Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

HIỂU BIẾT LƯỠNG PHÂN: KHẢ NĂNG TIỀM ẨN CỦA NHÀ TRỊ LIỆU HIỆU QUẢ

0

 Ryan Howes, PhD, ABPP 


Điều gì làm nên một nhà trị liệu giỏi? Với tư cách là nhà lâm sàng, giáo sư và nhà giám sát, câu hỏi này luôn quanh quẩn trong đầu tôi [TS.Ryan Howes]. Tuy nhiên, giống như câu hỏi về Ý nghĩa Cuộc sống hay Bản Solo Guitar nào là hay nhất, đây là một thắc mắc mà tôi không nghĩ ta có thể giải quyết một cách trọn vẹn. Dẫu sao, chúng ta cứ thử xem như thế nào.

Đầu tiên, luôn có những tố chất khá dễ để xác định: nền tảng giáo dục vững chắc, có nhiều kinh nghiệm luyện tập, kiến thức làm việc về lý thuyết và kỹ thuật, kỹ năng lắng nghe tốt, giao tiếp rõ ràng, v.v. Đó là những điều cơ bản, những kiểu chứng minh mà ta có thể thấy trong các bản sơ yếu lý lịch hay thư giới thiệu.

Bên cạnh đó, có một phẩm chất ít rõ ràng hơn cũng rất quan trọng cho công việc này, một kỹ năng mà các nhà trị liệu sử dụng hàng chục lần trong mỗi phiên làm việc. Đó chính là khả năng giữ cân bằng giữa hai (hay nhiều hơn) lực đối đầu và nhận thức rõ đâu là lúc nên nghiêng về phía bên này hay bên kia. Tôi không thể nghĩ ra một thuật ngữ để bao hàm trọn vẹn phẩm chất này, vì thế, tôi sẽ hơi tự mãn một chút và chế ra một từ mới cho riêng mình: hiểu biết lưỡng phân (dichotomastery: dichotomy là lưỡng phân, mastery là hiểu biết, làm chủ) [HBLP].

Lực kéo giữa hai nguồn đối lập xuất hiện mọi nơi trong trị liệu. Liệu chúng ta làm theo lý thuyết hay làm theo bản năng? Ta tính tiền một buổi thân chủ lỡ hẹn hay bỏ qua? Chúng ta an ủi hay kiềm nén? Nói ra diễn dịch hay đỡi đến buổi sau? Thỏa mãn mong muốn của thân chủ hay giúp họ từ thực hiện? HBLP là hành động cân bằng áp lực này và quyết định liệu có nên hay khi nào sẽ để bập bênh nghiêng qua phía này hay hướng về phía còn lại. Đây là phẩm chất bao gồm sức mạnh, khả năng phân biệt, sức bật phục hồi và trí tuệ. Những nhà trị liệu xuất sắc là những người có khả năng làm chủ những thái độ lưỡng phân thường gặp trong trị liệu, bao gồm:

Tính khách quan/ Chủ quan: Mỗi nhà lâm sàng đều sẽ nói với các bạn rằng, sức mạnh mối quan hệ trị liệu chính là yếu tố quan trọng nhất cho sự thay đổi của thân chủ trong tiến trình trị liệu. Điều này có nghĩa là cả nhà trị liệu và thân chủ đều phải hòa hợp, giao tiếp tốt và quan tâm đến nhau. Để xây dựng điều này, nhà trị liệu phải có khả năng thấu hiểu thân chủ đến một mức nào đó. Nếu tôi thấu cảm quá mức và cảm nhận được đáy vực của đau khổ, hổ thẹn và vô vọng nơi thân chủ, cả hai đều sẽ mắc kẹt ở đó. Tôi cần giữ một chân nơi trải nghiệm chủ quan của thân chủ và chân còn lại ở nền tảng khách quan vững chắc: lý thuyết, thực hành dựa trên bằng chứng,cái nhìn về sự khỏe mạnh của nhà trị liệu. Thế nhưng, nếu tôi nghiêng quá nhiều về phía khách quan, thân chủ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi. Còn hướng quá mức đến thấu cảm, cả hai sẽ không thể thấy được đường ra.

Cảm xúc/ Lý lẽ: Mặc cho định hướng trị liệu của nhà chuyên môn là gì, chúng ta lúc nào cũng phải nhận biết cảm xúc và lý lẽ trong trị liệu. Khi làm giám sát, tôi hay hỏi sinh viên của mình: “Bạn cảm thấy như thế nào khi trao đổi với thân chủ?” và “Bạn nghĩ điều gì đang xảy ra?” Tôi không muốn sinh viên cậy dựa quá nhiều vào chỉ một trong hai yếu tố, họ phải dùng cả trí óc và tâm hồn để thu nhận sự thông hiểu. Chúng tôi muốn hỗ trợ thân chủ làm điều tương tự, vậy nên điều này cần bắt đầu từ chính chúng tôi.

Ranh giới vững chắc/ linh động: Phần lớn thời gian, các nhà trị liệu cần duy trì những ranh giới chắc chắn, rõ ràng về thời gian làm việc, kiểu quan hệ với thân chủ, lệ phí cùng những yếu tố khác tạo nên “khung” trị liệu. Thế nhưng, đôi khi khung này cần trở nên mềm dẻo. Glen Gabbard phân biệt sự vượt khung, những lần thi thoảng phá khung để tạo hiệu quả lâm sàng, với những vi phạm khung cấm kỵ về đạo đức. Nếu có vượt khung, khi nào và như thế nào làm vậy là một câu hỏi thường gặp đố với những người HBLP.

Công việc/ Cá nhân: Đây là một điểm khó nhằn đối với nhiều thân chủ cũng như nhà lâm sàng. Chúng ta làm việc để kiếm sống, và đặc biệt chọn lựa nghề này vì ta muốn giúp đỡ người khác. Hai điều trên đều hoàn toàn đúng và cần được tôn trọng. “Ông chỉ quan tâm tôi vì tôi trả tiền cho ông” là câu nói mà mỗi nhà trị liệu đều đã nghe thấy ít nhất một lần trong nghề. Một vài nhà chuyên môn giảm tiền hay tự nhận thêm trách nhiệm bởi vì họ cảm thấy có lỗi khi nhận thù lao để giúp đỡ. Những người HBLP thật sự sẽ tìm ra cách để quản lý áp lực này.

Bản thân/ Người khác: Các nhà trị liệu cần phải nhận diện những khó khăn của bản thân nhằm phân biệt với những vấn đề của chính thân chủ. Cần khám phá bản thân rất nhiều nhằm tránh sự phản ứng hay phòng vệ khi những nan đề của thân chủ đánh trúng “tim đen”. Chúng ta không cần phải khỏe mạnh 100%, nhưng ít ra cũng nên có ý tưởng về việc đâu là khó khăn của thân chủ và đâu là của chúng ta. Tốt hơn nữa, chúng ta nên tham dự vào tiến trình khám phá liên tục bản thân thông qua những buổi tham vấn hay trị liệu giành cho riêng mình.

Biết/ Không biết: Hơi khó để giải thích điều này. Khi ai đó đến với bạn cùng một danh sách các triệu chứng, việc biết được những triệu chứng nào có ý nghĩa đối với chẩn đoán, kế hoạch điều trị, tiên lượng,v.v là rất quan trọng đối với nhà trị liệu. Tuy nhiên, quan trọng không kém, ta cũng không bao giờ được phép quá chắc chắn và đặt thân chủ vào một “khung” chẩn đoán. Triệu chứng có thể thay đổi. Con người có thể phát triển. Không hề có bất cứ hai người, hai câu chuyện hay hai con đường chữa lành nào mà lại giống hệt nhau. Như Yalom có đề cập, chúng ta cần tạo ra một phương thức trị liệu mới cho mỗi thân chủ bước vào phòng tham vấn. Khi tôi bắt đầu đưa ra giả định hay kì vọng một thân chủ trầm cảm đáp ứng điều trị giống hệt những thân chủ trầm cảm khác, có lẽ lúc đó tôi đang bỏ sót một điều gì đó.

Có rất nhiều cặp lưỡng phân khác trong danh sách như người tường trình/ người chăm sóc, định hướng/ không định hướng, người cố vấn/ hỗ trợ, hay thậm chí nhà khoa học/ nhà thực hành. Vấn đề vẫn vậy: tính chủ quan của chúng ta thường kéo ta về hướng phân biệt mọi sự, trong khi chúng ta lại cố gắng duy trì cả hai lối tư duy.

Liệu phẩm chất này có xứng đáng được gọi tên thành một từ mới? Một vài khái niệm khác đã tiến gần đến chuyện này. Đánh giá lâm sàng và tư duy phản biện chắc chắn là những thành tố của HBLP. F. Scott Fitzgerald thậm chí đã nói rằng: “Bài kiểm tra quan trọng nhất của trí thông minh là có thể duy trì trong đầu hai ý tưởng trái ngược nhau cùng một lúc, trong khi vẫn giữ được khả năng hoạt động.”Thế nhưng, những phẩm chất này liên hệ đến nhận thức và khả năng ra quyết định, trong khi HBLP lại làm việc nhều hơn với ý tưởng. Khái niệm của Bowen về cá biệt hóa và đối tượng tổng thể trong học thuyết Quan hệ Đối tượng cũng có thể được áp dụng, dù vậy những thuật ngữ này lại tiêu biểu cho các tình huống liên nhân vị (kiểu như cặp lưỡng phân bản ngã/ tha nhân). Thêm vào trí tuệ và khả năng điều hướng mối quan hệ, HBLP là sức bật về cảm xúc cần có để cầm cương hai tuấn mã đang chạy ngược chiều hoặc đang đấu đá lẫn nhau. Tôi muốn an ủi thân chủ, nhưng nó có thể gửi đi một thông điệp sai lầm. Vậy tôi phải làm gì?

Những người HBLP tốt sẽ có khả năng quản lý các lực đối lập và nhận biết rõ khi nào nên sử dụng lực này mà không để mất lực kia. Họ nhận thức về tình trạng tiến thoái lưỡng nan và sử dụng thời gian cần thiết để suy nghĩ hay tham khảo những vấn đề đó. Những người HBLP không tốt sẽ để các lực trở nên mất cân bằng. Tôi cho rằng nhiều thất bại trong điều trị và vi phạm đạo đức là do sai lầm trong HBLP. Giữ được áp lực này là một công việc khá vất vả, dẫn đến mức độ căng thẳng, mệt mỏi cao và cuối cùng, khiến nhiều nhà trị liệu kiệt sức nghề nghiệp. Khi đó, ngay cả bản sơ yếu lý lịch ấn tượng nhất cũng chẳng còn ích lợi gì.


http://www.psychologytoday.com/blog/in-therapy/201105/dichotomastery-the-hidden-talent-good-therapists
Đọc tiếp

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

VIẾT TAY GIÚP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỌC TẬP VÀ GHI NHỚ

0

BY ANNA MIKULAK,

Bất kể sở thích hay chuyên ngành của bạn là gì, khả năng xâu chuỗi từ ngữ nhằm mục đích trao đổi những điều ý nghĩa, sâu sắc, thú vị hay thuyết phục là một kỹ năng thiết yếu hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống cá nhân và chuyên môn của chúng ta. Khả năng quan trọng và phức tạp nàp này bắt nguồn từ một kỹ năng căn bản, hiện đang dần biến mất trong thời đại máy tính và thiết bị di động ngày nay: viết tay.

Không quá bất ngờ khi một số chính sách và phát kiến giáo dục dần xa rời hoạt động viết tay khi hiện nay trẻ em, kể cả trẻ nhỏ, đang tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị truyền thông. Tuy nhiên, trong lúc hệ thống trường học [và sở GD] đang triển khai các chương trình laptop và máy tính bảng, và chữ viết tay đang dần biến thành tàn tích của một thời đã xa thì các nhà khoa học lại tìm ra rằng viết tay mang nhiều ý nghĩa hơn một hình thức giao tiếp lạc hậu.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy viết tay có thể tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau như khả năng đọc viết ở trẻ nhỏ, trí nhớ và kĩ năng vận động.

Khả năng đọc viết

Với nhiều giáo án phải hoàn thành, ngay cả với trẻ nhỏ, việc hi sinh thời gian giảng dạy để các bé viết tay xem ra có vẻ thiếu hiệu quả, đặc biệt là khi trẻ ngày càng trở nên quen thuộc hơn với bàn phím máy tính. Tuy nhiên nghiên cứu lại cho rằng việc các bé học cách viết “O tròn như quả trứng gà” có thể có những tác động quan trọng lên các kỹ năng góp phần hình thành khả năng đọc viết nói chung.

Trong nghiên cứu năm 2005, Marieke Longcamp thuộc ĐH Paul Sabatier, Pháp, cùng các cộng sự đã nhận ra rằng, ví dụ, trẻ đi học mẫu giáo có tập viết chữ  sẽ hoàn thành những bài tập nhận diện chữ cái tốt hơn rõ rệt so với các trẻ tập đánh máy những chữ tương đương. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng chỉ tiếp xúc với chữ cái thôi thì chưa đủ để nhận diện chữ, thay vào đó, chúng ta cần xây dựng một mô hình những con chữ ở bên trong tâm trí thông qua hoạt động viết chữ bằng tay thực tế.

Nghiên cứu năm 2006 của Longcamp và cộng sự không chỉ giới hạn phát hiện trên nơi các học sinh nhỏ tuổi: Những người trưởng thành được tiếp xúc với những ký tự xa lạ thuộc bảng chữ cái Bengali hay Gujarati, khi luyện tập bằng cách viết tay, cũng nhận diện kí tự tốt hơn so với những người luyện tập bằng cách đánh máy.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng những ích lợi của viết tay bắt nguồn từ cách thông tin cần được thống hợp xuyên suốt những mô hình cảm giác khi ta dùng tay đẻ viết:
Longcamp và đồng sự viết, “Viết tay cung cấp những tín hiệu liên lạc từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm thị giác, hiệu lệnh vận động, phản hồi chuyển động, chúng được liên kết gần gũi với nhau và phân phối cùng lúc ngay khi cần thiết. Trong khi đó, không có mô hình không gian – thời gian nào xuất hiện lúc đánh máy.” Những nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ nguyên nhân – kết quả trực tiếp giữa viết tay và khả năng đọc hiểu tổng quát rất khan hiếm, tuy nhiên dữ liệu từ các nghiên cứu hình ảnh thần kinh cho thấy viết tay có thể hỗ trợ các kỹ năng đọc viết.

Trong nghiên cứu năm 2012, nhà nghiên cứu tâm lý Karin James thuộc ĐH Texas Autin đã yêu cầu trẻ chưa biết chữ từ 4 – 5 tuổi luyện tập nhiều kỹ năng vận động khác nhau, bao gồm đồ chữ, vẽ và đánh máy các chữ viết hoa cùng các hình dạng. Sau đó, các bé sẽ nhìn các chữ và hình một cách thụ động khi đang nằm trên máy chụp fMRI. Kêt quả cho thấy việc tri giác chữ cái kích hoạt các vùng não được cho là nằm bên dưới hoạt động đọc và viết – bao gồm các nếp gấp dưới trán, nếp gấp fusiform và vỏ não sau đỉnh – tuy nhiên, điều nảy chỉ xảy ra với những chữ cái được luyện tập bằng  tay.

James và Engelhardt viết “Phát hiện này bổ sung cho những nghiên cứu trước đây chứng minh rằng kinh nghiệm viết tay tạo thuận lợi cho tri giác chữ cái, đồng thời nó đưa ra ý kiến xa hơn cho rằng kinh nghiệm viết tay cũng đóng vai trò quan trọng đê chữ cái xử lý trong não.”

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “việc viết riêng rẽ từng chữ có thể là cánh cửa mà qua đó trẻ em học được những thuộc tính của chữ cái, điều này có tầm quan trọng đối với khả năng phân loại thành công.”

Trí nhớ

Nhưng đâu là những lợi ích mà viết tay mang lại cho những người đã học chữ từ lâu, đã đọc và viết thành thạo? Liệu tính hữu dụng của viết tay có tỉ lệ nghịch với khả năng đọc viết?
Có lẽ là không. Nghiên cứu chứng minh viết tay có thể mang lại những tác động có ý nghĩa lên khả năng lưu giữ thông tin của chúng ta.

Trong nghiên cứu được xuất bản vào năm nay trên Psychological Science, các nhà nghiên cứu Pam Mueller thuộc ĐH Princeton và Daniel Oppenheimer thuộc ĐH Quản lý Anderson, ĐH California, Los Angeles, đã tìm hiểu về trí nhớ đối với những tài liệu bài giảng nơi các sinh viên ĐH ghi chép bằng tay và các bạn sinh viên ghi bài trên laptop. Nhóm nghiên cứu tìm ra rằng cả hai nhóm đều trả lời những câu hỏi gợi lại các thông tin trong bài giảng tốt như nhau. Nhưng đến phần trả lời các câu hỏi về khái niệm yêu cầu họ phải ứng dụng những điều họ đã được học trong bài giảng thì những sinh viên đánh máy thực hiện tệ hơn nhiều so với những bạn ghi chép bằng tay.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng ghi chép của người dùng laptop có thể thể hiện sự “sao chép không suy nghĩ” về bài giảng, điều này được củng cố bằng chi tiết rằng những ghi chép của họ chứa tương đối nhiều chữ hơn, đồng thời cũng trùng lắp nguyên văn của tài liệu bài giảng nhiều hơn. Ngay cả khi những người ghi chép bằng laptop được hướng dẫn kỹ càng nhằm tránh ghi chép giống nguyên văn thì họ xem ra vẫn gặp rất nhiều khó khăn để làm điều đó.

Có lẽ kết quả bất ngờ nhất là việc một tuần sau đó, khi cả hai nhóm được cho cơ hội đọc lại những ghi chép của mình thì những người ghi chép bằng tay vẫn nhớ tốt hơn những người đánh máy. Tóm lại, những kết quả này cho thấy phương thức ghi chép thật sự có tầm quan trọng, ngay cả đối với những người ghi chép chuyên cần nhất.

Các nhà nghiên cứu viết, “Có thể là do những người ghi chép bằng tay phải tham gia vào nhiều tiến trình xử lý hơn người đánh máy nên họ cần lựa chọn những thông tin nào quan trọng hơn để ghi lại, chính điều này cho phép họ nghiên cứu nội dung bài học hiệu quả hơn.”

 

Kỹ năng vận động

Viết tay có thể biến mất trong môi trường công việc hay giáo dục, nhưng nó có vẻ cũng đang lụi tàn trong giao tiếp cá nhân khi như viết tay hay thiệp mời thư pháo phải nhường chỗ cho “điện tử” – thư điện tử, thiệp điện tử, thông báo điện tử. Ta thường thấy, khi có một vài trường hợp ta phải viết tay nhiều, lập tức điệp khúc “Đau tay, mỏi tay quá!” sẽ lại vang lên. Giống như bất kỳ kỹ năng vận động nào khác, viết tay sẽ trở nên khó khăn hơn nếu không được luyện tập, nghiên cứu còn cho thấy, ít viết tay thậm chí còn để lại hậu quả cho “kho lưu trữ” vận động của chúng ta.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2011 do Sandra Sülzenbrück thuộc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Làm việc và Nhân tố Con người IfADo-Leibniz, Đức, cho thấy khác biệt có ý nghĩa trong hiệu suất vận động giữa người trưởng thành thường chủ yếu đánh máy và những người hay viết tay. Đặc biệt, những người đánh máy thực hiện bài kiểm tra đồ đường chậm hơn, bài kiểm tra này được thiết kế nhằm đo độ chính xác và tốc độ chuyển động liên tục của cánh tay-bàn tay. Kết quả này vẫn giữ nguyên ngay cả khi các nhà nghiên cứu sau đó đã kiểm soát những yếu tố củng cố khả dĩ khác như tuổi, giới, số lỗi thực hiện, và tổng số thời gian hoạt động viết hàng tuần. Dù kích thước mẫu nhỏ, xong Sülzenbrück và cộng sự kết luận rằng sử dụng máy tính có thể ảnh hưởng đến “kỹ năng vận động tinh, từ đó, đến nhiều đặc tính tổng quát của ‘kho lưu trữ’ hành vi con người.”
Kết luận, các kết quả cho thấy sự chuyển đổi từ văn hóa viết tay sang viết bằng máy tính không chỉ ngăn khả năng tạo ra các bản viết nhất quán, rõ ràng, sạch đẹp, mà còn đem lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến các kĩ năng vận động cơ bản.

 

Tài liệu tham khảo

James, K. H., & Engelhardt, L. (2012). The effects of handwriting experience on functional brain development in pre-literate children. Trends in Neuroscience and Education, 1, 32–42.doi: 10.1016/j.tine.2012.08.001
Longcamp, M., Zerbato-Poudou, M.-T., & Velay, J.-L. (2005). The influence of writing practice on letter recognition in preschool children: A comparison between handwriting and typing. Acta Psychologica, 119, 67–79. doi: 10.1016/j.actpsy.2004.10.019
Longcamp, M., Boucard, C., Gilhodes, J. C., Velay, J. L. (2006). Remembering the orientation of newly learned characters depends on the associated writing knowledge: A comparison between handwriting and typing. Human Movement Science, 25, 646–656.
Mueller, P. A. & Oppenheimer, D. M. (2014). The pen is mightier than the keyboard: Advantages of longhand over laptop note taking. Psychological Science, 25(6), 1159–1168. doi: 10.1177/0956797614524581
Sülzenbrück, S., Hegele, M., Rinkenauer, & Heuer, H. (2011). The death of handwriting: Secondary effects of frequent computer use on basic motor skills. Journal of Motor Behavior, 43(3), 247–251. doi: 10.1080/00222895.2011.571727


http://www.psychologicalscience.org/index.php/publications/observer/2014/september-14/getting-it-in-writing.html
Đọc tiếp

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

CHÚNG TA ĐỒNG CẢM HAY THÍCH THÚ TRƯỚC NỖI ĐAU CỦA KẺ THÙ?

0
Chủ nghĩa Phát xít mới


Một nghiên cứu mới phát hiện, khi chúng ta chứng kiến những người ta ghét chịu đau đớn, phần não có liên hệ với việc thấu cảm nỗi đau của tha nhân được kích hoạt mạnh mẽ hơn so với khi ta thấy những người ta yêu mến phải chịu đựng. 

Dù có thể cho rằng mình sẽ đồng cảm nhiều hơn với nỗi đau của những người chúng ta quý mến, con người lại tập trung vào đau đớn của kẻ thù vì ta cần giám sát họ một cách kỹ càng.
TS. Lisa Aziz-Zadeh, người đứng đầu nghiên cứu, chia sẻ:
“Khi bạn xem một bộ phim hành động và lúc nhân vật phản diện sắp bị đánh bại, giây phút y gục ngã thu hút mạnh mẽ sự tập trung của chúng ta.
Chúng ta theo dõi sát sao xem liệu hắn có “gục” thật hay chưa, lý do là vì nó rất quan trọng trong việc dự đoán khả năng y trả thù trong tương lai.”
Nghiên cứu hình ảnh não bộ tìm hiểu cách thức “ma trận đau” của bộ não phản ứng trước việc chứng kiến sự đau khổ của người khác (Fox et al., 2013).
“Ma trận đau” diễn tả một mạng lưới cấu trúc trong não – bao gồm vỏ não thùy đảo (insular cortex) và phần não vành trước (anterior cingulate)- được kích hoạt khi ta thấy người khác chịu đau đớn.
Điều này khiến chúng ta nghĩ đến việc ma trận đau có thể có liên hệ tới cách thức ta thấu cảm với tha nhân.
Với nghiên cứu, các nhà khoa học đặc biệt chọn các nghiệm thể tham gia là người Do Thái và cho họ xem những đoạn phim chiếu những cảnh cả các nhân bài Do Thái cũng như những người không kì thị, dễ gần hơn đang chịu đau đớn.
Họ được chụp cắt lớp não bằng fMRI nhằm đo mức độ hoạt động của ma trận đau.
Kết quả cho thấy những ma trận đau của các nghiệm thể người Do Thái được kích hoạt mạnh hơn khi họ xem cảnh những người bài Do Thái bị đau đớn.
Tuy nhiên, cùng lúc đó, trung khu tưởng thưởng của người tham gia cũng hoạt động nhiều hơn.
Điều này cho thấy có lẽ họ có trải nghiệm một ít cảm giác thỏa mãn xuất phát từ sự đau đớn của người khác.

Các tác giả kết luận:
 “ Những kết quả này nhấn mạnh một khía cạnh sâu xa và khó chịu trong trải nghiệm của con người [...] … chúng ta thấy có những chứng cứ củng cố ý kiến cho rằng việc nhìn thấy kẻ ta căm thù chịu đau đớn thu hút nhiều sự chú ý của ta lên đối tượng, đồng thời làm tăng yếu tố khoái cảm trong việc quan sát kỹ lưỡng nỗi đau của họ.”

http://www.spring.org.uk/2014/09/peoples-suprising-empathy-with-the-pain-of-their-enemies.php
Đọc tiếp

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

75 NĂM NGÀY MẤT CỦA SIGMUND FREUD

0
Sigmund Freud
"Đôi khi điếu xì gà chỉ là điếu xì gà" (Freud)

BẠN CÓ BIẾT: Ngày hôm qua 23/9 là kỷ niệm 75 năm ngày mất của Sigmund Freud, cha đẻ của Phân tâm học, một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất?
Các bạn có đồng ý với quan điểm phân tâm học không?
Hãy cùng bàn luận tại:
https://www.facebook.com/hanhlangtamly
Đọc tiếp

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

TRẺ MẪU GIÁO THÔNG MINH HƠN SINH VIÊN?

0
Trẻ nhỏ và Ipad

Vui chơi nằm trong bản chất của trẻ em. Trí tưởng tượng của các em có thể bay cao bay xa với những đồ vật tưởng chừng đơn giản nhất như khối gỗ, cát và thậm chí những hộp giấy rỗng.
Khi chơi đùa, trẻ cũng học và phát triển những kỹ năng ta không ngờ tới. Một nhóm các trẻ mẫu giáo ở California đã trở nên những “chuyên gia” về công nghệ khi các em có thể sử dụng thành thục điện thoại di động, máy chơi game và vi tính.

Alison Gopnik, nhà tâm lý học phát triển tại ĐH California Berkeley cho biết, “Ngay cả những trẻ nhỏ nhất cũng có khả năng học và biết nhiều hơn những gì chúng ta từng nghĩ trước đây.”
Các nhà nghiên cứu tại ĐH California Berkeley mong muốn tìm hiểu cách thức làm sao trẻ nhỏ có thể học nhanh như vậy. Họ nhận thấy rằng các trẻ 4 đến 5 tuổi thực tế có thể vượt trội so với các sinh viên ĐH trong việc hình dung cách những đồ chơi truyền thống và thiết bị điện tử hoạt động.
Gopnick chia sẻ, “Trẻ trước tuổi đi học rất giỏi trong việc tưởng tượng ra nhiều loại khả năng. Các em rất giỏi trong việc khám phá mọi sự.”

Trong bài trắc nghiệm, trẻ trước tuổi đi học nhanh hơn người trưởng thành trong việc tìm ra những tổ hợp khác thường giúp khởi động máy. Người lớn thường có xu hướng làm theo những cách thức chung, rõ ràng để mở máy, ngay cả khi được cho biết rằng máy có thể hoạt động theo kiểu khác.
“Trẻ em không biết quá nhiều, chúng chưa thu thập khối lượng lớn chuyên môn, kỹ năng hay kiến thức, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc các bé cởi mở nhiều hơn. Các em sẵn sàng đón nhận nhiều khả năng và cách thức hoạt động mới, khác lạ”, Gopnick giải thích.

Khả năng suy nghĩ linh hoạt, liền mạch của thế hệ trẻ có thể giúp phát triển công nghệ trong tương lai.
Gopnik cho biết, “Nếu bạn thử học một điều gì đó lạ lẫm, hấp dẫn, mới mẻ, bạn có thể học hiệu quả hơn khi là một học sinh trẻ tuổi thay vì là một sinh viên trưởng thành”
Các nhà nghiên cứu dự định cho trẻ em cùng làm việc với các nhà khoa học máy tính để nghiên cứu những công nghệ mới.

Đọc tiếp

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

QUÝ ÔNG LƯU Ý: VỢ HẠNH PHÚC THÌ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC!

0

đh RUTGERS UNIVERSITY 12/9/2014

Bàn về hạnh phúc trong hôn nhân, một nghiên cứu mới của ĐH Rutgers cho thấy người vợ càng hài lòng với đời sống chung lâu dài bao nhiêu thì cuộc đời người chồng sẽ hạnh phúc bấy nhiêu, mặc cho anh ta có cảm thấy như thế nào về hôn nhân của họ.
Deborah Carr, giáo sư Bộ môn Xã hội học, ĐH Nghệ thuật và Khoa học, cho biết, “Tôi nhận thấy tất cả dẫn tới kết luận rằng khi người vợ thỏa mãn với cuộc hôn nhân của mình, cô ta có xu hướng sẵn sàng làm nhiều điều cho chồng mình hơn. Điều này sẽ tạo ra tác động tích cực lên cuộc đời anh ta,” “Đàn ông thường ít lên tiếng về mối quan hệ của mình và mức độ không hạnh phúc trong hôn nhân của họ có thể không được truyền tải tới người vợ.”
Carr cùng Vicki Freedman, một giáo sư nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Xã hội, ĐH Michigan, là đồng tác giả của một nghiên cứu về chất lượng hôn nhân và hạnh phúc nơi người trưởng thành, được xuất bản trên Tạp chí Hôn nhân và Gia đình, số tháng Mười 
Theo Carr, nghiên cứu được thực hiện bởi 2 trường ĐH thuộc top 10 này khác với các nghiên cứu trước đó ở chỗ nó tìm hiểu cảm xúc cá nhân của cả hai vợ chồng nhằm xác định cách thức khen ngợi trong hôn nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của người cao tuổi. Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu của 394 cặp đôi cùng tham gia một nghiên cứu quốc gia về thu nhập, sức khỏe và khuyết tật năm 2009. Có ít nhất một trong hai vợ chồng lớn hơn hoặc bằng 60 tuổi, đồng thời, các đôi vợ chồng đều đã kết hôn trung bình 39 năm.
Nhằm đánh giá chất lượng hôn nhân, nhóm nghiên cứu hỏi người tham gia một số câu hỏi như liệu người chồng/ vợ có trân trọng, thấu hiểu cảm xúc của bạn, có tranh cãi hay làm bạn bực bội không. Họ cũng được yêu cầu viết nhật ký chi tiết về mức độ hạnh phúc của họ trong suốt 24 giờ qua khi làm những hoạt động như mua sắm, làm việc nhà và xem tivi.
Những người tham gia vào nghiên cứu trung bình đánh giá mức độ thỏa mãn tổng quát với cuộc sống khá cao, thường là 5/6 điểm – trong đó, các ông chồng chấm điểm cuộc hôn nhân của mình cao hơn so với đánh giá của các bà vợ một chút.
Carr chia sẻ, “Với cả hai vợ chồng, việc đánh giá cao hôn nhân có liên hệ với có nhiều thỏa mãn và hạnh phúc trong đời sống,”
Bà cũng chia sẻ là nghiên cứu đồng thời nhận thấy, mỗi khi người chồng bị bệnh thì người vợ trở nên ít hạnh phúc hơn, trong lúc đó, mức độ hạnh phúc của người chồng vẫn không đổi. Mức độ này nơi người đàn ông vẫn giữ nguyên kể cả khi vợ họ bị ốm.
“Chúng tôi cho rằng khi người chồng bị bệnh, người vợ thường là người chăm sóc và đó là một trải nghiệm rất căng thẳng” Carr nhận xét. “Tuy nhiên, khi người vợ bị ốm, họ thường không nhờ cậy các ông chồng mà lại dựa vào con gái.”
Theo các nhà khoa học, nghiên cứu này rất quan trọng vì chất lượng hôn nhân có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của người cao tuổi khi về già.
“Chất lượng hôn nhân đóng vai trò quan trọng vì nó có tác dụng giảm nhẹ những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe của các tác nhân gây stress khi về già, đồng thời nó giúp các cặp vợ chồng đưa ra các quyết định khó khăn, trong đó có việc ra quyết định về sức khỏe và y khoa.”  

http://www.psypost.org/2014/09/wifes-happiness-crucial-husbands-keeping-marriage-track-28126
Đọc tiếp

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

LUYỆN TẬP TIM MẠCH GIÚP BẢO VỆ TRÍ NÃO

0


đh montreal 25/8/2014
Theo một nghiên cứu được thực hiện ở ĐH Montreal và Viện ĐH Người cao tuổi, Trung tâm nghiên cứu Montreal , tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe tim mạch có thể bảo vệ chúng ta trước những khiếm khuyết nhận thức khi về già. Claudine Gauthier, chủ biên, giải thích “Động mạch trong cơ thể của chúng ta trở nên xơ cứng theo thời gian, và hiện tượng này được cho là bắt đầu xuất phát từ động mạch chủ, mạch chính yếu đi từ tim, sau đó lên não. Thật vậy, hiện tượng xơ cứng có thể góp phần tạo ra những thay đổi về nhận thức xuất hiện trong cùng giai đoạn.” “Chúng tôi nhận thấy những người cao tuổi với động mạch chủ khỏe mạnh, những người có sức khỏe tim mạch tốt, thực hiện các bài kiểm tra nhận thức tốt hơn. Từ đó, chúng tôi cho rằng, duy trì tính đàn hồi của mạch máu có thể là một trong những cơ chế giúp cho việc tập luyện thể dục làm chậm quá trình lão hóa nhận thức.”
Các nhà nghiên cứu làm việc với 31 người từ 18 đến 30 tuổi và 54 người cao tuổi từ 55 đến 75 tuổi. Điều này giúp so sánh những nghiệm thể lớn tuổi trong nhóm với nhau và với nhóm trẻ hơn, những người rõ ràng chưa bắt đầu tiến trình lão hóa. Không có bất cứ người tham gia nào có các vấn đề về sức khỏe thể lý và tâm thần có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Tình trạng sức khỏe của nghiệm thể được kiểm tra bằng cách yêu cầu họ tập đến mệt nhoài trên máy tập, đồng thời xác định lượng oxy tối đa thu vào trong vòng 30 giây. Khả năng nhận thức được đánh giá thông qua trắc nghiệm Stroop. Trắc nghiệm này là một bài test khoa học đã được đo tính hiệu lực bao gồm việc yêu cầu người làm nhận diện màu của một chữ in màu khác với màu được ghi (chử “đỏ” có thể in bằng màu xanh và câu trả lời đúng sẽ là xanh). Những người linh hoạt trong nhận thức là những nghiệm thể có khả năng nêu chính xác màu của chữ đó mà không bị phản xạ đọc chữ đó lên đánh lạc hướng. 
Các nghiệm thể thực hiện 3 lần quét MRI: một lần để lượng giá lưu lượng máu về não, một lân đề đo mức độ hoạt động não khi nghiệm thể thực hiện test Stroop, và một lần để theo dõi thực tế tình trạng thể lý của động mạch chủ. Các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến lưu lượng máu, vì sức khỏe tim mạch kém có mối liên hệ với nhịp mạch nhanh, mỗi nhịp tim như vậy có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ hơn ở não. “Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng MRI để thăm dò nghiện thể như thế này,” Gauthier cho biết. “Nó cho phép chúng tôi tìm ra những tác động nhỏ nhất trong mẫu dân số mạnh khỏe nói trên, điều này gợi mở cho việc các nhà khoa học khác có thể ứng dụng trắc nghiệm của chúng tôi để nghiên cứu về mối liên hệ tim mạch – nhận thức đối với các mẫu dân số lâm sàng và kém khỏe mạnh hơn.”
Kết quả thể hiện xu hướng suy giảm theo độ tuổi chức năng thực hiện, độ đàn hồi của động mạch chủ, sức khỏe tim phổi, mối liên kết giữa sức khỏe huyết mạch và hoạt động não, cùng mối liên hệ tích cực giữa sức khỏe tim mạch và hoạt động não. Gauthiet cho biết, “Mối liên hệ giữa sức khỏe và hoạt động não có thể được thể hiện thông qua phản ứng lưu giữ mạch máu não trong các vùng đầu nguồn quanh não thất, các vùng được gắn với tình trạng sức khỏe tim mạch,” “Tuy nhiên, dù tác động của sức khỏe lên  mạch máu não còn có thể bị chi phối bởi các yêu tố khác hay bởi các cơ chế phức tạp hơn, kết quả nhìn chung ủng hộ giả thuyết cho rằng một lối sống phù hợp sẽ giúp duy trì độ đàn hồi của động mạch, từ đó, giúp phòng tránh các tổn thương mạch máu não về sau, đồng thời lưu lại các kỹ năng nhận thức khi đã cao tuổi.”

http://www.psypost.org/2014/08/train-heart-protect-mind-27606
Đọc tiếp

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN RA MỘT LỜI TÁN TỈNH?

0

Nghiên cứu cho thấy chúng ta tệ một cách ngạc nhiên trong việc phát hiện tán tỉnh
Đôi khi lời tán tính (không phải lúc nào cũng tiêu cực) được nói ra rất rõ ràng, tuy nhiên, thông thường nó lại mang tính gián tiếp và thăm dò nhiêu hơn. Bạn có thể phân biệt đâu là lời tán tỉnh hay không chính xác bao nhiêu phần trăm? Bạn có hay hiểu sai một cử chỉ thân thiện thành một hành động cưa cẩm? Hay bạn thuộc kiểu người luôn nghĩ rằng những dấu hiệu đưa đẩy chỉ là một cuộc đối thoại thông thường?
Tán tỉnh phức tạp hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Theo định nghĩa, tán tỉnh (flirt,làm quen, ve vãn, tỏ ra thu hút…) là giao tiếp sao cho thể hiện sự thu hút (Hall, Carter, Cody, and Albright, 2010). Tuy nhiên, đây mới là vấn đề: Đa phần mọi người không mong muốn bị từ chối trực tiếp, cho nên nếu muốn trao đổi nhiều hơn, họ sẽ sử dụng những chiến thuật tán tỉnh gián tiếp, những bước đi tương tự giao tiếp thông thường (trêu chọc, nói đùa, tỏ ra thân thiện).
Nghiên cứu gần đây đem lại một quan điểm mới về việc chúng ta phát hiện chính xác hành vi tán tỉnh đến mức nào (Hall, Xing, and Brooks, 2014). Các nhà nghiên cứu đưa một nhóm những người không quen biết nhau vào phòng thực nghiệm, yêu cầu họ nói chuyện với nhau khoảng 10 phút trong nhiệm vụ “tạo ấn tượng đầu tiên”, sau đó đưa ra những câu hỏi về khoảng thời gian tương tác.
Chúng ta giải mã hành vi có và không tán tỉnh chính xác đến mức nào?
  1. Sức hút thể lý là một phần của vấn đề. Trước những người xa lạ, chúng ta hay suy nghĩ rằng những người càng thu hút về mặt thể lý thì càng dễ đưa ra lời tán tỉnh (có lẽ ta hi vọng vậy). Tuy nhiên, thu hút thể lý không hề có liên hệ gì với nhận thức về việc tán tỉnh:  Chỉ vì bạn nghĩ ai đó dễ thương không có nghĩa là bạn tự động diễn dịch những lời nói trung tính của người kia trở thành lời cưa cẩm.
  2. Cả đàn ông và phụ nữ đều tệ như nhau trong việc phát hiện đưa đẩy. Nghiên cứu cho thấy, khi nói chuyện với người lạ, phần lớn mọi người sẽ không nhận ra hành vi tán tỉnh. Trong nghiên cứu, phụ nữ chỉ xác định chính xác 18% hành vi ve vãn là tán tỉnh. Nam giới làm tốt hơn nhưng chỉ với tỉ lệ chính xác là 36%. Đa phần, ta vẫn không nghĩ lời tán tỉnh là lời tán tỉnh.
  3. Chúng ta nhận diện hành vi không – tán tỉnh chính xác hơn tán tỉnh. Trong nghiên cứu này, phụ nữ nhìn ra hành vi nào là hành vi không-tán tỉnh chính xác đến 83%, đàn ông cũng đạt tỉ lệ 84%. Có vẻ cả hai giới nhận ra hành động không đưa đẩy chính xác hơn hành vi cưa cẩm thật sự.
Nhìn chung, những kết quả trên khá đáng thất vọng. Với việc nhầm tưởng lời tán tỉnh thực tế là trò chuyện thông thường, nhiều người có lẽ sẽ đánh mất cơ hội của mình. Bên cạnh đó, việc chúng ta có xu hướng không đánh giá quá mức lời tán tỉnh cũng có những lợi ích về mặt xã hội. Tuy nhiên, suy cho cùng, hậu quả của việc diễn dịch sai giao tiếp bình thường thành lời đưa đẩy có thể khá nghiêm trọng. Đến giờ, chúng ta vẫn chưa giải được bài toán làm thế nào để phát hiện chính xác hành vi cưa cẩm, vấn đề xem ra mỗi lúc một quan trọng hơn khi ta biết được, nhìn chung ở khoản nảy, chúng ta dở ra sao.
Vậy đâu là những tín hiệu giúp bạn nhận ra người khác đang tán tỉnh mình?
  1. Tìm kiếm những dấu hiệu phi ngôn từ. Ngôn ngữ cơ thể nói lên rất nhiều điều. Nghiên cứu nhận thấy khi hai người có mối liên hệ tình cảm với nhau, họ có thể thực hiện một số hành vi nhất định. Trong một vài hoàn cảnh, cười, nghiêng người tới và chạm vào người đối diện, giao tiếp mắt có thể là dấu hiệu của sự quan tâm về mặt tình cảm (Henningsen, Kartch, Orr, and Brown, 2009). 
  2. Nhận thấy những lời đưa đẩy. Cả đàn ông và phụ nữ đều giỏi như nhau trong việc nhận ra một vài mẫu đối thoại có “mùi” tán tỉnh (Henningsen et al., 2009). Đặc biệt, khi người kia hay hiểu lời bạn khen như biểu hiện ham muốn tình dục, hay trưng ra những bằng chứng về tình trạng độc thân để hò hẹn, hoặc nói bóng gió đến tình dục để thể hiện việc họ thich bạn .
  3. Cân nhắc đến hoàn cảnh Bằng chứng cho thấy tán tỉnh thường xuất hiện ở những địa điểm mang tính (Fox, 2004): xã giao (mọi người có thể dễ dàng nói chuyện với nhau); nhậu nhẹt (“chất bôi trơn” thường thấy trong giao tiếp xã hội); và chia sẻ sở thích (nơi tập trung cũa những tâm hồn đồng điệu).
  4. Hành vi tán tỉnh sẽ tùy thuộc vào phong cách tán tỉnh. Không phải ai tán tỉnh cũng y như nhau, nên nếu bạn biết được phong cách của một người, bạn sẽ có thể dùng những dấu hiệu sẵn có để nhận biết khi nào người đó tán tỉnh. Nghiên cứu gân đây cho thấy (McBain et al., 2013) những kiểu tán tỉnh sau:
  • Tán tỉnh truyền thống, những người hướng nội thường rất cẩn trọng và lịch sự khi làm quen ở tiệc tùng, quán xá hay trường lớp. Họ không phải là những người thoải mái nó chuyện ở siêu thị.
  • Tán tỉnh thể lý, những người dùng rất nhiều ngôn ngữ cơ thể, họ thích cưa cẩm một cách thoải mái ở mọi nơi.
  • Tán tỉnh buông thả kém lịch sự hơn tán tỉnh thể lý và họ thường là người hướng ngoại. Trong những hoàn cảnh không phù hợp (như trong siêu thị), họ sẽ không chân thành, nhưng trong những buổi gặp mặt nhanh thì ngược lại.
  • Cuối cùng là tán tỉnh chân thành tán tỉnh lịch sự, thay vì tự mình liên hệ với người kia,cả hai đều thích được có người giới thiệu, họ cũng rất thận trọng trong cách tiếp cận.
Ba yếu tố bạn cần quan tâm. Được dựa trên mô hình tác động của Kelly (1967), việc cân nhắc những yếu tố sau trong tương tác sẽ hỗ trợ bạn tìm ra người phù hợp tiềm năng
  • Cách bạn tương tác có nhất quán không (có phải lúc nào bạn cũng muốn tỏ ra thu hút khi hai bạn gặp nhau không)?
  • Hành vi của người kia đối với bạn có gì đặc biệt không? (không giống cách người kia cư xử với mọi người?)
  • Xử sự như thế nào? Nếu cách mọi người tương tác với người đó tương đồng với cách bạn vẫn làm thì giữa hai bạn có lẽ không có sự thu hút qua lại. Tuy nhiên, nếu mức nhất quán và đăc biệt cao mà mức tương đồng lại thấp thì có lẽ cả hai có mối liên kết nào đó. Có lẽ tình yêu sẽ nảy nở chăng?
Tài liệu tham khảo
Fox, K. (2004). SIRC guide to flirting: What social science can tell you about flirting and how to do it. Retrieved from Social Issues Research Centre website: http://www.sirc.org/publik/flirt.pdf
Hall, J. A., Carter, S., Cody, M. J., & Albright, J. M. (2010). Individual differences in the communication of romantic interest: Development of the flirting styles inventory. Communication Quarterly, 58(4), 365-393.
Hall, J. A., Xing, C., & Brooks, S. (2014). Accurately detecting flirting: Errormanagement theory, the traditional sexual script, and flirting base rate.Communication Research, Advanced online publication. doi:093650214534972.
Henningsen, D. D., Kartch, F., Orr, N., & Brown, A. (2009). The perceptions of verbal and nonverbal flirting cues in cross-sex interactions.Human Communication, 12(4), 371-381.
Kelley, H. H. (1967). Attribution theory in social psychology. In Nebraska symposium on motivation. University of Nebraska Press.
McBain, K. A., Hewitt, L., Maher, T., Sercombe, M., Sypher, S., & Tirendi, G. (2013). Is this seat taken? The importance of context during the initiation of romantic communication.  International Journal of Humanities and Social Science, 3, 79-89.

Đọc tiếp

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

NGHIÊN CỨU CHO THẤY ROBOT ĐỒ CHƠI CÓ THỂ GIÚP TRẺ TỰ KỶ HỌC CÁC KỸ NĂNG MỚI

0


đh nAM cALIFORNIA 28/8/2014
Một nhóm nghiên cứu từ ĐH Nam Caifornia, trường Kĩ sư Viterbi (USC Viterbi), đã công bố kêt quả từ một nghiên cứu khảo sát của họ về hiệu quả trong việc sử dụng robot hình người để giúp trẻ có tự kỷ luyện tập bắt chước hành vi nhằm mục đích thúc đẩy khả năng tự chủ của các em.
Nghiên cứu thử nghiệm của công trình “Phản hồi tín hiệu tăng cấp trong Thực hành Bắt chước thông qua Robot ở Trẻ có Rối loạn Phổ Tự kỷ”  được thực hiện bởi Maja Matarić, Phó phòng Nghiên cứu và  USC Viterbi và Chủ tịch hội Chan Soon-Shiong Khoa học máy tính, khoa học thần kinh và Nhi khoa, các nghiên cứu của bà tập trung vào cách công nghệ robot có thể hỗ trợ những cá nhân có các nhu cầu đặc biệt, bao gồm các bệnh nhân Alzheimer và trẻ em với rối loạn Phổ Tự kỷ (ASD). Nhóm nghiên cứu gồm có nghiên cứu sinh Jillian Greczek, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Amin Atrash, và sinh viên khoa học máy tính Edward Kaszubski.
Mataric chia sẻ “Có nhiều nhu cầu trong chăm sóc y tế có thể được trợ giúp nhờ những cỗ máy thông minh có khả năng hỗ trợ con người ở mọi lứa tuổi, qua đó, chúng ta có thể trở nên bớt cô đơn, thực hiện được những bài tập phục hồi chức năng và học những hành vi xã hội,” “Có rất nhiều điều ta có thể thực hiện để giúp bổ trợ cho việc chăm sóc con người cũng như  cho những kĩ thuật mới khác.”
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm chứng cách thức trẻ có ASD phản ứng với robot hình người. Những chú robot này cung cấp các tín hiệu tăng cấp, một kỹ thuật vật lý trị liệu định hình hành vi thông qua việc đưa ra những tín hiệu, hay khuyến khích, cụ thể tăng dần. Chúng giúp cá nhân học những kỹ năng mới hoặc những kỹ năng đã mất. Mataric và nhóm đã chia 12 trẻ ASD với chức năng hoạt động cao thành 2 nhóm, một thực nghiệm và một kiểm soát. Mỗi trẻ sau đó sẽ chơi một trò chơi bắt chước với robot Nao, trong đó, yêu cầu trẻ tái lập 25 tư thế cánh tay khác nhau.
Jillian Greczek cho biết “Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tín hiệu tăng cấp nhầm phát triển kỹ năng mô phỏng xã hội thông qua trò chơi bắt chước,” “Chúng tôi hy vọng việc học kỹ năng như thế này có thể được phổ biến. Như thế, mỗi khi trẻ tự kỷ chơi cùng bạn bè, và có những bé chơi đèn xanh, đèn đỏ, trẻ cũng có thể quan sát trò chơi và nói ‘À, tôi đã nhìn ra cách chơi, tôi cũng có thể chơi với họ nữa’.”
Khi trẻ trong cả hai nhóm mô phỏng đúng tư thế, robot sẽ phát ra ánh sáng xanh nhấp nháy ở mắt, gật đầu và nói: “Tốt lắm!”. Khi trẻ trong nhóm kiểm chứng bắt chước tư thế không chính xác, robot sẽ lặp lại y chang lời yêu cầu. Tuy nhiên, với các nghiệm thể trong nhóm thực nghiệm, robot Nao sẽ đưa ra nhiều lời khuyến khích khác nhau khi trẻ mô phỏng không đúng động tác. Đầu tiên, người máy sẽ phát ra những tín hiệu bằng lời, sau đó, sẽ có những hướng dẫn chi tiết hơn và thể hiện tư thế.
Nghiên cứu cho thấy những trẻ nhận được nhiều lời động viên (phản hồi dấu hiệu tăng cấp) cho đến khi đạt được hành động đúng sẽ cải thiện và duy trì hiệu quả hoạt động, trong khi những trẻ không nhận được các tín hiệu tăng cấp sẽ thoái lui hay giữ nguyên hiện trạng. Các kết quả này cho thấy việc phản hồi đa dạng sẽ hiệu quả và ít gây khó chịu hơn cho nghiệm thể thay vì chỉ đơn thuần nhận được cùng một lời khuyến khích lặp đi lặp lại những lúc mô phòng sai tư thế. Hơn nữa, nó minh chứng rằng người máy hỗ trợ xã hội hữu dụng trong việc cung cấp những phản hồi như trên,
Dù nghiên cứu chưa thực hiện trọn vẹn mô hình tín hiệu tăng cấp nhưng các kết quả sơ khởi đem lại nhiều hứa hẹn cho việc sử dụng kỹ thuật này để cải thiện khả năng tự chủ của trẻ thông qua can thiệp sử dụng robot. Mataric hy vọng rằng trong thập niên tới, trẻ với ASD sẽ có robot riêng hỗ trợ trị liệu cho các em. Các bé sẽ được thúc đẩy qua những nhiệm vụ thường nhật, được huấn luyện thông qua tương tác với người khác và được động viên để chơi đùa cùng bè bạn.
Mataric nói, “Thành quả cuối cùng là làm sao mỗi trẻ đều có một robot cá nhân giành riêng cho việc cung cấp động lực, khen ngợi và thúc đẩy để hòa nhập tốt hơn”
Nghiên cứu thử nghiệm  này là một phần trong công tác công nghệ người máy hỗ trợ xã hội đang được thực hiện bởi Mataric ở Phòng Thí nghiệm Tương tác, một bộ phận của Trung tâm Hệ thống Người máy và Tự động USC, Phòng Thí nghiệm Robot USC và Bộ môn Khoa học Máy tính Viterbi USC. Các nghiện cứu ở Phòng Thí nghiệm Tương tác tập trung vào việc phát triển những người máy hỗ trợ xã hội thích ứng và cá nhân hóa nhằm giúp đỡ những người có nhu cầu đặc biệt trong việc kết hợp các hành vi sức khỏe và trị liệu trong đời sống thường nhật.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Máy tính Phục vụ Con người và Quỹ Khoa học Quốc gia Cơ sở vật chất Nghiên cứu CISE.

http://www.psypost.org/2014/08/study-shows-robots-can-help-kids-autism-learn-new-skills-27731
Đọc tiếp

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

VAI TRÒ CỦA NGƯƠI CHA VỚI TRẺ SƠ SINH.

0
KILDEN 5/9/14
Một người cha nhạy cảm và quan tâm sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ. Và điều này chỉ xảy ra nếu người cha giành đủ lượng thời gian cần thiết ở bên con trong những năm đầu đời.
Theo nhà nghiên cứu Kristin Berg Nordahl, “Trở thành một người cha nhạy cảm và chú tâm sẽ không có ích gì nếu bạn không bỏ thời gian ở bên con cái. Tuy nhiên, bản thân thời gian là chưa đủ. Chính sự kết hợp giữa thời gian và chất lượng tiếp xúc mới đem lại hiệu quả”
Nordahl vừa bảo vệ đề tài Tiến sĩ về mối tương tác giữa người cha và con trẻ tại ĐH Bergen. Nghiên cứu của bà cho thấy những trẻ được cha giành nhiều thời gian ở nhà trong những năm đầu đời ít có những dấu hiệu hành vi mất kiểm soát và không mong muốn lúc 2 tuổi. Tất nhiên, chỉ trong những trường hợp giữa cha và con có tương tác tích cực.
Những trẻ có nhiều thời gian bên những người cha tương tác tiêu cực có kỹ năng xã hội vào lúc 3 tuổi kém hơn bình thường.
Vừa qua, Nordahl có vướng vào một cuộc tranh luận ở Scandinavia về việc nghỉ hậu sản giành cho nam giới. Lời khuyên của bà giành cho người cha rất rõ ràng: Phải cố gắng nghỉ làm để giành càng nhiều thời gian càng tốt bên con mình trong những năm đầu. Thế nhưng trên tất cả, phải đảm bảo bạn giành thời gian có chất lượng với con trẻ.
Tương tác cha-con được ghi nhận
Luận văn Tiến sĩ của Nordahl là một phần trong dự án chủ chốt của Trung tâm Na Uy về Phát triển Hành vi trẻ em. Cha và mẹ của 1157 trẻ được phỏng vấn và quan sát trong những khoảng thời gian đêu đặn suốt quá trình lớn lên của trẻ.
Nguồn dữ liệu chính của Nordahl là từ bản ghi hình tương tác giữa 750 người cha trong số kể trên với đứa con một tuổi của mình.
Đầu tiên, cha và con chơi tự do trong vòng 4 phút với những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Sau đó, nhóm nghiên cứu lấy đi các món đồ chơi trên và đưa cho trẻ trò chơi hộp hình khối, trong đó trẻ phải  bỏ những khối hình khác nhau vào trong hộp qua các lỗ cùng dạng. Sau 3 phút, trò này lại được thay bằng đồ chơi xếp chồng. Cuối cùng, trẻ phải ngồi trên ghế cao, tránh cho trẻ đụng vào bất kỳ đồ chơi nào, trong lúc người cha đang điền vào mẫu.   
Nhóm kiểm soát 40 người mẹ được ghi nhận theo cách tương tự
Tương tác được mã hóa bằng cách sử dụng hệ thống điểm số được chuẩn hóa.
Đáp ứng tiêu cực và tích cực
Tương tác “được cho là” tích cực khi một người cha đáp ứng, luôn nhạy cảm và chú ý đến những dấu hiệu của trẻ. Nó còn gồm cả việc hòa thuận và giao tiếp tốt với con. Trong tương tác với trẻ 1 tuổi, điều này có nghĩa là người cha phải kiên nhẫn, để tâm đến những điều trẻ quan tâm và sẵn sàng bắt đầu chơi đùa, khơi mào những trò chơi nếu cần thiết.
Mặt khác, tương tác tiêu cực được quy định bởi việc người cha dẫn dắt và kiểm soát việc chơi đùa với con mà không chờ đợi, xem xét những phản ứng của trẻ. Họ có thể làm gián đoạn đứa trẻ bằng cách đưa ra những đồ chơi mới, hay ngăn cản sự sáng tạo của trẻ thông qua việc nói những cầu như “Không, không phải vậy”. Điều này sẽ khiến trẻ mất hứng thú hay quay sang chống đối.
Chỉ một số ít các ông bố trong nghiên cứu của Nordhal có tương tác tiêu cực với con. Thay vào đó là những người tương tác vừa tích cực, vừa tiêu cực. 15% các ông bố có hơn một giai đoạn tương tác tiêu cực.
“Mọi cha mẹ đều đôi khi đối xử với con cái theo tương tác tiêu cực,” Nordhal nhấn mạnh.
Người cha thường giao lưu tích cực hơn
Trong một mẫu chọn lọc nhỏ hơn với 39 gia đình, so với các bà mẹ, nghiên cứu cho thấy các ông bố thường giao lưu tích cực hơn với con trẻ, nhưng chỉ khi đó là bé trai.
Giao lưu tích cực được định nghĩa là tổng thể các biểu hiện và hành động tích cực như khơi mào, tổ chức trò chơi, khen ngợi, động viên và tươi cười.
“Nếu trẻ là bé gái thì cả cha và mẹ đều giao lưu tích cực với con ngang nhau. Đối với người mẹ, dù con là trai hay gái cũng không có khác biệt gì.”, Nordahl cho biết.
Điều này tương ứng với nghiên cứu quốc tế chứng mình những người cha có con là nam thường tương tác với trẻ tích cực hơn những người cha có con là nữ.
Theo Nordahl, thường thì những nghiên cứu về các ông bố ở Na Uy không thể đem ra đối chứng với những nghiên cứu tương tự ở các quốc gia ngoài Bắc Âu vì nhà nước Na Uy tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để hỗ trợ cho tương tác cha-con. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bà thấy rằng xu hướng trên nơi các ông bố Na Uy cũng đã được minh chứng giống như vậy trong những nghiên cứu ở các quốc gia khác.
Nordhal cho biết, “Mặt khác, không có sự khác biệt trong việc cha và mẹ, ai nói chuyện với con cái nhiều hơn. Điều này trái với những nghiên cứu đã thực hiện cho rằng mẹ thường nói chuyện với con nhỏ nhiều hơn cha.”
Cha mẹ vui chơi và Cha mẹ chăm sóc
Luận án của Nordahl nghiên cứu chủ yếu đến những điều xảy ra trong tương tác; không phải lý do vì sao nó xảy ra. Tuy nhiên, bà cũng đề xuất một số những lý giải khả dĩ cho khác biệt về giới ở trên.
“Việc những ông bố giao lưu tích cực với con trong tương tác có thể có liên quan đến vai trò nuôi dạy, chứ chưa chắc là có liên hệ với giới tính. Vì mẹ là người mang thai và cho con bú mớm, nên thời gian đầu, hô luôn là người ở nhà với con. Còn giai đoạn sau, người cha lại thường đóng vai trò người chăm sóc mỗi ngày. Điều này khiến họ trở nên những bậc phụ huynh ‘vui vẻ và thích chơi đùa’,” Nordahl chia sẻ.
Nghiên cứu trước đó cho thấy trong các gia đình mà người mẹ ra khỏi nhà để đi làm và người cha ở nhà với con, mẹ mới là người chơi với con nhiều hơn.
“Nhưng tại sao các ông bố giao tiếp tích cực hơn với con nếu chúng là con trai?”
“Đây là một câu hỏi lý thú nhưng đến giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra được câu trả lời rõ ràng. Có lẽ nam giới cảm thấy tự tin hơn với con trai, hay họ nhìn nhận bản thân rằng việc trở nên gương mẫu cho con trai quan trọng hơn cho con gái của mình? Hay có thể họ cẩn trọng hơn với con gái? Hay thực sự là do người mẹ giữ con gái gần gũi với mình hơn?”
Trẻ nữ tích cực hơn
Mặc cho việc, nhìn chung, trẻ nam thường trải nghiệm nhiều giao tiếp tích cực hơn từ cha mẹ so với nữ, trẻ gái mới là người thường giao tiếp tích cực hơn với cha mẹ khi tương tác. Ngoài ra, trẻ nữ cũng cho thấy nhiều sáng tạo hơn khi thường đưa đồ chơi cho cha và các bé cũng đáp ứng tích cực hơn trước những sáng tạo tương tự nơi cha của mình.
Nordahl cho biết, “Tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy sự khác biệt về giới tính xuất hiện từ giai đoạn sớm như vậy. Điều này rất lý thú và tôi thật sự mong mình có thể tìm hiểu sâu hơn.”
Người cha tham gia càng sớm cảng tốt
Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu là tìm ra việc cả chất lượng tương tác và thời gian giành cho con trong giai đoạn này đều rất quan trọng trong việc hiểu được vai trò và ý nghĩa của người cha đối với sự phát triển xã hội nơi con trẻ. Theo Nordahl, điều này sẽ dẫn đến những hệ quả thực tiển đối với cách thức các ông bố tham gia vào việc chăm sóc con mỗi ngày.
“Các ông bố hiện diện nhiều hơn trong cuộc đời của con trẻ, nó còn tăng lên nhiều trong những giai đoạn đầu đời. Chất lương chăm sóc của người cha sẽ trở nên vô cùng quan trọng nếu họ giành nhiều thời gian ở nhà trong năm đầu tiên. Như vậy, chúng ta cần phải đảm bảo chất lương chăm sóc này tốt hơn, nhất là khi ta đã làm điều tương tự đối với người me.”, bà nói.
“Chúng ta đã nghiên cứu về việc chăm sóc của người mẽ từ lâu. Tác động của việc giành thời gian bên con cái chưa bao giờ trở thành vấn đề với nghiên cứu về chăm sóc nơi người mẹ, vì theo truyền thống, mẹ luôn bỏ ra rất nhiều thời gian ở bên con. Với việc kiến nghị nghỉ hậu sản chon nam giới cùng với những kì vọng lớn hơn về sự tham gia của người cha vào việc dạy dỗ con cái, cách thức các ông bố sắp xếp thời gian sẽ trở thành một chú đề khá mới và rất hấp dẫn,”
Nordhal nhấn mạnh rằng kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc con đến ngày nay vẫn được truyền từ mẹ sang con gái, vì vậy, những ông bố trẻ xem ra thiếu hiểu biết về đề tài này. Những vấn đề có thể xảy ra trong tương tác đầu đời giữa mẹ và con cũng xảy ra sớm hơn khi trong phần lớn các gia đình, người mẹ là người thường hay liên lạc với các trung tâm y tế cộng đồng trong những tháng đầu của con trẻ.
“Nhìn chung, các trung tâm y tế công cộng của Na Uy đóng một vai trò rất quan trọng và đang hoạt động rất tuyệt vời. Nhưng họ vẫn có thể trở nên tốt hơn nếu thu hút được sự tham gia của người cha vào giai đoạn ban đầu tương tự như người mẹ.” Nordhali cho biết.
“Họ có thể, ví dụ như, cung cấp những khóa ngắn hạn về tương tác ban đầu và về cách thức người cha có thể có ảnh hưởng tích cực lên sự phát trển của trẻ. Các trung tâm cũng sẽ hiệu qua hơn khi tổ chức các nhóm giành cho những ông bố. Có lẽ cac trung tâm y tế công cộng sẽ cần tuyển nhiều đàn ông hơn.”
Ủng hộ nghỉ hậu sản cho nam giới
Nordahl chưa thực hiện nghiên cứu nào về quota nghỉ hậu sản cho nam giới; bà cũng chưa đo đạc cách các ông bố trong những nghiên cứu của mình phân bổ thời gian nghỉ hậu sản.
Nordhal nói, “Chúng tôi mới chỉ hỏi các ông bố họ giành bao nhiêu tháng ở nhà với con trong năm đầu đời của chúng”.
“Tuy nhiên, tôi xác định được việc con trẻ càng có nhiều thời gian với cha thì càng nhận được nhiều tác động tích cực lên sự phát triển xã hội của chúng, miễn là thời gian này đi kèm với tương tác tích cực. Vậy nên, tôi cho rằng các ông bố cần được cho phép giành nhiều thời gian hơn với con cái, đồng thời cần được hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng tương tác cha-con.”

http://www.psypost.org/2014/09/dad-important-childrens-development-27903
Đọc tiếp
NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter