Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

LÃNH ĐẠO LÀ BẨM SINH HAY HỌC TẬP? NGHIÊN CỨU CHỈ RA CÁCH THỨC KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN

0

ĐH ILLINOIS 6/10/2014
Hầu như không một ngày nào trôi qua mà các nhà phê bình lại không than phiền về khả năng lãnh đạo của các quan chức thể thao, các ông bầu đội tuyển, các cán bộ chính phủ và các gương mặt công chúng khác. Nếu không có bằng chứng rằng khả năng này có thể được học tập, các chuyên gia của Đại học Illinois chắc cũng sẽ gia nhập đám đông thất vọng đang tràn ngập khắp nước Mỹ này.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của ĐH Illinois (UI) lại ủng hộ ý tưởng rằng các nhà lãnh đạo được hình thành chứ không phải được sinh ra. Và sự phát triển của khả năng này cần đi theo một tiến trình cụ thể.

Nghiên cứu trong quá khứ chỉ ra rằng khả năng lãnh đạo có 30% là bẩm sinh di truyền và 70% là kết quả được rút ra từ những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. Từ những con số phần trăm trên, các giáo sư của UI gồm Kari Keating, David Rosch và Lisa Burgoon đã để xuất một con đường hiệu quả nhằm phát triển khả năng lãnh đạo.

Keating – giảng viên dạy các khóa học lãnh đạo tại chuyên ngành giáo dục lãnh đạo nông nghiệp của Đại học khoa học Nông nghiệp, Khách hàng và Môi trường, chia sẻ: “Chỉ qua 15 tuần lớp nhập môn của chúng tôi, sinh viên cho biết đạt được những kết quả đáng kể trong ba thành phần quan trọng của khả năng lãnh đạo: việc tin vào bản thân, hay tự tin về khả năng lãnh đạo của mình; kỹ năng và động lực lãnh đạo.”
Nghiên cứu mới chỉ rằng khoa học cũng góp phần vào việc hướng dẫn khả năng phát triển lãnh đạo, Rosch chia sẻ.

“Nó là một chiếc ghế ba chân: chúng tôi gọi chúng là sẵn sàng, quyết tâm và năng lực. Sinh viên trước hết cần trở nên sẵn sàng để học cách làm người lãnh đạo; sau đó, họ trở nên quyết tâm học những kỹ năng cần thiết để thực hành lãnh đạo; và cuối cùng, họ có năng lực lãnh đạo bởi vì họ đã có những kỹ năng và động lực để làm điều đó. Bạn không thể chuyển từ chân ghế này qua chân ghế khác khi chưa đạt được một sự sẵn sàng nhất định.”

Rosch cũng giải thích thêm: “Nếu sinh viên tham dự khóa học với mức độ tin vào bản thân thấp, cho rằng ‘Tôi thực sự không nghĩ bản thân mình có thể làm lãnh đạo’ hoặc ‘Tôi không tự tin vào những khả năng của bản thân’, thì sau 15 tuần, dù họ có thể không tiến bộ về mặt quyết tâm và năng lực, nhưng họ vẫn có khả năng phát triển ở chân ghế “sẵn sàng”.

Ông nhấn mạnh, “Giống trong lớp học toán, bạn không sẵn sàng để thực hiện phép tính nếu bạn không biết những kiến thức đại số căn bản. Nó cho thấy chúng ta cần chú ý vào sự sẵn sàng để sinh viên có thể gặt hái tối đa từ những khóa học khả năng lãnh đạo.”

Còn những sinh viên tham gia lớp nhập môn, đã sẵn sàng trở thành lãnh đạo, có thể nói rằng “Tôi làm được, tôi là một nhà lãnh đạo”, sẽ có trải nghiệm học tập khác biệt. Họ trở nên quyết tâm lãnh đạo mọi người thậm chí khi việc đó không đóng góp nhiều vào CV của họ.

Vậy, khả năng lãnh đạo là gì?
Burgoon cho rằng: “Về phương diện lịch sử, những nhà lãnh đạo được xem là những người nam tính và có xu hướng quyền lực. Có thời điểm, mọi người quan niệm rằng nếu bạn cao, đọc lưu loát rõ ràng, và được giáo dục đầy đủ thì bạn là một nhà lãnh đạo.”
Sinh viên thường có cách nhìn về lãnh đạo thông qua địa vị, Rosch nói: “Một năm sống trong hang động không khiến bạn trở thành nhà địa chất, tương tự, làm lớp trưởng lâu năm không biến bạn trở thành người lãnh đạo”.

Khả năng lãnh đạo rộng lớn hơn những điều trên. Ông nói: “Định nghĩa chúng tôi sử dụng trong khóa học cho rằng khả năng lãnh đạo có nghĩa là một cá nhân có tầm ảnh hưởng đến một nhóm người hướng đến một mục tiêu chung. Vậy, làm thế nào để bạn tác động đến mọi người? Bạn có thể lãnh đạo thông qua tương tác, mối quan hệ, khả năng giao tiếp, cách thức bạn thể hiện lời cảm ơn và giá trị đạo đức của bạn.”
Keating bổ sung thêm “Khả năng lãnh đạo không được thực hiện một mình. Nó được thực hiện với người khác.”

Các sinh viên trong lớp hoàn thành 10 đến 12 bản tự đánh giá để nhận biết xem đâu là điểm mạnh và điểm yếu trong việc lãnh đạo của mình. Kết thúc học kỳ, họ có thể nói: “Tôi không thực hiện bất kỳ điều gì liên quan đến mối quan hệ. Tôi thường sử dụng quyền lực trong cách tôi lãnh đạo. Có lẽ, tôi cần thay đổi những việc tôi đang làm để nhóm của tôi có thể đạt được những kết quả tốt hơn”.

Rosch cho biết mỗi học kỳ có hàng tá sinh viên đến gặp ông sau khi đã đi phỏng vấn xin việc mà trong đó, họ được đi tiếp vì có khả năng thể hiện và trình bày về việc lãnh đạo. Ông nói thêm rằng các cố vấn học tập đang bắt đầu giới thiệu những khóa học lãnh đạo cho cả các sinh viên không có chuyên ngành chính lẫn chuyên ngành phụ về lãnh đạo.
Ông nhấn mạnh: “Nếu chúng ta có thể kiểm tra ban đầu năng lực lãnh đạo của sinh viên tương tự như kiểm tra xếp loại ngành hóa học, chúng ta sẽ có thể khiến nguồn lực của mình trở nên hiệu quả hơn và tối ưu hóa tiềm năng học tập trong chương trình của chúng ta”.



Đọc tiếp

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

TRẮC NGHIỆM NHÂN CÁCH QUA KEM ĐÁNH RĂNG

0

Các bạn tối nay nhớ lấy kem đánh răng ra xem mình thuộc kiểu nào nhé :3
Lưu ý: Hình có mục đích là vui thôi các bạn nhé, không có cơ sở khoa học gì đâu :3

Cùng vui với tâm lý học tại:
https://www.facebook.com/hanhlangtamly
Đọc tiếp

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

SINH VIÊN NỘP BÀI SÁT GIỜ THƯỜNG BỊ ĐIỂM THẤP

0

đh WARWICK 13/9/2014
David Arnott và Scott Dacko thuộc Trường Kinh doanh Warwick vừa thực hiện một nghiên cứu về việc nộp bài làm trực tuyến và tìm ra rằng bài làm được nộp càng gần thời hạn thì điểm số càng thấp.


TS Arnott cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng nguyên nhân của việc chậm trễ nộp bài là do thói quen học tập tiêu cực. Điều này đem đến những hậu quả nguy hại và nghiêm trọng cho hiệu suất công việc.

“Nếu vấn đề này được giải quyết tận gốc rễ ngay từ năm nhất, nó có thể giúp nâng cao kết quả đầu ra và khả năng xin việc của sinh viên.”

Nghiên cứu tìm hiểu bài thi cuối kỳ của 504 tân sinh viên và 273 sinh viên năm 3 trong hai môn học marketing, và thời hạn nộp bài là trên 4 tuần.

Các bài làm nộp qua mạng trước thời hạn khá lâu thường được cho điểm ưu nhiều hơn những bài nộp gần hạn chót.

Trong số 777 sinh viên marketing tham gia nghiên cứu suốt 5 năm, 86,1% thường đợi đến 24 giờ trước thời hạn mới nộp bài và điểm số trung bình của các bạn cũng suýt soát với những bạn nộp sớm (64,04 so với 64,32).

Tuy nhiên trung bình điểm số giảm dần theo từng giờ đồng hồ đến trước thời hạn nộp bài, những sinh viên nộp vào phút cuối thường có kết quả tệ nhất. Họ mất 5% số điểm của mình, giàm từ 64.17 còn 59.00.

Nghiên cứu ghi nhận rằng không có khác biệt  đáng kể giữa sinh viên năm 1 và năm 3, và như vậy, những sinh viên trì hoãn thường tiếp tục thực hiện thói quen xấu này trừ khi có can thiệp ngay từ ban đầu.

Nghiên cứu này được thực hiện cho Viện Hàn Lâm Marketing Châu Âu, kêu gọi các trường Đại học chú trọng giảng dạy kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên nhằm hỗ trợ những sinh viên hay chậm trễ, tránh bị mất điểm do đợi đến phút cuối mới hoàn thành công việc.

TS Dacko nói thêm: “Nếu chúng ta muốn điều chỉnh hoạt động giáo dục thì việc nhận diện sinh viên được hưởng lợi ích từ những can thiệp này là rất quan trọng.
“Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra lời cảnh báo cho các nhà giáo dục về việc chúng ta đang làm sinh viên thất vọng không phải vì môn học, giáo trình, phương pháp giảng dạy hay đánh giá, mà là vì chúng ta chưa cung cấp cho các bạn những kỹ năng học tập quan trọng cho việc học đại học.

 “Nhu cầu cải thiện khả năng tự tổ chức và học tập khả năng tự điều chỉnh, cùng sự tự tin vào khả năng của bản thân về sau nơi các bạn sinh viên là rất rõ ràng.”
Các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã tìm ra được một phương pháp mới, trực tiếp và không mang tính xâm hại nhằm giải quyết vấn đề trên.

TS. Arnott chia sẻ: “Chúng tôi hiện đã nhận diện và kiểm chứng một công cụ hữu hiệu nhằm xác định những người hay trì hoãn. Phương pháp phân tích này có thể được thực hiện trực tiếp bằng cách tìm hiểu bảng đánh giá ban đầu của sinh viên, từ đó, phát hiện những sinh viên thường trì hoãn và đưa ra các khóa huấn luyện có định hướng mục tiêu.”



Đọc tiếp

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

ÂM NHẠC TRỊ LIỆU GIÚP ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM NƠI TRẺ EM VÀ THIẾU NIÊN

0

Trong một nghiên cứu có quy mô lớn nhất về âm nhạc trị liệu, các nhà nghiên cứu hợp tác với Quỹ Âm nhạc Trị liệu Bắc Ai Len, đã tìm ra rằng, so với những người được điều trị tâm lý không có trị liệu âm nhạc đi kèm, âm nhạc trị liệu giúp giảm nhẹ trầm cảm và cải thiện đáng kể lòng tự trọng. 

Nghiên cứu đồng thời cho thấy các thân chủ tham gia âm nhạc trị liệu, so với những người chỉ nhận duy nhất những săn sóc thông thường, cũng gia tăng các kỹ năng giao tiếp và tương tác.

251 trẻ em và thanh thiếu niên tham gia vào nghiên cứu từ tháng 3/ 2011 đến tháng 5/ 2014. Các trẻ được chia thành hai nhóm – 128 trẻ chỉ nhận những phương pháp săn sóc thông thường, 123 trẻ còn lại được tham gia thêm vào các buổi trị liệu âm nhạc. Tất cả các trẻ đều được điều trị các vấn đề về cảm xúc, phát triển hay hành vi. Các kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả vẫn được duy trì dài hạn.

Giáo sư Sam Porter thuộc Trường Điều dưỡng và Hộ sanh, ĐH Queen, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong việc tìm ra phương thức điều trị hiệu quả các vấn đề về hành vi và đáp ứng các nhu cầu sức khỏe tâm thần nơi trẻ em và trẻ vị thành niên.”

TS. Valerie Holmes, Trung tâm Y tế Công cộng, thuộc ĐH Dược, Nha khoa và Khoa học Y Sinh, đồng tác giả, chia sẻ: “Đây là nghiên cứu lớn nhất từng được thực hiện nhằm khám phá khả năng hỗ trợ của âm nhạc trị liệu đối vơi nhóm thân chủ rất nhạy cảm này. Đây cũng là bằng chứng cho thấy cách thức ĐH Queen thúc đẩy hiểu biết và thay đổi cuộc sống.”

Ciara Reilly, Giám đốc Điều hành Quỹ Âm nhạc Trị liệu, cho biết: “Âm nhạc trị liệu thường được ứng dụng với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có những điều kiện đặc biệt về sức khỏe tinh thần, nhưng đây là lần đầu tiên hiệu quả của phương pháp này được chứng minh bằng thực nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên trong một môi trường lâm sàng. Kết quả thu được rất ấn tượng và giúp nhấn mạnh nhu cầu phổ biến âm nhạc trị liệu như một lựa chọn điều trị chính thống. Suốt một thời gian dài, chúng ta phải dựa trên các bằng chứng võ đoán cùng những kết quả từ các nghiên cứu nhỏ lẻ về hiệu quả của âm nhạc trị liệu. Nay, chúng ta đã có bằng chứng lâm sàng vững chắc minh chứng cho hiệu quả tác động của nó.”

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thu thập dự liệu nhằm xác định mối liên hệ hiệu quả - phí của âm nhạc trị liệu với các phương thức điều trị khác.

Đọc tiếp

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

SỔ TAY HƯỚNG DẪN APA DÀNH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC

1
SỔ TAY HƯỚNG DẪN APA DÀNH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC 

Hành Lang Tâm Lý xin gửi đến các bạn  SỔ TAY HƯỚNG DẪN APA DÀNH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC do Hành Lang Tâm lý lược dịch.

Tài liệu này được lấy từ trang chủ của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, American  Psychological  Association.  (2013), link: http://www.apa.org/ed/precollege/undergrad/index.aspx

Tài liệu đề cập đến 5 mục tiêu lớn mà sinh viên học chuyên ngành Tâm lý cần có:
- Kiến thức nền tảng về Tâm lý học
- Tìm tòi khoa học và Tư duy phản biện
- Trách nhiệm đạo đức và xã hội trong Thế giới đa dạng
- Giao tiếp
- Phát triển sự ghiệp

Thiết nghĩ trong điều kiện một số bạn sinh viên đã và đang học ngành Tâm lý còn nhiều hoang mang về những yêu cầu, điều kiện mà một sinh viên tâm lý cần có khi ra trường, tài liệu này (tuy chưa được chuẩn hóa với điều kiện Việt Nam) là một gợi ý hữu ích về các tiêu chí, con đường, mục tiêu mà sinh viên cần theo đuổi.

Có thể nhiều bạn nghĩ rằng tài liệu này còn máy móc, chưa phản ánh đúng thực tế nhưng HLTL thiết nghĩ, việc cần có một "tiêu chuẩn" chung về đào tạo để các Trường Đại Học, Bộ môn và Khoa Tâm lý học định hướng và để sinh viên tự phấn đấu là điều kiện đầu tiên để ngành Tâm lý nước nhà phát triển các bước tiếp theo.

Xin cùng chia sẻ với các bạn tài liệu này:
Link download: https://drive.google.com/file/d/0B6KPAwXu0LyPN21RaFplSVRvWnc/view?usp=sharing

Đọc tiếp

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

YÊU THÍCH CÔNG VIỆC THẬT SỰ RẤT QUAN TRỌNG

0
Yêu công việc

05/09/2014

Mihaly Csikszentmihalyi, tâm lý gia thuộc ĐH Cao học Claremont, đã tìm hiểu hiện tượng trên trong nhiều năm liền. Ông gọi đó là “guồng”: trải nghiệm có được khi ta ở trong “môi trường yêu thích”. Trong lúc “vào guồng”, chúng ta tiếp thu tối đa và tập trung cao độ; ta hòa mình vào trong chính hoạt động.

Nhưng nếu bằng trực giác, ta biết được rằng những nhiệm vụ đang thu hút ta sẽ rất gian khổ, liệu nó sẽ ảnh hưởng ra sao đến nguồn năng lượng tinh thần của ta? Liệu yêu thích có giúp chúng ta làm việc hết mình mặc cho mỏi mệt hay không? Nghiên cứu của tôi cùng Lisa Linnenbrink-Garcia, tâm lý gia thuộc ĐH Bang Michigan, vừa được đăng trên Journal of Experimental Social Psychology đưa ra câu trả lời là có!

Trong nghiên cứu trên, chúng tôi đã yêu cầu một nhóm các sinh viên chơi trò chơi tìm chữ. Trước khi các bạn bắt đầu, chúng tôi yêu cầu mỗi người cho biết họ nghĩ công việc này sẽ hào hứng và thú vị đến mức độ nào. Sau đó, họ sẽ được đọc một phát biểu mô tả nhiệm vụ này là có lợi cho cá nhân hay đọc một phát biểu trung tính.
Trò chơi tìm chữ


Những người đọc lời phát biểu tích cực, và cũng là người cho rằng nhiệm vụ sẽ thú vị, tìm được nhiều chữ nhất. Hơn nữa, khả năng làm việc của họ không suy giảm, có nghĩa là họ không thưc hiện tốt đơn giản chỉ vì sự yêu thích khiến họ muốn giải đố lâu hơn, từ đó giúp họ tìm được nhiều chữ hơn, mà là vì sự tham gia của họ đã trở nên hiệu quả hơn. Hay nói cách khác, họ đang “vào guồng”.

Tiếp theo, chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu việc nâng cao hiệu quả làm việc này có khiến các bạn sinh viên mệt mỏi hay không, hay, chính sự yêu thích nhiệm vụ giúp duy trì nguồn năng lượng tinh thần của các bạn. Trong nghiên cứu tiếp theo, trước hết, chúng tôi đánh giá mức độ sinh viên dự đoán giá trị và sự thú vị của nhiệm vụ. Tiếp đến, sau khi giải một bộ các từ cần tìm, các bạn được yêu cầu bóp dụng cụ tập cơ tay càng lâu càng tốt, đây là nhiệm vụ thường được sử dụng trong các thực nghiệm tâm lý nhằm đánh giá mức độ kiệt sức tinh thần. Tương tự như khả năng tự kiểm soát để tập trung vào công việc khi có những thứ hấp dẫn hơn thu hút ta thực hiện, việc chống lại thôi thúc bỏ cuộc khi hoạt động luyện tập cơ tay này trở nên khó chịu cũng yêu cầu khả năng tự kiểm soát. Và chính việc cố gắng kiểm soát bản thân này bào mòn tinh thần của chúng ta.
Dụng cụ tập tay


Chúng tôi nhận thấy những người cho rằng nhiệm vụ tìm chữ là rất thú vị và quan trọng, một lần nữa, không chỉ thực hiện tốt nhất mà còn bóp dụng cụ luyện cơ tay lâu nhất. Nói cách khác, họ giải được nhiều câu nhất và điều này không khiến họ kiệt sức về mặt tinh thần. Ngược lại, những người không yêu thích nhiệm vụ thường thực hiện tệ nhất, và cố gắng làm việc khiến tinh thần họ hao mòn.  

Vài người trong chúng ta có may mắn tìm ra mục tiêu khiến mình thích thú – nhưng không phải ai cũng vậy. Nếu yêu thích là điều quan trọng nhất, vậy ta làm thế nào khi phải đối mặt với các công việc nhàm chán, và cần làm gì để chúng thú vị hơn?

Nghiên cứu do tâm lý gia Chris S. Hulleman thuộc ĐH Virginia và Judith Harackiewicz, ĐH Wisconsin cho thấy, với đa số mọi người, việc chúng ta quan tâm đến một điều gì đó phụ thuộc vào giá trị cá nhân chúng ta nghĩ nó đem lại cho ta. Tương tự, nhiều bạn sinh viên chán ngán khoa học vì cho rằng nó không liên hệ gì đến cuộc sống của các bạn.

Với luận điểm này, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các học sinh học khoa học tại trường cấp 3, trong suốt một học kỳ, định kỳ thực hiện một số bài viết. Nhóm nghiên cứu chọn lựa ngẫu nhiên một nửa các bạn học sinh sẽ viết tóm tắt những gì các bạn tiếp thu được trên lớp. Nửa còn lại sẽ viết về sự hữu dụng của khoa học trong đời sống, việc này có thể khiến các bạn cảm thấy khoa học có liên hệ và có giá trị với bản thân mình.

Vào cuối học kỳ, nhóm nghiên cứu phát hiện, khi so với nhóm chỉ tóm tắt các bài học, nhóm ghi nhận sự liên quan của khoa học đến bản thân cho thấy có mức độ yêu thích khoa học nhiều hơn – đồng thời điểm số của các bạn cũng cao hơn, trung bình hơn khoảng gần một bậc (hệ A, B, C,…của Mỹ). Điều này đặc biệt đúng với những bạn học sinh không được kỳ vọng sẽ học tốt trong lớp.
Nghiên cứu cũng cho thấy tham gia xã hội qua các hoạt động có thể thúc đẩy sự yêu thích. Trong một nghiên cứu mà tôi đồng biên soạn trên Journal of Educational Psychology, chúng tôi yêu cầu các học sinh THCS chơi một trò chơi điện tử về toán học chỉ một mình, hoặc đấu với một học sinh khác hay hợp tác cùng chơi với một bạn khác. Khi so sánh kết quả của những bạn chơi một mình, các bạn chơi với người khác cho thấy mức độ thích thú với trò chơi cao hơn và đồng thời có mong muốn chinh phục trò chơi mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, các nhà tâm lý Priyanka Carr và Gregory Walton thuộc Stanford đã chứng minh, so với làm việc đơn lẻ, chỉ cần bạn tin rằng (mới chỉ cần tin thôi) mình đang làm việc với người khác cũng đủ khiến bạn quan tâm hơn đến nhiệm vụ và ít bị công việc làm kiệt sức về mặt tinh thần. Tổng hợp lại, sự yêu thích quan trọng hơn những gì bạn từng nghĩ. Việc giữ động lực và hiệu quả công việc mà không làm cạn kiệt năng lượng tinh thần là rất quan trọng, đồng thời nó còn có thể biến sự nhàm chán thành hào hứng. Giáo viên, quản lý và cha mẹ phải đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự yêu thích nơi học sinh sinh viên, nhân viên và con trẻ.

Sự yêu thích sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu quan trọng nhất.

Paul A. O’Keefe là PGS Tâm lý học tai ĐH Yale-NUS, Singapore

http://www.nytimes.com/2014/09/07/opinion/sunday/go-with-the-flow.html?_r=3


Đọc tiếp

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

CÂU ĐỐ VỀ SỰ HỢP TÁC TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC NHÓM

0

PLOS 13/11/2014
Nghiên cứu chỉ ra rằng khi hai cá nhân gặp mặt nhiều lần, họ có xu hướng muốn hợp tác với nhau nhiều hơn. Flávio Pinheiro và cộng sự từ ĐH Minho và Lisbon đã chứng minh rằng chiến thuật thành công nhất cho sự hợp tác chỉ diễn ra sau khi nhóm trải nghiệm hành vi đồng thuận.
Trong bài báo được đăng trên PLOS Computational Biology, các tác giả khám phá nguyên tắc cốt lõi trong “Tình huống tiến thoái lưỡng nan của tù nhân”* (prisoner’s dilemma – Song đề  tù nhân) khi áp dụng vào khả năng ra quyết định trong phạm vi môi trường nhóm. Song đề tù nhân là phép ấn dụ hiệu quả sử dụng trong những trường hợp khi lợi ích cá nhân thúc bách con người đưa ra những quyết định mâu thuẫn với lợi ích nhóm.
Song đề tù nhân
Prisoner Dilemma
*Song đề tù nhân: 

Hai kẻ bị tình nghi là tội phạm bị cảnh sát bắt. Cảnh sát không có đủ chứng cớ để kết án họ, và đã cách ly họ. Cảnh sát gặp từng người một và làm cùng thoả thuận: nếu một người thú tội mà người kia im lặng, người im lặng sẽ bị phạt 10 năm tù và người thú tội sẽ được thả tự do. Nếu cả hai đều im lặng, cảnh sát chỉ phạt được mỗi tù nhân 6 tháng tù vì một tội nhỏ khác. Nếu cả hai đều thú tội, mỗi người sẽ bị phạt 2 năm. Hai tù nhân sẽ lựa chọn như thế nào?



Đọc thêm tại: 


Sử dụng Mô hình Lý thuyết trò chơi Cải tiến (Evolutionary Game Theory model), các tác giả điều tra xem liệu sự hợp tác có xuất hiên nơi những cá nhân hợp thành nhóm khi họ tương tác qua việc lặp lại “Trò chơi hàng hóa công cộng” (Public Goods Games) hay không. Trong đó, các cá nhân có thể đóng góp vào vốn chung, và sau đó chia sẻ tài nguyên với nhau.
Các tác giả tìm ra một lượng lớn các phản ứng có thể xảy ra phụ thuộc vào mức độ hợp tác trong nhóm trước đây. Chiến thuật hợp tác thành công nhất, được gọi là “Tất cả hoặc là Không gì cả” (All-or-None), chỉ diễn ra sau khi nhóm có một loạt các hành vi đồng thuận, cả trong việc hợp tác và trong việc trừng phạt.

Kết quả của nghiên cứu có thể ứng dụng vào các ngành sinh học, công nghệ, kinh tế và xã hội, trong đó cần kết hợp một số hình thức hợp tác hay phối hợp trong phạm vi nhóm, từ săn bắn theo nhóm, phúc lợi xã hội cho đến đàm phán về thay đổi khí hậu



Đọc tiếp

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

ĐIỀU TRẺ MONG MUỐN NHẤT KHI BỊ STRESS (INFOGRAPHIC)

0
Stress căng thẳng ở trẻ

By 
Từ thiên tai cho tới khủng hoảng kinh tế, từ chiến tranh cho tới bạo lực học đường, thế giới nơi chúng ta nuôi dạy con em mình ngày càng trở nên phức tạp. Bản năng tự nhiên của bậc làm cha mẹ và những công dân có trách nhiệm là bảo vệ trẻ khỏi những mối đe dọa, tuy nhiên, ta không thể khép kín trẻ hoàn toàn trước mọi khó khăn. Những gì ta có thể làm là cố gắng kết nối chân thành nhất với trẻ; chúng ta có thể dạy trẻ cách đối mặt với nghịch cảnh một cách tích cực và từ đó mà trưởng thành.

Vậy, điều gì khiến trẻ bị stress? Theo một khảo sát (click vào link) trên 875 trẻ cả nam và nữ từ 9 đến 13 tuổi, những điều như bài tập, bạn bè, và gia đình là các tác nhân gây căng thẳng nhiều nhất. Điều này hoàn toàn hợp lý. Nhưng đây mới là điều quan trọng: 75% trẻ được khảo sát đều cho rằng chính sự giúp đỡ của cha mẹ mới là điều các em mong mỏi nhất, tuy nó chỉ đứng thứ chín trong danh sách các phương thức giải quyết của trẻ khiến trẻ cảm thấy an tâm hơn.



Chúng ta muốn giúp đỡ trẻ khi các em bị căng thẳng, và rõ ràng, các em cần sự hỗ trợ của chúng ta. Vậy làm cách nào để lấp đầy khoảng cách trong giao tiếp để ta có khả năng tiếp xúc với trẻ khi các em cần đến ta? Một phương thức hữu hiệu là huấn luyện cảm xúc như được trình bày bên trên. Nền tảng của kỹ thuật nàu là thể hiện thấu cảm trước khi giải quyết vấn đề.

Vậy còn bạn, bạn làm gì khi trẻ bị căng thẳng?

http://blogs.psychcentral.com/stress-better/2014/11/the-1-thing-kids-want-when-theyre-stressed-out-infographic/
Đọc tiếp

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

KHI TRANG TRÍ LỚP HỌC LÀM TRẺ LO RA

0
Trang trí lớp học

Bản đồ, tranh ảnh, bảng chữ cái, dãy số cùng những vật dụng khác thường vẫn được dùng để trang trí trong các lớp tiểu học. Tuy nhiên, một nghiên cứu của ĐH Carnegie Mellon (CMU) cho thấy quá nhiều đồ vật đẹp đẽ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập ở trẻ nhỏ.

Trong nghiên cứu được xuất bản trên 
Psychological Science, Anna V. Fisher, Karrie E. Godwin và Howard Seltman thuộc ĐH Carnegie Mellon đã tìm hiểu xem liệu cách bố trí lớp học ảnh hưởng như thế nào đến khả năng duy trì tập trung của trẻ trong lúc Thầy Cô hướng dẫn và khả năng học hỏi nội dung bài học. Nhóm nghiên cứu tìm ra rằng học sinh trong các lớp học trang trí dày đặc sẽ xao nhãng nhiều hơn, giành nhiều thời gian làm việc riêng và học biết ít thông tin hơn so với khi các vật dụng trang trí được tháo gỡ.
Fisher, chủ nhiệm nghiên cứu và là phó giáo sư Tâm lý học tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Dietrich, cho biết “Trẻ nhỏ giành rất nhiều thời gian – thông thường là cả ngày - học trong cùng một lớp học, chúng tôi đã chứng minh rằng không gian thị giác lớp học có thể tác động đến mức độ học tập của trẻ.”

Vậy dựa trên phát hiện của nghiên cứu này, liệu giáo viên có nên gỡ bỏ những vật dụng trang trí trong lớp không?

Fisher cho biết, "Chúng tôi hoàn toàn không có ý cho rằng đây là câu trả lời cho tất cả các vấn đề giáo dục. Hơn thế, rất cần có những nghiên cứu bổ trợ nhằm xác định những tác động của không gian thị giác lớp học lên sự chú ý và khả năng học tập của trẻ trong lớp học trên thực tế.” “Vì vậy, tôi cho rằng, thay vì tháo bỏ tất cả những vật trang trí, giáo viên cần cân nhắc liệu có phương tiện thị giác nào gây xao nhãng cho trẻ hay không.”

Trong nghiên cứu, 24 trẻ mẫu giáo được phân vào các lớp học thực nghiệm về sáu bài học khoa học vỡ lòng với những chủ đề xa lạ với trẻ. Ba bài được dạy trong một lớp học trang trí dày đặc và ba bài được thực hiện trong một phòng giản đơn.

Các kết quả cho thấy, trẻ học được nhiều hơn trong phòng không có quá nhiều vật dụng trang trí. Đặc biệt, mức độ trả lời chính xác các câu hỏi trắc nghiệm của trẻ trong các phòng học giản dị cao hơn (55%) so với các lớp học được trang trí (42%).

“Chúng tôi cũng rất quan tâm đến kết quả liệu khi phương tiện thị giác được tháo bỏ, sự chú ý của trẻ có chuyển sang một nguồn gây nhiễu khác hay không, ví dụ như nói chuyện với bạn, và liệu tổng thời gian lo ra đó của các em có giữ nguyên như trước hay không.” Godwin, nghiên cứu sinh tâm lý và thành viên của Chương trình Nghiên cứu Giáo dục Liên ngành, chia sẻ.

Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu tổng hợp toàn bộ thời gian trẻ làm việc riêng ở cả hai nhóm, tỉ lệ hành vi lo ra trong lớp được trang trí (38,6% thời gian) cao hơn hẳn so với phòng ít vật dụng (28,4%).
Nhóm nghiên cứu hi vọng những kết quả này sẽ dẫn đến các nghiên cứu sâu hơn về việc phát triển cẩm nang hỗ trợ giáo viên thiết kế lớp học cách tốt nhất.
Viện Khoa học Giáo dục, một bộ phận của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, tài trợ cho nghiên cứu này.


http://www.cmu.edu/homepage/society/2014/spring/disruptive-decorations.shtml
Đọc tiếp

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

VĂN PHÒNG “XANH” HƠN VĂN PHÒNG “SẠCH”

0
Một góc văn phòng Google tại Tel Aviv (Israel)


Một triết lý thiết kế phổ biến trong giới doanh nghiệp cho rằng văn phòng “sạch” với bàn ghế gọn gàng, tường sơn trống trải sẽ giúp sắp xếp ổn định hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa năng suất. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới do một nhóm các nhà khoa học quốc tế thực hiện đã tìm ra rằng thiết kế văn phòng với một ít mảng xanh có thể giúp nâng cao khả năng tham gia làm việc của nhân viên và thậm chí làm tăng hiệu quả nơi công sở.

Trong một chuỗi ba thực nghiệm khác nhau, các nhà khoa học tâm lý Marlon Nieuwenhuis (ĐH Cardiff), Craig Knight (ĐH Exeter), Tom Postmes (ĐH Groningen), và Alex Haslam (ĐH Queensland) đã phát hiện rằng các nhân viên có cây cảnh trong văn phòng không chỉ cho thấy mức độ hài lòng với nơi làm việc cao hơn mà còn biểu hiện mức năng suất ấn tượng hơn.

Alex Haslam, đồng tác giả nghiên cứu giải thích, “Triết lý “sạch” đã và đang gây ảnh hưởng rộng khắp trên nhiều lĩnh vực của tổ chức doanh nghiệp.” “Nghiên cứu của chúng tôi đặt câu hỏi với niềm tin ‘càng ít càng tốt’ này. Đôi khi gọn gàng cũng đi kèm với thiếu hụt”.

Nieuwenhuis và đồng sự đặt giả thuyết rằng cây cối sẽ có tác động tích cực lên hiệu quả công việc của nhân viên thông qua việc nâng cao tri giác của họ về không gian xung quanh văn phòng. Vì người lao động biết rằng cây xanh giúp cải thiện chất lượng không khí nên họ có thể sẽ cảm thấy mình đang hít thở không khí sạch sẽ, trong lành hơn và đang làm việc trong một môi trường lành mạnh hơn. Không gia văn phòng được cải thiện cũng có thể đem lại cho nhân viên cảm giác được các cấp quản lý chú trọng và quan tâm tới đời sống thể lý và tinh thần.

Ba tuần sau khi thêm cây cảnh vào một nửa văn phòng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các nhân viên làm việc trong “mảng xanh” có mức độ tập trung và năng suất cao hơn, họ cũng có cảm giác chất lượng không khí được nâng cao.

Thực nghiệm thứ hai cho thấy bằng chứng về tác động tích cực lâu dài của văn phòng “xanh”. Các nhân viên làm việc tại một tầng lầu thuộc một trung tâm nghe gọi điện thoại được nhận đủ số cây cảnh sao cho mỗi người đều có ít nhất một cây xanh, to trong tầm mắt của mình. Hai tuần và mười bốn tuần sau khi bắt đầu thực nghiệm, 81 người tham gia sẽ trả lời một bảng hỏi ngắn tham khảo mức độ hài lòng với nơi làm việc, khả năng tập trung vào công việc, cảm giác thoái lui, và nhận thức về chất lượng không khí.

Khi so sánh với đồng nghiệp trong các văn phòng “sạch” thuộc tầng lâu khác, những người trong văn phòng “xanh” cho thấy mức độ hài lòng cao hơn cùng điểm số thoái lui thấp hơn, họ cũn có cảm giác không khí sạch hơn. Dù vậy, các đo lường về năng suất được đưa ra bởi trung tâm nghe gọi không cho thấy khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.

Trong thực nghiệm còn lại nhằm đo lường một cách khách quan tác động của văn phòng “xanh” lên hiệu quả công việc, các nhà nghiên cứu cho 33 nghiệm thể thực hiện hai nhiệm vụ trong hai văn phòng, một có cây xanh và một không có. Nieuwenhuis và cộng sự tìm ra rằng những người làm việc trong không gian “cây xanh” hoàn thiện các nhiệm vụ “nhanh hơn và ít đi kèm với thiếu sót hơn.”
 “Dữ liệu từ những kết quả hiện tại chỉ ra rằng môi trường làm việc xanh, một cách đồng nhất, khiến nhân viên thích thú hơn, tập trung hơn và hiệu quả hơn trong kinh doanh so với môi trường “sạch” tương đồng,” Nieuwenhuis và đồng nghiệp ghi trong Journal of Experimental Psychology: Applied. “Thật vậy, chỉ đơn giản tô điểm không gian đơn điệu với cây cối sẽ giúp tăng năng suất đến 15% - con số được đúc kết từ những phát hiện trong các nghiên cứu thực nghiệm mới nhất.”

Tài liệu tham khảo
Nieuwenhuis, M., Knight, C., Postmes, T., Haslam, S. A. (2014). The relative benefits of green versus lean office space: Three field experiments. Journal of Experimental Psychology: Applied, 20(3), 199-214. doi: 10.1037/xap0000024


http://www.psychologicalscience.org/index.php/news/minds-business/a-green-office-may-beat-a-lean-office.html
Đọc tiếp

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

TRỊ LIỆU TIẾP XÚC CÓ THỂ GIÚP ĐIỀU TRỊ CHO THÂN CHỦ VỚI KHỔ ĐAU KÉO DÀI

0
Khổ đau và mất mát

23/10/2014

Đối với những thân chủ phải đối mặt với sự kiện người thân qua đời, trị liệu nhận thức hành vi đi kèm với trị liệu tiếp xúc (CBT/tiếp xúc) cho thấy có hiệu quả hơn một mình CBT trong việc giảm thiểu rôi loạn khổ đau kéo dài (PGD).
PGD gắn với nỗi đau đớn dai dẳng trước việc qua đời của người thân và những khổ đau cảm xúc đi kèm, khó khăn trong việc chấp nhận cái chết, cảm giác vô nghĩa, cay đắng về việc qua đời và khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động mới. Để chẩn đoán PGD, các triệu chứng cần kéo dài ít nhất sáu tháng. PGD khác với trầm cảm ở chỗ các thân chủ sẽ bận tâm thường trực với việc đau xót cho người đã khuất.
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 80 thân chủ có PGD đã được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của CBT/tiếp xúc (n=41) và một mình CBT (n=39). Trong 10 tuần, tất cả các thân chủ đều trải qua các buổi trị liệu nhóm về kỹ thuật CBT kéo dài 2 giờ mỗi tuần. Thân chủ cũng có bốn buổi làm việc cá nhân với trị liệu tiếp xúc (sống lại thời điểm thân chủ trải qua cái chết của người thân) hay chỉ với CBT, nơi thân chủ có thể nói tất cả những điểu gì họ mong muốn. Các kết quả được đo lường gồm có trầm cảm, đánh giá và chức năng nhận thức trong sáu tháng theo dõi tiếp theo.
Các kết quả phân tích cho thấy CBT/tiếp xúc có hiệu quả giảm thiểu PGD tốt hơn một mình CBT: trầm cảm, các lượng giá tiêu cực và khiếm khuyết chức năng đều giảm nhiều hơn đáng kể trong quá trình theo dõi. So với các thân chủ trong nhóm làm việc với CBT, có ít các trường hợp thân chủ trong nhóm còn lại cho thấy đáp ứng đủ các tiêu chí bị PGD trong giai đoạn theo dõi (14,8% so với 37,9%).
 “Bài học quý giá nhất từ nghiên cứu này là việc các thân chủ PGD có thể thu được lợi ích cao nhất nếu những cảm xúc liên hệ đến ký ức về cái chết và di chứng của mất mát được đánh giá kỹ càng… Mặc dù việc đối mặt với những hồi ức này có thể khiến thân chủ phiền muộn nhưng cách tiếp cận này lại không dẫn đến những phản ứng tiêu cực. Trong bối cảnh nhiều cách can thiệp với những thân chủ đau buồn thiếu các bằng chứng thực tế, thách thức đặt ra là làm sao để thúc đẩy việc đào tạo các nhà lâm sàng trở nên tốt hơn thông qua can thiệp dựa trên bằng chứng nhằm tối ưu hóa việc thích ứng với mất mát.”

Trị liệu tiếp xúc/ trị liệu phơi bày:       Exposure Therapy
Rối loạn khổ đau kéo dài:                   Prolonged Grief Disorder
Theo dõi:                                             Follow up
Đọc tiếp

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

KHÔNG TÌM THẤY MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHIM ẢNH, TRÒ CHƠI BẠO LỰC VÀ BẠO LỰC XÃ HỘI

2
Phim ảnh và trò chơi bạo lực

INTERNATIONAL COMMUNICATION ASSOCIATION 5/11/2014

Từ những năm 1920, các học giả và chính trị gia đã đổ lỗi cho bạo lực trong phim ảnh và truyền thông về tình trạng gia tăng bạo lực trong xã hội. Mới đây, sau những vụ xã súng tại Aurora, Colorado và trường Tiểu học Sandy Hook đã lại dấy lên mối quan tâm về chủ đề này. Nhưng liệu tiếp xúc với truyền thông bạo lực có thật sự là một nhân tố đưa đến bạo lực thực tế hay không?
Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại ĐH Stetson, vừa công bố tại Journal of Communication, đã phát hiện ra rằng không có mối liên hệ giữa việc tiêu thụ truyền thông bạo lực và các hành vi bạo lực xã hội.
Christopher Ferguson đã thực hiện hai nghiên cứu tìm hiểu câu hỏi liệu những sự kiện bạo lực trên truyền thông có liên hệ với tỉ lệ bạo lực trong xã hội hay không. Nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu bạo lực trên phim ảnh và tỉ lệ giết người trong giai đoạn 1920-2005. Nghiên cứu thứ hai xem xét việc tiếp xúc với trò chơi điện tử bạo lực và mối quan hệ đến tỉ lệ bạo lực ở người trẻ từ 1996 đến 2011. Ông nhận thấy rằng việc xã hội tiêu thụ các sản phẩm truyền thông bạo lực không dự đoán được tỉ lệ gia tăng bạo lực trong xã hội.

Trong nghiên cứu thứ nhất, những người đánh giá độc lập sẽ lượng giá tần suất và hình ảnh bạo lực trong các bộ phim nổi tiếng từ năm 1920 đến 2005. Những điểm số này sẽ được so sánh với tỉ lệ giết người trong cùng từng năm. Nhìn chung, kết quả cho thấy cả hai không có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, trong những năm 50, bạo lực phim ảnh và tỉ lệ giết người có vẻ có tương quan đôi chút, điều này có thể khiến một số người tin rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn. Thế nhưng tương quan lại đi ngược lại sau 1990 khi bạo lực phim ảnh có liên hệ đến tần suất giết người ít hơn, tương tự những năm trước thập kỷ 40.
Trong nghiên cứu thứ hai về bạo lực trên trò chơi điện tử, thang đo của Hội đồng Đánh giá Phần mềm Giải trí (ESRB) được sử dụng để ước tính nội dung bạo lực trong những trò chơi điện tử nổi tiếng trong giai đoạn 1996-2011. Các ước tính về mức độ tiếp xúc bạo lực trong trò chơi điện tử cho thấy tương quan ngược với dữ liệu liên bang (Mỹ) về tỉ lệ bạo lực thành niên trong cùng từng năm. Nó cho thấy việc tiêu thụ trò chơi điện tử bạo lực có tương quan lớn với việc sụt giảm bạo lực thành niên. Tuy nhiên, ta chỉ có thể kết luận rằng mối liên hệ này đa phần là do trùng hợp và không thể nói rằng trò chơi điện tử làm giảm bạo lực thành niên.
Các nghiên cứu trước đây tập trung vào những thí nghiệm thực nghiệm và xem hung tính như một phản ứng trước bạo lực trong sản phẩm giải trí, nhưng điều này lại không tương ứng với thực tế. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, với phạm vi ngắn hạn, việc phát hành phim ảnh hay trò chơi bạo lực có liên hệ đến việc giảm thiểu bạo lực xã hội. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào kiểm định điều này ở quy mô dài hạn. Một vài học giả lý luận rằng phim ảnh đang ngày một bạo lực hơn nhưng chưa người nào kiểm tra được rằng hiện tượng đó có nên là mối lo cho xã hội hay không. Nghiên cứu này là tài liệu đầu tiên cho rằng việc tiếp xúc với bạo lực đang tăng lên nhưng lại không cho thấy bằng chứng chứng minh điều này đem laại các ấn đề cho xã hội.
“Xã hội có nguồn lực và sự chú ý giới hạn giành cho việc giảm thiểu tội phạm. Có nguy cơ việc xác định vấn đề sai, ví như bạo lực trên truyền thông, sẽ làm xao nhãng xã hội khỏi những mối quan tâm đến nghèo đói, giáo dục, thất nghiệp và sức khỏe tâm thần”, Ferguson chia sẻ. “Nghiên cứu này có thể giúp xã hội tập trung vào những vấn đề thật sự quan trọng và tránh giành những nguồn lực không cần thiết vào việc theo đuổi những lộ trình đạo đức nhưng giá trị lại thiếu thực tiễn.”

Một nghiên cứu trái chiều với nghiên cứu này:

NGHIÊN CỨU MỚI VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG BẠO LỰC LÊN NÃO BỘ


http://www.psypost.org/2014/11/link-found-movie-video-game-violence-societal-violence-29281

Đọc tiếp

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

ĐÀO TẠO CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN

0
Đào tạo nhân viên

 

Một nhóm nghiên cứu Âu Châu đã phát hiện rằng đào tạo công việc có thể là chiến lược sáng suốt nhằm tìm kiếm tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Khi nhân viên cảm thấy mình được nhận nhiều chọn lựa tốt hơn trong đào tạo công việc, họ sẽ cho thấy mức độ cam kết cao hơn với doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tâm lý Rita Fontinha, Maria José Chambel và Nele De Cuyper đã tìm hiểu về những nhân viên IT thuê ngoài tại Bồ Đào Nha, những người luôn phải thường xuyên cập nhật kỹ năng nhằm bắt kịp tốc độ chóng mặt của công nghệ. Các nhà nghiên cứu giả định rằng khi nhân viên cảm thấy hạnh phúc với cơ hội đào tạo mà cấp trên cung cấp, họ sẽ có nhiều động lực hơn để đóng góp bên cạnh việc phát triển lòng trung thành với công ty.

Sự cân bằng kỳ vọng không chính thức này giữa quản lý và nhân viên được biết đến với tên “hợp đồng tâm lý”. Khi người lao động nhận thấy người chủ lao động hoàn thành những nghĩa vụ theo hợp đồng tâm lý, họ sẽ có thêm nhiều động lực để hoàn thành phần việc của mình bằng cách làm việc chăm chỉ hay trung thành với công ty.

Fortinha cùng đồng sự đã khảo sát 158 nhân viên IT thuê ngoài đến từ 5 công ty khác nhau về chất lượng chương trình đào tạo mà họ được nhận, họ có cho rằng cấp trên đã đáp ứng đầy đủ những kỳ vọng về việc đào tạo của họ hay không, và họ cam kết, cảm thấy hạnh phúc về người chủ của mình ra sao.

Đúng như kỳ vọng, các nhà nghiên cứu tìm ra rằng các nhân viên cảm thấy mình có nhiều cơ hội được huấn luyện sẽ thấy thỏa mãn và cam kết nhiều hơn với cấp trên.
 “Kết quả cho thấy các nhân viên IT thuê ngoài đánh giá cao sự đào tạo, có thể là vì nhu cầu phát triển liên tục kỹ năng là điều làm tăng giá trị công việc của họ,” các tác giả viết trong Journal of Career Development. “Chương trình đào tạo họ nhận có lẽ được xem như một tài sản vì nó làm tăng khả năng được nhận việc cả trong nội bộ lẫn bên  ngoài.”

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi phát hiện rằng cơ hội đào tạo chỉ gắn với sự gia tăng cam kết khi nhân viên có những điều kiện hợp đồng tâm lý cụ thể. Có nghĩa là, mối liên hệ này chỉ thành hiện thực khi nhân viên nhận biết rằng công ty đang đầu tư lâu dài vào họ. Nếu người lao động xem đào tạo như một cơ hội may rủi khi đáp ứng một mục tiêu làm việc nào đó, họ sẽ không có cảm giác tăng cam kết với doanh nghiệp.

 “Kết quả này tương ứng với nghiên cứu trước đây, cho thấy nhân viên có thể xem một kinh nghiệm đào tạo hiệu quả như chỉ báo rằng công ty IT muốn đầu tư và quan tâm đến họ, điều này làm tăng tính cam kết với tổ chức.”
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cần có mẫu lớn hơn, đa dạng hơn cùng thiết kế nghiên cứu chiều dài trong tương tai nhằm xác định liệu đây có phải là mối quan hệ nguyên nhân hay không.

Tài liệu tham khảo
Fontinha, R., Chambel, M. J., De Cuyper, N. (2014). Training and the Commitment of Outsourced Information Technologies’ Workers: Psychological Contract Fulfillment as a Mediator. Journal of Career Development, 41(4), 321-340. DOI: 10.1177/0894845313495587


http://www.psychologicalscience.org/index.php/news/minds-business/companies-that-provide-job-training-may-earn-greater-employee-loyalty.html
Đọc tiếp

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

LÀM CÁCH NÀO TRÍ NHỚ ĐƯỢC LƯU GIỮ BẰNG DI TRUYỀN QUA NHIỀU THẾ HỆ

0
Trí nhớ di truyền


Một nghiên cứu mới cho thấy cách trí nhớ về stress có thể được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua tế bào, truyền từ mẹ sang con.
Nghiên cứu này tiếp nối một nghiên cứu trên chuột cho thấy trí nhớ về nỗi sợ hãi một mùi hương có thể truyền từ cha mẹ qua con cái dù chuột con chưa bao giờ biết đến mùi này.
Tiến trình này, được biết đến bằng thuật ngữ “biểu sinh”, không có nghĩa là sự kiện căng thẳng khiến gen tự biến đổi; mà chính cách kết hợp và biểu lộ các gen này được thay khác.
Nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí danh tiến Science đưa ra các bằng chứng ủng hộ cho một lý thuyết gây tranh cãi, trong đó cho rằng “trí nhớ” có thể được lưu truyền qua mã di truyền (Gaydos et al., 2014).
Rất nhiều nhà khoa học hoài nghi về nghiên cứu biểu sinh này vì cơ chế của nó vẫn chưa được chứng minh.
Nghiên cứu tập trung vào sự thay đổi hóa chất “methylation” diễn ra trong protein histone H3, protein được biểu sinh học nghiên cứu rất kỹ.
Protein này được tìm thấy trong tất cả các động vật đa bào, từ con người cho tới sâu bọ đều được đề cập trong nghiên cứu trên.
Giáo sư Susan Strome, nhà sinh học tại ĐH California Santa Cruz, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết:
 “Tranh luận vẫn đang diễn ra về việc liệu các dấu vết của methylation có thể được lưu truyền thông qua việc phân bào và xuyên suốt nhiều thế hệ hay không, và chúng tôi đã chứng minh là nó có tồn tại.”
Trong nghiên cứu của mình, GS Strome và đồng sự đã lai giống sâu có gene ngất xỉu, điều này giúp tạo ra các dấu vết methylation. Những con sâu này sau đó sẽ được phối giống với sâu thường.
Bằng cách đi theo các nhiễm sắc thể qua quá trình phân chia và phát triển nơi sâu thường và sâu “đột biến”, các nhà nghiên cứu có thể chứng minh một lượng đáng kể các dấu methylation di chuyển từ thế hệ trước qua thế hệ sau.
GS Strome kết luận:
“Di truyền biểu sinh xuyên thế hệ không phải là một lĩnh vực được giải quyết rốt ráo- nó giống như một dòng chảy. Có hàng chục các dấu vết biểu sinh tiềm tàng.
Trong các nghiên cứu ghi nhận việc di truyền biểu sinh từ cha mẹ sang con, chúng ta vẫn chưa rõ là điều gì đã được lưu giữ và việc tìm hiểu vấn đề này trên phương diện phân tử là hết sức phức tạp.
Chúng tôi có một ví dụ cụ thể về việc ký ức biểu sinh được lưu truyền, và chúng tôi có thể quan sát nó qua kính hiển vi.
Đó là một mảnh ghép của câu đố.”

http://www.spring.org.uk/2014/09/how-memories-can-be-genetically-passed-down-through-the-generations.php
Đọc tiếp
NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter