá thấp trong một thời gian dài.
Nghiên cứu
về mối liên hệ giữa bạo hành động vật và bạo lực trên con người đã phát triển
khá nhanh trong hai thập kỷ gần đây. Các nhà chuyên môn trong nhiều lĩnh vực
khác nhau đã công nhận rằng hiện tượng bạo hành động vât cần phải được liên tục
theo dõi.
Đến tận đầu
thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu chấp nhận quan điểm cho rằng bại hành
động vật không phải tự nhiên mà có [4] và
hành vi này là chỉ báo cho các dạng bạo lực khác. Một phần lý do của điều này
là việc đến tận gần đây chúng ta mới chấp nhận động vật là một kiểu “nạn nhân
tiềm năng” [5].
Đi kèm yếu tố trên là sự đa dạng trong định nghĩa về bạo hành và lạm dụng, cách
đo lường và ghi nhận cũng gây nhiều tranh cãi. Đồng thời, các nhà nghiên cứu
thường chỉ tập trung tìm hiểu cách động vật được đối xử hay bị ngược đãi trong
bối cảnh xã hội của riêng họ mà thôi [6].
Gần đây, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu tranh luận rằng liệu các trường hợp lạm
dụng hay bạo hành động vật có nên được xem là một yếu tố can dự vào khuôn khổ
vi phạm pháp luật hay không, lý do là vì nó có thể được xem như một chỉ báo cho
bạo lực gia đình [7].
Nghiên cứu
và đánh giá hiện tượng này thường chỉ giới hạn trong giới học thuật. Tuy nhiên,
việc phổ biến cho đại chúng lại khá hiếm và gặp nhiều vấn đề. Với việc những
thông tin quan trọng và kịp thời về những khía cạnh bên dưới bạo lực với động vật
và con người chỉ hạn chế trong các tạp chí khoa học, vậy chúng ta cần phải hành
động như thế nào? Một trong những câu trả lời là thông qua trường lớp và các tổ
chức. Tuy nhiên, có vẻ bấy nhiêu là chưa đủ. Dù chúng ta đã biết động vật có vô
vàn những đặc điểm và phẩm chất có lợi cho con người, “việc đồng cảm [với động
vật] không đơn giản là thứ gì đó có thể dễ dàng đưa vào người như tiêm chủng;
nó là một quá trình học tập lâu dài” [8].
Cha mẹ, giáo viên, cũng như động vật là những tác động quan trọng và không thể
thiếu cho sự phát triển nhận thức. Động vật đem lại lợi ích cho sức khoẻ con
người [9].
Đồng thời, chúng cũng là một trong những nhà giáo dục quan trọng trong việc xây
dựng các phẩm chất tích cực trong quá trình phát triển của trẻ. [10].
Những phần tiếp theo sẽ cung cấp những khía cạnh nổi bật và quan trọng về các yếu
tố tâm lý trong hành vi bạo hành động vật.
Mối liên hệ giữa bạo
hành động vật và bạo lực với người
Đến tận đầu
thế kỷ 20, vẫn có rất ít những nghiên cứu về mói quan hệ giữa trẻ em với động vật.
Phải đến tận đầu thế kỷ 21 ý tưởng trên mới được phân tích sâu rộng [12].
Các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận ra bạo hành động vật không chỉ đơn giản là một
ý tưởng ban đầu về bạo lực, đó còn là một hiên tượng phức tạp hơn nhiều. [13].
Các nhà tư
tưởng lớn trong lịch sử đã từ lâu cho rằng có tồn tại một mối liên hệ giữa cách
chúng ta hành xử với động vật và cách chúng ta cư xử với bản thân và những ngừoi
xung quanh [14].
Gandhi, một trong những người tiên phong trong phong trào bất tuân dân sự phi bạo
lực, đã tóm gọn như sau: “Sự vĩ đại và đạo đức của một quốc gia có thể được đánh
giá qua cách động vật của quốc gia đó được đối xử” [15] Mối
liên hệ trên trẻ nên nổi tiếng đến mức nhiều nhà nghiên cứu biết đến nó đơn giản
thông qua cụm từ “mối liên hệ”[16].
Các triết gia, nghệ sĩ và các nhà nhân chủng học vẫn luôn đề xuất, thậm chí đòi
hỏi chúng ra nhìn nhận và hành động trước mối liên hệ này.
Cuối những
năm 1600, triết gia John Locke đã nói “Hãm hại động vật có hệ quả huy diệt đối
với những ai thực hiện nó”. Năm 1751, William Hogarth đã mô tả mối liên hệ giữa
bạo lực động vật và bạo lức với con người trong một loạt các phù điêu mang tên “Bốn
Gia đoạn của sự Tàn ác”. Các phù điêu kể lại cuộc đời của Tom Nero, người đi từ
việc hành hạ những chú chó lúc còn nhỏ đến việc hiếp dâm và giết người khi lớn,
trước khi bị xử treo cổ [17].
Tiến trình hình thành bạo lực tương tự được đề cập bởi nhà nhân chủng học
Margaret Mead vào những năm 60 và bởi Anna Freud vào những năm 80: “Sụ tàn bạo
có thể là triệu chứng của rối loạn nhân cách”. Theo những nhà lý thuyết trên,
trẻ em và trẻ vị thành niên hãm hại động vật có thể dần dà thực hiện hành vi bạo
lực này đến hành vi bạo lực khác, mỗi hành vi sẽ dần làm chúng mất đi cảm giác
về bạo lực hay kích hoạt những xu hướng huỷ hoại tiềm tàng. Khi những xung năng
trên được giải phóng, “con đập ngăn ngừa bạo lực sẽ mở toang”, khiến cho đối tượng
của các hành vi bạo lực chuyển từ động vật lên người, đặc biệt là nhữn người gần
gũi với trẻ (nói cách khác, chính gia đình của trẻ) [19].
“Ở đâu có bạo hành động vật, ở
đó có bạo lực với con người”[20]
Như Arluke
(2006) giải thích, “với mỗi nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa bạo hành động
vật và xung năng bạo lực […], sẽ có một nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên
hệ đó”. Điều này có thể do khác biệt trong phương pháp nghiên cứu. Đa phần các
nghiên cứu trong lĩnh vực này được thực hiện thông qua khảo sát và bảng hỏi.
Phương pháp này bị chỉ trích do khả năng những người thực hiện hay trải nghiệm
hành vi bạo lực sẽ không đưa ra những câu trả lời đúng với thực tế. Một giải
thích khác phản biện lại mối liên hệ này là tính hai chiều của nó. Nếu vậy, tình
thương với động vật cũng sẽ là chỉ báo cho long nhân ái giành cho con người.
Tuy nhiên, một ví dụ minh chứng trong trường hợp ngược lại thường được sử dụng là
ý kiến cho rằng trong nước Đức Phát xít, phúc lợi giành cho động vật cao hơn
giành cho con người, hay Birdman Alcatraz, kẻ giết người hàng loạt lại chăm sóc
hàng trăm con chim khác nhau [21].
i) Tam giác Macdonald
và ảnh hưởng của văn hoá
Theo tam
giác MacDonald, lạm dụng động vật, cùng với đốt lửa và đái dầm ở trẻ là các yếu
tố cảnh báo bạo lực về sau ở trẻ [22].
Dù học thuyết này nhần nhiều sự phê bình, có nhiều lý do về văn hoá xã hội vẫn
khiến chúng ta phải nghiêm túc xem xét. [23].
Rất nhiều sách báo, phim ảnh đã mô tả những nhân vật có hành vi bạo lực với động
vật như là bước đâu tiên trong một chuỗi các hành vi dẫn đến việc cuối cùng sẽ hãm
hại nguòi khác. Phần lớn các sát nhân nổi tiếng đều có lịch sử bạo hành động vật,
đặc biệt là đều có các triệu chứng mà MacDonald mô tả khi còn nhỏ [24].
Một loạt những người xả sung hàng loạt trong các trương học những năm vừa qua
cũng có lịch sử về bạo hành động vật lúc nhỏ, đặc biệt là Luke Woodham,[25] Kip
Kinkel[26],
và sát nhân tại ĐH Columbine Eric Harris và Dylan Klebold[27].
Dù rõ ràng
là đốt lửa, đái dầm, và ngay cả bạo hành động vật là không đủ và chưa chắc hẳn
luôn dẫn đến bạo lực, rất nhiều người vẫn xem chúng là những hành vi chỉ báo.
Tuy nhiên, quan trọng không kém là cách xã hội phản ứng trước những sự kiện
trên [28].
Các nhà phê bình hay tranh luận rằng “tiến trình” bạo lực động vật-con người,
trong đó một yếu tố sẽ dẫn đến cái còn lại, vẫn còn nhiều thiếu sót và xem nhẹ
những khía cạnh đa chiều của “những hành vi xã hội được thiết chế hoá (institutionalized
social practices), trong đó việc bạo hành động vật diễn ra thường xuyên, rộng
khắp, và được xã hội chấp nhận” [29].
Đó là mâu thuẫn kinh điển giữa hai yếu tố bẩm sinh và môi trường.
ii) Bạo hành đông vật
và Bạo lực gia đình
Các nhà
khoa học xã hội và các cơ quan hành pháp mới đây đã bắt đầu nghiên cứu về nguồn
gốc của bạo lực. Họ đã liên kết các hành vi bạo hành động vật với việc lạm dụng
hay bỏ mặc trẻ em, bạo lực trong gia đình và bạo lực trong cộng đồng. Các nhân
viên hành pháp, công tố viên, những cơ quan dich vụ xã hội, bác sĩ, các chuyên
gia sức khoẻ tâm thần đã cùng làm việc với các bác sĩ thú y và những nhân viên
kiểm soát động vật để đề ra chiến lược bảo vệ những ngừoi yếu thế trong cộng đồng.
Lý do là vì những ngừoi thực hiện các hành vi bạo lực thường đe doạ hay thực hiện
các hành vi bạo lực để hãm hại động vật, đặc biệt là vật nuôi như một “cách thức
giành lấy và duy trì quyền kiểm soát lên gia đình” [30].
Dù diều này ngày càng được thể hiện rõ và trở thành một yếu tố quan trọng [31], các nghiên cứu liên tục cho thấy các dịch vụ và
cơ sở xã hội thường ít khi hỏi về vấn đề trên.
·
Theo Văn phòng Thống kê Australia, “có khoảng 1 trên 12 phụ nữ bị
lạm dụng về cảm xúc bởi đối tác của mình cho biết vật nuôi của họ từng bị hãm
hại” [32]
·
Trong một nghiên cứu trên 200 phụ nữ đang phải tạm trú do bạo
lực gia đình, gần 55% cho biết, “thành viên trong gia đình hay đối tác của họ
từng đe doạ giết vật nuôi hay gia súc của họ”. Xấp xỉ một phần ba người tham
gia nghiên cứu cho biết vật nuôi của họ từng bị giết hay bị gây thương tích
trong suốt mối quan hệ. 90% người đe doạ hay gây thương tích/ giết là vợ hay chồng của họ” [33].
·
Một nghiên cứu tại Úc thực hiện vào năm 2012 cho thấy, trong 26
phụ nữ được khảo sát tại các trung tâm dịch vụ xã hội cho người bị bạo lực gia
đình, 92% chobiết “họ từng phải nói chuyện về bạo hành động vật cho các bác sĩ
thú y”, rất nhiều người trong số họ không biết, hay không có đủ thông tin, về
việc họ có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc vật nuôi khi chấm dứt một mối quan
hệ có bạo hành gia đình. Ngay cả những người biết về những dịch vụ này cũng “không
sẵn sang sử dụng” các dịch vụ đó, nguyên do thường được đưa ra là mối liên kết
của họ với vật nuôi” [34].
·
Khoảng 88% vật nuôi trong các gia đình có bạo hành thường bị lạm
dụng hay bị giết. Tại Mỹ, 57% phụ nữ trong các trung tâm dịch vụ xã hội cho
người bị bạo lực gia đình có vật nuôi bị giết bởi người bạo hành. Việc bỏ bê
vật nuôi cũng có thể là chỉ báo cho việc bỏ bê con cái.
·
Trong các trường hợp chứng kiến bạo
lực hay ngược đãi động vật, can thiệp sớm có thể có tác dụng ngăn chặn hành vi
được thực hiện, dù ngừoi bạo hành là trẻ em hay ngừoi lớn. Các trường hợp bạo
hành động vật nghiêm trọng hay liên tiếp xảy ra cần có xử phạt hình sự lẫn điều
trị y khoa.
Nghiên cứu
liên tục cho thấy lạm dụng động vật cần được các nhà khoa học chú ý cẩn trọng
và lâu dài. Lý do vì:
·
Đa số, nếu không phải tất cả, các nhà chuyên môn đều cho rằng
tàn bạo với động vật có thể là “hành vi chông đối xã hội nghiêm trọng”, đóng
vai trò cảnh báo hay nhận biết bạo lực trong tương lai. Bản thân người ngược
đãi động vậy thường là nạn nhân của bạo lực, các nghiên cứ cho thấy lạm dụng
vật nuôi thường đi kèm với bạo lực gia đình.
·
Bạo hành động vật “thường xuyên xảy ra”, nhiều nghiên cứu cho
thấy “một nửa trẻ em từng chứng kiến và một phần năm từng thực hiên hành vi này” [35].
·
Những hệ quả tiêu cực trong tiến trình phát triển của trẻ có thể
có tương quan hay là kết quả trực tiếp của việc ngược đãi động vật. Hành vi này
được liệt kê như một triệu chứng của Rối loạn Cư xử (Conduct Disorder), và
thường dẫn đến việc “ngăn chặn hay làm biến chất khả năng thấu cảm”.
·
[…]
Vấn đề
về Định nghĩa?
Xã hội thường phân loại một số loài vật là cần loại trừ, hay gán
những ngôn ngữ tiêu cực lên loài vật đó, cố ý cho chúng ta biết là cuộc sống của
chúng không quan trọng. Ví dụ như các từ “sâu hại” hay loài gặm nhấm”. Việc giết
hay hãm hại các loài vật trên không những không bị chú trọng mà còn được khuyến
khích công khai, “bất kể cách thức hay với ý định gì” [38].
Tuy nhiên, mỗi loài vật lại được phân loại khác nhau trong mỗi nền văn hoá, kết
quả là đưa đến một định nghĩa khá mong manh về việc “tàn bạo với động vật” thật
sự có ý nghĩa gì […]
Định nghĩa về lạm dụng hay ngược đãi động vật thường được các
nhà nghiên cứu sử dụng như sau: “hành vi không được xã hội chấp nhận trong việc
cố tình gây đau đớn, chịu đựng, căng thẳng hoặc sát hại không cần thiết với động
vật” [42].
Tuy nhiên, một số hành vi bạo lực với động vật thường được chấp nhận, cho phép
hay thậm chí tán dương bởi một số nguời, lại không nằm trong định nghĩa trên.
Săn bắn là một ví dụ. Việc sát hại kinh hoàng và tàn bạo hàng triệu con
kangaroo là một ví dụ. Kangaroo là đối tượng bị sát hại trong tự nhiên nhiều nhất
trên thế giới chỉ sau hải cẩu Canada [43].
Việc giết hại hàng loạt này được xã hội cho phép. Trong một báo cáo với Bộ Tư
Pháp Hoa Kỳ, Ascione đã lý giải một số ngoại lệ trong các hành vi bạo lực và
tàn bạo dựa trên cơ sở rằng các nền văn hoá khác nhau gắn những ý nghĩa khác
nhau lên hành vi bạo hành động vật. Thật vậy, hành vi lạm dụng ở văn hoá này có
thể lại là một môn thể thao ở nền văn hoá khác [44].
Ascione đưa ra ví dụ về việc dự thảo đưa rodeo (trò chơi cưỡi bò
hay bắt bò của cao bồi Mỹ) và đấu bò tại Thế Vận Hội 2002. Đa số người dân sẽ cảm
thấy “kinh tởm” về đề xuất này. Tuy nhiên, nếu đề nghị tương tự được đưa ra tại
Tây Ban Nha, nó sẽ lại “ít gây tranh cãi hơn”, chủ yếu là do “khác biệt về tiêu
chuẩn văn hoá trong việc đối xử với động vật”. Đây chính là chủ nghĩa tương đối
trong văn hoá. Một nghiên cứu về sự khác biệt trong các niềm tin và quy luật
văn hoá vào năm 1992 của Robert B.
Edgerton đã cho thấy, một số hành vi và thực hành “không mang tính thích ứng về
văn hoá”. Chúng ta có khả năng đặt mình vào nhiều vị thế (positivity) khác nhau,
thì ngược lại, “chúng ta cũng có khả năng duy trì các niềm tin, giá trị và thiết
chế xã hội dẫn đến các hành động tàn bạo phi nghĩa, gây đau khổ không cần thiết
và cực kỳ điên rồ đối với nhau cũng như với các xã hội khác cùng môi trường hiện
hữu quanh xã hội đó [45].
Điều này đúng với xã hội của chúng ta cũng như với các xã hội khác.
Tại sao
trẻ lại hãm hại động vật
Đa số các nhà nghiên cứu đồng ý rằng ngược đãi đông vật không chỉ
đơn thuần là hệ quả khiếm khuyết về nhân cách ở người ngược đãi. Đó còn là triệu
chứng của một bối cảnh chịu tổn thương nghiêm trọng. Những người bạo hành động
vật thường chủ yếu là nam giới ở độ tuổi vị thành niên, có thể đến từ bất kỳ sắc
tộc hay điều kiện kinh tế xã hội nào.
Nghiên cứu cho thấy bản thân trẻ em lạm dụng động vật thường là nạn
nhân của lạm dụng, từng chứng kiến bạo hành trong gia đình hay học cách phản ứng
trước cơn giận hay sự thất vọng thông qua bạo lực từ chính cha mẹ. Những trẻ
này sẽ thực hiện hành vi bạo lực lên một thành viên khác yếu thế hơn tron ggia
đình, mà thường sẽ là vật nuôi.
Bạn có thể hỗ trợ bằng cách
nào:
·
Cần nhận biết mối liên hệ giữa bạo lực với động vật và các loại
bạo lực khác, đặc biệt là ở trẻ em. Can thiệp sớm có thể giúp thay đổi vòng
xoáy bạo lực trên
·
Đừng làm ngơ trước viêc ngược đãi động vật ở trẻ em bằng cách
cho rằng “nó mới là con nít”. Nếu trẻ có hành vi tàn bạo với động vật, đó có
thể là dấu hiệu trẻ đang cần sự trợ giúp.
·
Nếu bạn nghe hay thấy trẻ hay động vật bị bạo hành, hãy tìm kiếm
sụ hỗ trợ. Không hành động nghĩa là đang chấp nhận hay tham gia vào hành vi bạo
hành. […]
Link bài viết: http://animal-lib.org.au/campaigns/animal-rights-theories/the-psychology-of-violence-against-animals
Dịch: Hành Lang Tâm Lý
Tài liệu tham khảo
[1]Flynn, C. P., 2011, ‘Examining the links between animal abuse and
human violence,’ Crime, Law and Social Change, vol. 55, pp.
453-468.
[2]Ascione, F. R., 2005, Children and Animals: Exploring the
Roots of Kindness and Cruelty, Purdue University Press, Indiana.
[3]Ascione, F. R., 2001, ‘Animal abuse and youth violence,’ US
Department of Justice, Office of Juvenile Justice and Delinquency Prevention,
Juvenile Justice Bulletin. Available at: https://www.ncjrs.gov/pdffiles1/ojjdp/188677.pdf
[4]The Humane Society of the United States (HSUS), n.d., First
Strike: The Violence Connection. Available at:http://www.humanesociety.org/assets/pdfs/abuse/first_strike.pdf
[5]Merz-Perez, L. and Heide, K. M., 2004, Animal Cruelty:
Pathway to Violence against People, AltaMira Press, Oxford.
[6]Ascione, F. R., 2005, Children and Animals: Exploring the
Roots of Kindness and Cruelty, Purdue University Press, Indiana.
[8]Vachss, A., 2005, cited in Ascione, F. R., 2005, Children
and Animals: Exploring the Roots of Kindness and Cruelty, Purdue University
Press, Indiana.
[9] Wells, D. L., 2009, ‘The effects of animals on human health
and well-being,’ Journal of Social Issues, vol. 65, no. 3, pp.
523-543.
[10]Serpell, J., 1999, ‘Animals in children’s lives,’ Society
and Animals, vol. 7, no. 2, pp. 87-94.
[11]Hall, 1904, cited in Ascione, F. R., 2005, Children and Animals:
Exploring the Roots of Kindness and Cruelty, Purdue University Press,
Indiana.
[12]Ascione, F. R., 2005, Children and Animals: Exploring the
Roots of Kindness and Cruelty, Purdue University Press, Indiana.
[13]Merz-Perez, L. and Heide, K. M., 2004, Animal Cruelty:
Pathway to Violence against People, AltaMira Press, Oxford.
[14]Flynn, C. P., 2011, ‘Examining the links between animal abuse and
human violence,’ Crime, Law and Social Change, vol. 55, pp.
453-468.
[15] Quoted in Phillips, C., 2009, The Welfare of
Animals: The Silent Majority, Springer Publishing, New York.
[16]Muller-Harris, D. L., 2011, ‘Animal violence court: a therapeutic
jurisprudence-based problem-solving court for the adjudication of animal
cruelty cases involving juvenile offenders and animal hoarders,’ Animal
Law, vol. 17, pp. 313-336.
[17]Muller-Harris, D. L., 2011, ‘Animal violence court: a therapeutic
jurisprudence-based problem-solving court for the adjudication of animal
cruelty cases involving juvenile offenders and animal hoarders,’ Animal
Law, vol. 17, pp. 313-336.
[18]Lockwood, R., 2005, ‘Cruelty toward cats: changing perspectives’.
In D J Salem and A N Rowan (eds.), The State of Animals, Humane
Society Press, Washington.
[19]Arluke, A., 2006, Just A Dog: Understanding Animal Cruelty
and Ourselves, Temple University Press, Philadelphia.
[20]Muller-Harris, D. L., 2011, ‘Animal violence court: a therapeutic
jurisprudence-based problem-solving court for the adjudication of animal
cruelty cases involving juvenile offenders and animal hoarders,’ Animal
Law, vol. 17, pp. 313-336.
[21]Arluke, A., 2006, Just A Dog: Understanding Animal Cruelty
and Ourselves, Temple University Press, Philadelphia.
[22]Ascione, F. R., 2005, Children and Animals: Exploring the
Roots of Kindness and Cruelty, Purdue University Press, Indiana.
[23]Arluke, A., 2006, Just A Dog: Understanding Animal Cruelty
and Ourselves, Temple University Press, Philadelphia.
[24]Petersen, M. L. and Farrington, D. P., 2007, ‘Cruelty to animals
and violence to people,’ Victims and Offenders, vol. 2, pp. 21-43.
[25] Beirne, P., 2004, ‘From animal abuse to interhuman violence?
A critical review of the progression thesis,’ Society and Animals,
vol. 12, no. 1, pp. 39-65.
[26]Leary, M. R., Kowalski, R. M., Smith, L. and Phillips, S., 2003,
‘Teasing, rejection, and violence: case studies of the school shootings,’ Aggressive
Behaviour, vol. 29, pp. 202-214.
[27]Finkelstein, S. I., 2003, ‘Canary in a coal mine: the connection
between animal abuse and human violence,’ Bellwether Magazine, vol.
1, no. 58, p. 10.
[28]Ascione, F. R., 2005, Children and Animals: Exploring the
Roots of Kindness and Cruelty, Purdue University Press, Indiana.
[29] Beirne, P., 2004, ‘From animal abuse to interhuman violence?
A critical review of the progression thesis,’ Society and Animals,
vol. 12, no. 1, pp. 39-65.
[31]Ascione, F. R., Weber, C. V. and Wood, D. S., 1997, ‘The abuse of
animals and domestic violence: a national survey of shelters for women who are
battered,’ Society and Animals, vol. 5, no. 3.
[32]Australian Bureau of Statistics (ABS), 2014, ‘Australian social
trends, 2014: emotional abuse’. Available at:http://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/Lookup/4102.0main+features602014
[34]Tiplady, C.M. and Phillips, C. J. C., 2012, ‘Intimate partner
violence and companion animal welfare,’ Australian Veterinary Journal,
vol. 90, no. 1-2, pp. 48-53.
[35]Flynn, C. P., 2011, ‘Examining the links between animal abuse and
human violence,’ Crime, Law and Social Change, vol. 55, pp.
453-468.
[36]Australian Veterinary Association (AVA), 2013, ‘Pet ownership
statistics’. Available at: http://www.ava.com.au/news/media-centre/hot-topics-4
[37]RSPCA, 2016, ‘How many pets are there in Australia?’ Available
at: http://kb.rspca.org.au/How-many-pets-are-there-in-Australia_58.html
[38]Ascione, F. R., 2005, Children and Animals: Exploring the
Roots of Kindness and Cruelty, Purdue University Press, Indiana.
[39]Deery, S., 2012, ‘Conviction, but no jail, for three youths who
tortured and killed baby kangaroo,’ Herald Sun. Available at:http://www.heraldsun.com.au/news/law-order/conviction-but-no-jail-for-three-youths-who-tortured-and-killed-baby-kangaroo/story-fnat7jnn-1226521086016
[40]Brice, C., 2016, ‘Tiny dolphin killed by crowd of beachgoers for
selfies in Argentina,’ ABC News. Available at:http://www.abc.net.au/news/2016-02-18/baby-dolphin-killed-by-crowd-of-beachgoers-in-argentina/7182070
[41]Bowerman, M., 2015, ‘New ‘cat-punching’ page appears on Facebook,’ USA
Today. Available at:http://www.usatoday.com/story/news/nation-now/2015/02/11/animal-cruelty-facebook-cat-punching-back/23228703/
[42]Ascione, F. R., 1993, ‘Children who are cruel to animals: a review
of research and implications for developmental psychopathology,’ Anthrozoos,
vol. 6, pp. 226-247.
[43]Boom, K., Ben-Ami, D.,Croft, D. B., Cushing, N. and Ramp, D., 2012,
‘ ‘Pest’ and resource: a legal history of Australia’s kangaroos,’ Animal
Studies Journal, vol. 1, no. 1, pp. 17-40.
[44]Ascione, F. R., 2001, ‘Animal abuse and youth violence,’ US
Department of Justice, Office of Juvenile Justice and Delinquency Prevention,
Juvenile Justice Bulletin. Available at: https://www.ncjrs.gov/pdffiles1/ojjdp/188677.pdf
[45]Edgerton cited in Ascione, F. R., 2005, Children and
Animals: Exploring the Roots of Kindness and Cruelty, Purdue University
Press, Indiana.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét