Thể thao ở người cao tuổi |
Rebecca A. Clay
April 2017, Vol 48,
No. 4, Monitoring on Psychology
Khi TS Anne Bowen bị gãy
xương đòn sau khi ngã khỏi ngựa, bác sĩ của bà cho rằng việc xương của bà không
lành hoàn toàn không có vấn đề gì to tát. “Ý
của ông là tôi đã quá già đề phải lo lắng về nó, ông ấy cho rằng tôi có thể sống
chung với nó”, Bà Bowen, giáo sư tâm lý 64 tuổi thuộc ĐH Arizona cho biết.
Tuy nhiên, bà không thể sống chung với điều đó. Bà rất nghiêm túc trong việc học
cưỡi ngựa đến mức sẵn sàng thuê người huấn luyện để bà đạt đến mức kỹ năng cao
nhất. Bà cũng mong đó là con đường bà sẽ theo đuổi đến cuối đời. Bowen cho biết,
“Tôi hi vọng đó là cách tôi kết thúc cuộc
đời của mình-ở trên lưng ngựa.”
Trải nghiệm này giúp
Bowen bắt tay vào một loạt các nghiên cứu mới tìm hiểu về động lực của những vận
động viên cao tuổi và những ngăn trở họ phải đối mặt.
Số lượng người cao tuổi ở
Mỹ hiện đang tăng nhanh, số lượng người cao tuổi tham gia thi đấu thể thao cũng
đang phát triển tương tự. […] Các nhà tâm lý, vận động học và các chuyên ngành
khác cũng bắt đầu tìm hiểu điều gì thúc đẩy những vận động viên cao tuổi tham
gia tranh tài, đâu là những ích lợi đến từ việc tích cực vận động và liệu có
hay không những mặt trái của việc thi đấu thể thao khi về già.
Thách thức tuổi tác
Nghiên cứu định tính của
Bowen với những vận động viên cao tuổi cho thấy một số đặc điểm chung về lý do
tại sao họ thi đấu. Với một số người, vấn đề không còn nằm ở việc thi đấu. “Tôi quan tâm nhiều hơn đến tiến trình…thay
vì mục tiêu,” một vận động viên 66 tuổi chia sẻ với Bowen trong khi đang giới
thiệu những phần thưởng bà đã đạt được trong quá khứ. “Những thứ này không quá hấp dẫn với tôi. Tôi yêu thích quá trình đạt được
chúng. Quá trình đó có khả năng gây nghiện.”
Những vận động viên cao
tuổi cũng mô tả những lợi ích tâm lý và thể lý của việc tập luyện, kể cả việc
giảm cân, cùng với việc thiết lập các mạng lữoi xã hội với những vận động viên
khác. Bowen cho biết “Tôi kì vọng được
nghe nghiệm thể nói về những ngăn trở xã hội-như việc nghe người khác nói ‘Ông/bà
đã già rồi, ông bà nên nghỉ ngơi, đừng làm mình bị đau’”. “Tuy nhiên xem ra tín
hiệu tích cực hơn khá nhiều”.
Theo TS Rylee A.
Diogini, giáo sư văn hoá xã hội tại Trường Khoa học Vận động, Thể thao và Sức
khoẻ, thuộc ĐH Charles Sturt tại Bathurst, Úc, phát hiện này phù hợp với các
nghiên cứu khác về động lực của vận động viên cao tuổi. Vào năm 2013, trong một
nghiên cứu trên tạp chí Sport, Education and Society, Dionigi cùng các cộng sự đã
phỏng vấn những người tham gia thi đấu tại World Masters Games. Khác với “câu
chuyện văn hoá phổ thông” về việc cơ thể đang xuống dốc, các nhà nghiên cứu nhận
thấy những vận động viên với độ tuổi trung bình là 72 cùng lúc vừa phản kháng, vừa
tái định nghĩa và vừa chấp nhận tuổi già.
Các ứng viên mô tả việc
luyện tập thể thao như một cách lam chậm quá trình lão hoá. “Tôi cho rằng mình chưa già như tuổi 80,”
một vận động viên chia sẻ với nhóm nghiên cứu. “Tôi chỉ hơi bị hao mòn chút đỉnh, bạn nghĩ bạn già như thế nào thì bạn
sẽ già như thế ấy”. Những người cao tuổi này cũng mô tả
những kích thích về xã hội, tinh thần và thể lý mà thể thao mang lại. Thông qua
thay đổi môn thể thao hay tham gia luyện tập mà không bân tâm đến thành tích, người
tham gia còn nói đến khả năng thích ứng với việc đánh mất tốc độ, tính linh hoạt
và các đặc điểm thế lý khác.
Một số lượng lớn các
nghiên cứu khoa học thần kinh hiện nay cho thấy vận động cường độ cao có thể
giúp làm chậm tiến trình lão hoá về nhận thức. Trong một nghiên cứu vào năm
2016 trên tạp chí Neurology, các nhà nghiên cứu yêu cầu 900 người cao tuổi
thuộc nhiều chủng tộc và sắc tộc khác nhau trả lời về hoạt động thể chất của họ
vào thời gian rảnh trong vòng 2 tuần. Khoảng 7 năm sau, nhóm nghiên cứu sẽ kiểm
tra khả năng nhận thức của họ và kiểm tra lại một lần nữa sau 5 năm tiếp theo.
10% ngừơi tham gia có cường độ hoạt động từ vừa cho tới cao-ví dụ như chạy bộ
hay aerobics-có mức độ suy giảm chức năng nhận thức chậm hơn 90% những nghiệm
thể cho biết chỉ có mức hoạt động thấp-như chỉ đi bộ hay tập yoga-hay hoàn toàn
không vận động.
Trong số những người
không có các vấn đề về nhận thức vào thời điểm kiểm tra lần đầu tiên, nhóm hoạt
động với cường độ nhẹ cho thấy mức suy giảm lớn về tốc độ xử lý và trí nhớ sự
kiện (episodic memory) sau 5 năm. Kết quả này vẫn tương tự sau khi đã kiểm soát
các yếu tố về hút thuốc, cao huyết áp và các yếu tố khác có thể gây ảnh hưởng tới
sức khoẻ của não bộ. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, khác biệt về tốc độ suy giảm
này tương đương với 10 năm lão hoá.
Trong khi các hoạt động
thể chất có thể không đem lại nhiều ích lợi cho những người đã có các dấu hiệu
về vấn đề nhận thức hay suy giảm trí nhớ, nghiên cứu cho thấy nó có thể bảo vệ
những bộ não vẫn còn khoẻ mạnh. Đó là kết luận của Bác sĩ Clinton B. Wright, người
thực hiện nghiên cứu trên tại ĐH Y Miller, thuộc ĐH Miami. Tuy nhiên, ông cho
biết cần có thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
“Đó là một nghiên cứu quan sát”, Wright nhấn mạnh. Cần
phải có các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên (randomized clinical trial) để khẳng
định rằng thể dục thể thao có thể giúp làm chậm tiến trình lão hoá não bộ. “Các tiếp cận mới có tính đến các thách thức
trong đời thực, ví dụ như nghiên cứu lâm sàng thực tế (pragmatic clinical
trial), đang rất được quan tâm”, Wright cho biết.
Nghiên cứu trên não bộ của
một vận động viên cao tuổi tên Olga Kotelko cho thấy vận động cường độ cao thậm
chí còn có thể mang lại những lợi ích mang tính phòng tránh. Kotelko, một giáo
viên về hưu chuyển hướng sang thi đấu thể thao cao tuổi, bắt đầu chơi bóng mềm ở
độ tuổi 65. Sau đó, bà chuyển sang điền kinh vào tuổi 77 và lập kỷ lục thế giới
cũng như thắng hàng trăm huy chương vàng trong giải thi đấu cho ngừơi cao tuổi
trước khi qua đời ở tuổi 95.
Trong nghiên cứu được
công bố vào năm 2016 trên Neurocase, nhà khoa học thần kinh nhận thức, TS Agnieszka
Z. Burzynska, giảng dạy về phát triển con người và nghiên cứu gia đình ở ĐH
Bang Colorado tại Fort Collons, cùng đồng nghiệp đã so sánh kết quả chụp cộng
hưởng từ và trắc nghiệm nhận thức của Kotelko lúc 93 tuổi với một nhóm các phụ
nữ khoẻ mạnh, trẻ hơn 20 tuổi nhưng có mức hoạt động thấp. Kết quả cho thấy não
bộ của Kotelko có những thay đổi liên quan đến tuổi tác. Tuy vậy, điều đáng ngạc
nhiên là chất trắng của bà ít bị ảnh hưởng, đặc biệt ở phần gối thể chai (genu
of the corpus callosum), nơi có các bó sợi nối với các phần não trán trước.
Chúng chịu trách nhiệm cho các hoạt động nhận thức cấp cao. Mặc dù phần gối là
phần chất trắng dễ bị ảnh hưởng bởi tuổi tác nhất, theo Burzynska, phần này ở
Kotelko lại có điều kiện tốt hơn những ngừơi trong nhóm đối chứng.
Burzynska tin rằng không
chỉ một mình luyện tập thể thao mang lại sự bền bỉ cho bộ não của Kotelko, chính
mức hoạt động trung bình cùng ý chí đối mặt với thử thách, bao gồm thể thao,
tình nguyện và du lịch đã góp phần mang lại kết quả trên. Burzynska nhận xét, “Olga tự tạo ra một môi trường phát triển
phong phú cho chính mình.”
“Chúng ta không thể bảo đảm rằng bất kỳ ai luyện tập thể
thao ngay sau khi nghỉ hưu đều sẽ có huy chương vàng hay não bộ của họ đều sẽ
tiến triển tích cực”, Burzynska bổ sung, ví dụ trên chỉ là một điển cứu đơn lẻ về não bộ
tại một thời điểm nhất định. “Tuy nhiên
nó cho thấy bằng chứng về những ích lợi có thể có được khi bắt đầu và duy trì vận
động tích cực lúc cao tuổi.”
Một bức tranh đa diện
Khi nói đến những tác động
tâm lý do việc tham gia thể thao khi cao tuổi mang đến, nghiên cứu cho thấy nhiều
kết quả khác nhau. Đó là nhận định của TS Amy M. Gayman, thành viên khoa vận động
học thuộc ĐH Wilfrid Laurier, Waterloo, Canada.
Trong một bài tổng hợp
nghiên cứu về việc tập luyện thể thao ở người trên 65 tuổi được đăng tải trên International Review of Sport and Exercise Psychology,
Gayman cùng cộng sự nhận thấy thể thao giúp người cao tuổi đạt được cảm giác
năng lực, niềm vui, nhiều mối quan hệ xã hội mới và có một nhân dạng tích cực
hơn bên cạnh những ích lợi về nhận thức. Bài tổng hợp cũng cho thấy thể thao có
thể mang lại động lực cho phụ nữ cao tuổi, và cả ở đàn ông nhưng ở một mức độ
thấp hơn.
“Trong khi đàn ông thường quan sát kết quả của bản thân và
so sánh với kết quả của phụ nữ hay của những người trẻ hơn, phụ nữ sẽ nhìn kết
quả của mình và cảm thấy được truyền động lực bởi những thành tựu mình đạt được,
bất kể họ đã làm gì trước đây hay những ngừoi khác làm được những gì,” Gayman chia sẻ. Tuy
nhiên, cả ở đàn ông và phụ nữ, việc hiệu quả hoạt động bị giảm sút một cách
không thể tránh khỏi do tuổi tác có thể gây chán nản, ưu phiền. Gayman cho biết,
“Khi hiệu năng sụt giảm, người cao tuổi sẽ
trải nghiệm một số cảm xúc tiêu cực, cụ thể hơn là nỗi sợ hãi bị lão hoá.”
Mối nguy đến từ việc
kích hoạt nỗi sợ này không phải là hạn chế duy nhất của việc luyện tập thể thao
lúc cao tuổi. Vận động viên lớn tuổi có thể phải đối mặt với sự chống đối đến từ
những người xung quanh. Khi nghĩ đến thể thao, bạn sẽ nghĩ đến những ngừoi trẻ
khoẻ, không phải đến những người 80 tuổi chạy marathon, Gayman nhận định. Những
thiên kiến như vậy được ghi nhận trong những nhận xét mà các vận động viên cao
tuổi hay nghe. “Người ta nói ‘Ông/Bà đang
luyện tập và thi đấu à? Ông/Bà già rồi. Chẳng phải đây là lúc nghỉ ngơi và tận
hưởng cuộc sống hay sao?’” Gayman ví dụ. Đồng thời, những căng thẳng trong
gia đình cũng có thể xuất hiện khi vợ chồng hay những người xung quanh lo ngại
về thời gian người cao tuổi sử dụng để luyện tập và thi đấu. Thay vào đó, xã hội
hay kì vọng họ làm những việc nhẹ nhàng ở nhà.
Cần có thêm nhiều nghiên
cứu trong lĩnh vực mới mẻ này, TS Joseph Baker, đồng tác giả của nghiên cứu và
là giáo sư khoa học sức khoẻ và vận động tại ĐH York, Toronto, cho biết. "Những điều chúng tôi kết luận vào cuối
bài tổng quan hệ thống của mình là chúng ta hiện chưa có đủ thông tin”.
Đa phần dữ liệu tập
trung vào sức khoẻ thể chất, Baker nhận xét. “Nếu chúng ta nhìn nhận theo hướng đó, tuyệt nhiên tham gia luyện tập
thể thao sẽ có lợi,” ông cho biết. “Tuy
nhiên nếu chúng ta nhìn theo một hướng khác, có lẽ không hẳn là vậy”. Sức
khoẻ không phải là một khái niệm đơn lẻ, nó mang tính đa diện. “Với các vận động viên cao tuổi, chúng ta biết
nhiều về khía cạnh thể chất và dần biết nhiều hơn về các khiá cạnh xã hội và nhận
thức. Tuy nhiên, chúng ta không biết gì về những yếu tố khác của sức khoẻ-như cảm
xúc, tinh thần và nhiều phương diện khác.”
Tương tự, “thể thao”
không phải là một thứ đơn lẻ, Baker lưu ý về khác biệt giữa các môn thể thao
khác nhau chú trọng năng lượng, sức bền, tốc độ và chiến lược. Một số môn thể
thao có thể tốt cho người cao tuổi hơn một số môn khác. Bên cạnh đó, mẫu nghiên
cứu mà các dự án thực hiện chưa phản ánh hết sự phong phú của những vận động
viên cao tuổi. “Nếu bạn đi tới Thế Vận Hội
Người cao tuổi, bạn sẽ nhận thấy sự áp đảo của những người Âu Châu giàu có, thường
đến từ Bắc Mỹ hay Úc”, ông cho biết.
Vậy, Baker kết luận, “thông điệp chung là: thể thao là tốt. Hãy nhìn vào những vận động viên
cao tuổi: họ cho thấy một hình mẫu tích cực và thành công khi về già. Tuy
nhiên, còn có nhiều yếu tố hơn thế.”
Dịch: Hành Lang Tâm Lý
Các bài khác có liên quan đến ngừoi
cao tuỏi trên Hành Lang Tâm Lý
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI GIÚP LÀM CHẬM TIẾN TRÌNH SUY
GIẢM CHỨC NĂNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI:
NHÂN VIÊN CAO TUỔI VÀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TUYỂN
DỤNG
TUỔI GIÀ VÀ TÌNH YÊU: NGHIÊN CỨU VỀ ĐỜI SỐNG
TÌNH DỤC Ở NGƯỜI CAO TUỔI
https://google.com.eg/url?q=http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn/
Trả lờiXóahttps://google.com.et/url?q=http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn/
https://google.com.mz/url?q=http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn/
https://google.com.ag/url?q=http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn/