Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

ẢO TƯỞNG KIẾN THỨC - MỐI NGUY TỪ NHỮNG CHUYÊN GIA TỰ PHONG

0
Cẩn thận với những chuyên gia tự phong

Nghiên cứu mới cho thấy những người càng cho rằng mình biết rõ về một vấn đề sẽ càng dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin giả tạo và sai lệch về vấn đề đó. Hiện tượng này được gọi là ‘overclaiming’ (tạm dịch-tự tin quá mức). Kết quả được đăng trên tạp chí Psychological Science, một tạp chí thuộc Association for Psychological Science.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc đánh giá trực tiếp hiểu biết của một cá nhân không hề đơn giản, đặc biệt với những người tự tin rằng bản thân có nhiều hiểu biết,” nhà khoa học tâm lý Stav Atir thuộc ĐH Cornell, chủ nhiệm nghiên cứu, cho biết.
Nhằm tìm hiểu tại sao chúng ta lại dễ đưa ra những nhận định sai lầm, Atir và cộng sự tại ĐH Cornell là David Dunning và Emily Rosenzweig thuộc ĐH Tulane đã thiết kế một chuỗi các thực nghiệm nhằm kiểm tra hiểu biết tự-nhận của nghiệm thể, đồng thời so sánh nó với kiến thức chuyên môn thực sự của họ.
Trong một thực nghiệm, các nhà nghiên cứu kiểm tra xem liệu các cá nhân tự xem mình là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cá nhân có dễ tự nhận mình hiểu biết về các thuật ngữ tài chính, ngay cả khi thuật ngữ ấy không có thật.
Một trăm người tham gia được yêu cầu tự đánh giá kiến thức tổng quát của mình về tài chính cá nhân cũng như kiến thức bản thân về 15 thuật ngữ tài chính khác. Đa số các thuật ngữ trong danh sách là thật (ví dụ, Roth IRA, lạm phát, vốn chủ sở hữu nhà đất), tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng thêm vào 3 thuật ngữ không có thật (chứng khoán tiền-ước lượng, khấu trừ hằng định, tín dụng thường niên).
Đúng như dự đoán, những ngừoi tự cho mình là chuyên gia về tài chính thường sẽ là những người cho rằng những thuật ngữ không có thật thật sự tồn tại và họ có kiến thức về chúng.
“Những người càng cho rằng mình hiểu biết tổng quát tài chính bao nhiêu thì càng dễ bị ‘tự tin quá mức’ về kiến thức các thuật ngữ tài chính không có thật bấy nhiêu,” Atir cho biết. “Xu hướng này cũng xuất hiện trong các lĩnh vực khác như sinh học, văn học, triết học và địa lý.”
“Ví dụ,” Atir giải thích, “việc một người tự đánh giá mức độ hiểu biết về một thuật ngữ sinh học cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào mức độ kiến thức tổng quát vè sinh học mà họ nghĩ bản thân có.”
Trong một thực nghiệm khác trên lĩnh vực sinh học, các nhà nghiên cứu nói trước với 49 nghiệm viên là một số thuật ngữ sinh học trong danh sách được nhóm nghiên cứu dựng nên. Tuy nhiên, ngay cả khi được cảnh báo từ trước, các ‘chuyên gia tự phong’ cũng tuyên bố mình biết một số thuật ngữ, dù chúng không có thật, như “siêu-độc tố” và “sinh-tính dục”.
Để xác định liệu có phải chính việc tự xem mình là chuyên gia khiến những người tham gia ‘tự tin quá mức’ hay không, nhóm nghiên cứu đã tạo ra cảm giác làm chủ kiến thức (sense of knowledge mastery) nơi những người tham gia thông qua một trắc nghiệm địa lý như sau. Các nghiệm viên được phân ngẫu nhiên vào 3 nhóm, một nhóm làm một trác nghiệm đơn giản về biểu tượng các thành phố ở Mỹ, một nhóm làm một trắc nghiệm khá khó về một số địa diểm mơ hồ, và một nhóm không làm trắc nghiệm nào cả. Những nghiệm thể được phân công làm trắc nghiệm đơn giản cho thấy có cảm giác bản thân giống như những chuyên gia và cho rằng mình có nhiều hiểu biết phổ thông về địa lý hơn so với hai nhóm còn lại.
Tất cả các nghiêm thể sau đó được yêu cầu đánh giá mức độ quen thuộc của một loạt các thành phố có thật-và một số không có thật- ở Mỹ.
Cả ba nhóm đêù nhận ra những địa điểm có thật. Trớ trêu là, những người trong nhóm làm trắc nghiệm đơn giản và tự nhận mình hiểu biết về địa lý lại nhận rằng mình quen thuộc với những địa điểm không tồn tại nhiều hơn hai nhóm còn lại.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo, hiện tượng ‘tự tin quá mức’, đặc biệt là ở những chuyên gia tự phong, có thể ngăn cản họ tự mình tìm hiểu, học hỏi thêm trong các lĩnh vực cụ thể mà họ cho rằng mình hiểu biết. Điều này có thể đưa tới những hệ quả khôn lường.
Ví dụ, việc không nhận rằng mình thiếu kiến thức trong tài chính hay y khoa có thể dễ dàng dẫn đến những quyết định thiếu cơ sở, gây ra tác hại nghiêm trọng cho nhiều ngừoi.
“Việc tiếp tục tìm hiểu lý do và thời điểm một ngừoi trở nên ‘tự tin quá mức’ là rất quan trọng trong việc chống lại mối nguy-không phải đến từ sự ngu dốt, mà là từ ảo tưởng về hiểu biết,” nhóm nghiên cứu kết luận.
Toàn văn nghiên cứu 1 và nghiên cứu 4 có thể được xem tại https://osf.io/2m8cu.
Dịch: Hành Lang Tâm Lý


Đọc tiếp

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

AI RỒI CŨNG CHẾT, CHÚNG TA TỐT NHẤT NÊN HỌC CÁCH CHẤP NHẬN ĐIỀU NÀY!

0
Đối mặt với cái chết (The two women on the shore_ Edward Munch. Nguồn: The Museum without Walls)

Nghiên cứu sinh Tâm lý Lâm sàng tại Đại học Queensland
Đây là bài thứ 3 trong series “Đương đầu với sự hữu hạn của cuộc sống”, tập trung vào nỗi sợ chết ở từng độ tuổi và cách để đương đầu với cái chết không thể tránh khỏi ở mỗi người. Bài viết tiếp theo sẽ bàn về dịch vụ chăm sóc tinh thần tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
Xem bài thứ 1: NỖI SỢ VỀ CÁI CHẾT ĐẰNG SAU CÁC ÁM ẢNH
Xem bài thứ 2: NGƯỜI LỚN THỂ LÀM ĐỂ GIÚP TRẺ HIỂU VỀ CÁI CHẾT?
http://hanhlangtamly.blogspot.com/2017/07/nguoi-lon-co-the-lam-gi-de-giup-tre-hieu-ve-cai-chet.html
---
Nỗi sợ chết – hoặc lo âu về cái chết – thường được nhìn nhận như một trong những lo hãi thường gặp nhất. Tuy nhiên điều thú vị là cả hai cuốn sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần được dùng rộng rãi, DSM-5 hay ICD-10, đều không đề cập đến lo âu về cái chết.
Trong hai cuốn sổ tay vừa kể trên, cái chết được liên hệ tới một vài rối loạn lo âu gồm các ám sợ đặc hiệu (specific phobias), lo âu xã hội (society anxiety), rối loạn hoảng loạn (panic disorder), chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia), rối loạn stress sau sang chấn (post-traumatic stress disorder) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorder). Tuy nhiên nhiều nhà tâm lý tranh luận rằng những nỗi sợ này chỉ là những biểu hiện nhỏ của một nỗi sợ lớn hơn – nỗi sợ chết.
Trị liệu hiện sinh trực tiếp nhắm tới cái chết và ý nghĩa cuộc sống. Phương pháp này được thực hành bởi nhà tâm thần học Irvin Yalom, người đi tiên phong trong việc tìm hiểu nỗi sợ chết và cách thức điều trị hiện tượng trên trong tâm lý trị liệu. Ông đã viết một cuốn sách được nhiều người biết đến về đề tài này, “Staring at the Sun: Overcoming the Terror of Death” – Nhìn về phía Mặt Trời: Vượt qua Nỗi sợ Cái chết. Trị liệu hiện sinh là một cách để điều trị nỗi lo âu về cái chết. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ cách tiếp cận tâm lý nào, chủ đề tiếp cận nền tảng nhìn chung đều như nhau: sự chấp nhận (acceptance).
Tại sao cái chết lại đáng sợ?
Mọi sự sống đều có điểm chung là cái chết, song bất ngờ thay chúng ta lại rất ít khi thực sự nói về nó. Ít nhất trong nền văn hóa phương Tây, khái niệm này có lẽ quá nặng nề để đề cập. Nhưng từ góc nhìn tâm lý lâm sàng, chúng ta càng tránh né chủ đề, tình huống, suy nghĩ hoặc cảm xúc nào thì nỗi sợ về nó càng lớn hơn và chúng ta lại càng muốn tránh né nó thêm. Một vòng luẩn quẩn đầy tiêu cực (a vicious cycle).
Nếu một thân chủ có lo âu về cái chết đến trị liệu, chúng ta sẽ cần hỏi họ chính xác điều gì khiến họ cảm thấy sợ hãi về cái chết. Yalom từng hỏi một thân chủ điều gì khiến anh ta phiền lòng nhất. Thân chủ trả lời, “Năm tỷ năm tới tôi sẽ không hiện diện.”
Yalom sau đó hỏi, “Liệu anh có phiền lòng vì mình vắng mặt trong suốt năm tỷ năm trước đây không?”
Nỗi sợ chết sẽ khác biệt ở từng người, song nó thường được phân loại vào một trong bốn khu vực sau: mất mát bản thân hoặc một ai đó; mất khả năng kiểm soát; nỗi sợ những điều chưa biết – những điều xảy đến sau cái chết (hư vô, thiên đường, địa ngục); và đau đớn cùng chịu đựng khi hấp hối.
Yalom gợi ý rằng các nhà tâm lý học nên nói về cái chết trực tiếp và ngay từ giai đoạn đầu của quá trình trị liệu. Nhà tâm lý cũng nên tìm ra thời điểm thân chủ lần đầu ý thức được về cái chết, họ bàn luận về nó với ai, những người trưởng thành trong cuộc đời họ trả lời câu hỏi đó như thế nào và liệu thái độ của họ với cái chết thay đổi ra sao qua thời gian.
Một khi chúng ta hiểu về mối liên hệ của thân chủ đối với cái chết, có một số hướng tiếp cận có thể giúp quản lý lo âu liên quan đến cái chết. Các tiếp cận bao gồm: trị liệu hiện sinh (existantential therapy), trị liệu nhận thức hành vi (cognitive behavior therapy), trị liệu chấp nhận và cam kết (acceptance and commitment therapy)trị liệu tập trung vào lòng trắc ẩn (compassion-focused therapy).
Làm cách nào để làm việc với lo âu về cái chết?
Ở một trong những nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu trực tiếp lo âu về cái chết, trị liệu nhận thức hành vi CBT được chứng minh thành công trong việc điều trị chứng lo âu ở những người có chứng nghi bệnh hay bệnh tưởng (hypochondria) - rối loạn hay nghi ngờ mình mang bệnh nào đó. Những kỹ thuật được sử dụng bao gồm đối diện – exposure (đi đến đám tang), các kĩ thuật thư giãn (hít thở) và kiến tạo những suy nghĩ linh hoạt quanh cái chết ví dụ như nhận ra rằng sợ hãi cái chết là một điều bình thường.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng CBT nên đi kèm một số cách thức khám phá xác suất của những sự kiện xảy ra trong cuộc sống, ví dụ như tính toán cơ hội mà cha mẹ bạn gặp nhau và sinh ra bạn. Những kỹ thuật như vậy có thể thay đổi góc nhìn của chúng ta từ một nỗi sợ tiêu cực về cái chết sang nhận thức tích cực rằng chúng ta có may mắn được trải nghiệm cuộc sống.
Trị liệu hiện sinh đã và đang cho thấy hiệu quả trong việc điều trị lo âu về cái chết. Nó tập trung vào những mối bận tâm hiện sinh lớn nhất như sự cô lập. Ví dụ, chúng ta có nhu cầu sâu thẳm về việc được thuộc về và có gia đình, bè bạn, theo một cách nào đó chúng có ý nghĩa như chúng ta có thể tiếp tục sống sau khi đã chết.
Phương pháp điều trị này hướng trực tiếp đến việc tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống, gia tăng hỗ trợ tâm lý và xã hội, gầy dựng các mối quan hệ với bạn bè và gia đình, cũng như cải thiện kỹ năng đương đầu để quản lý lo âu trong cuộc sống thường nhật.
Trong trị liệu tập trung vào lòng trắc ẩn (CFT), thân chủ được khuyến khích đi vào thực tế trải nghiệm con người. Đó là nhận thức được chúng ta chỉ có khoảng 25,000 đến 30,000 ngày để sống. Đau khổ được bình thường hóa và quỹ đạo cuộc đời được nhấn mạnh là tương đương nhau ở tất cả mọi ngừoi: chúng ta đến thế giới này, lớn lên, nở rộ rồi xuống dốc và chết.
CFT nói đến việc bộ não của con người có khả năng tuyệt diệu trong việc tưởng tượng và đặt câu hỏi về sự tồn tại của chúng ta – điều chúng ta hiện biết là phẩm chất độc nhất của con người. Chúng ta sau đó sẽ nói với thân chủ: “Liệu bạn tự thiết kế bộ não của mình để có được khả năng đó?”. Tất nhiên câu trả lời sẽ là một lời phủ nhận chắc chắn.
Vì thế, chúng ta có thể làm việc trên nguyên tắc lo âu về cái chết không phải là lỗi của thân chủ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm việc với bộ não sao cho chúng không làm tê liệt khả năng sống của chúng ta.
Trong CFT chúng ta sẽ thỉnh thoảng sử dụng những cụm từ: “Bộ não của chúng ta được thiết kế để sinh tồn chứ không phải để hạnh phúc.” Các chiến lược được phát triển từ tiếp cận này bao gồm khám phá có hướng dẫn (đi chậm lại và trao cho thân chủ cơ hội tự đưa ra những suy nghĩ, nội thị, quan điểm nội tại của mình) và làm chậm nhịp thở.
Mặc dù có những khác biệt nhỏ giữa các cách tiếp cận, những phương pháp trị liệu này đều có chung một chủ đề bên dưới. Cái chết là một điều gì đó chúng ta cần học cách chấp nhận. Chìa khóa trước lo âu về cái chết là bằng cách nào chúng ta thoát khỏi đầu óc lo âu và đi vào trong đời sống.
Một số gợi ý có thể hỗ trợ bạn
Nếu bạn đang gặp khó khăn với lo âu về cái chết, hãy cân nhắc đến gặp một nhà tâm lý. Nhưng ngay lúc này, đây là ba gợi ý có thể hữu ích cho các bạn:
1/ Bình thường hóa trải nghiệm. Chúng ta có một bộ não cho phép chúng ta hoài nghi, đặt câu hỏi về sự tồn tại của mình. Đây không phải là lỗi của bạn nhưng là cách bộ não con người được thiết kế. Việc có nỗi sợ chết là hoàn toàn bình thường; bạn không đơn độc trong khó khăn này.
2/ Hít thở. Khi bạn nhận thấy nỗi lo âu tràn vào cơ thể và tâm trí, hãy cố gắng làm chậm nhịp thở của mình vài lần để giúp làm chậm các phản ứng sinh lý cũng như trong suy nghĩ.
3/ Viết một bài điếu văn cho riêng bạn. Giả vờ như đây là đám tang của bạn và bạn cần phải đọc một bài điếu văn. Bạn sẽ viết gì? Bạn muốn cuộc sống của bạn có mục đích gì? Việc này có thể mang lại một vài ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của bạn ở thời điểm hiện tại.
Dịch: Hành Lang Tâm Lý-A.T
Đọc tiếp
NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter