Khủng hoảng trong nghiên cứu tâm lý |
Tâm lý học hiện đại đang rơi vào khủng hoảng. Nhận định này không phải
mới xuất hiện. Từ não tướng học (phrenology – ngành nghiên cứu cho rằng kích
thước hình dạng não bộ có liên quan đến tính cách và khả năng tâm lý) cho đến
phân tâm học, tâm lý học có truyền thống hay bị đặt câu hỏi về tính khoa học của
ngành. Thật vậy, triết gia về khoa học, Karl Popper, xem các lý thuyết của
Freud là ví dụ điển hình của nguỵ khoa học (pseudoscience),
những kiến thức mà không có bài kiểm tra nào có thể chứng minh rằng chúng sai (nhưng chưa chắc có nghĩa là chúng đúng). Mới đây, tâm lý
học vừa cho ra đời một loạt những khám phá khó tin mà độ tin cậy về tính khoa học
của chúng là một dấu chấm hỏi.
Một trong những kết quả nghiên cứu khó tin đó là thực nghiệm của Daryl Bem vào năm 2011. Nó cho rằng những sự kiện
trong tương lai có thể ảnh hưởng tới quá khứ. Bem, giáo sư danh dự tại ĐH
Cornell, cho rằng so với việc luyện tập ghi nhớ danh sách các từ trước khi làm
thực nghiệm, con người sẽ có xu hướng nhớ những từ này nhiều hơn nếu học chúng sau khi đã thực hiện thực nghiệm nhớ từ.
Trong một nghiên cứu khác, ông cho rằng, khi giấu một tấm hình khiêu dâm sau một
trong hai tấm màn, con ngừoi có khả năng chọn đúng tấm màn có bức ảnh đó. Và kết
quả này được cho là không chỉ đơn thuần vì may mắn.
Ngoài ra, vào năm 1996, John Bargh thuộc ĐH Yale đã báo cáo rằng khi gợi ý trong vô thức về những ‘thiên
kiến về ngừoi cao tuổi’ (bằng cách nói ngẫu nhiên những câu có chứa các từ như ‘bingo’
hay ‘Florida’, ở Mỹ có định kiến cho rằng Florida là bang có nhiều người già ở),
nghiệm thể sẽ vì vậy mà đi chậm hơn. Thêm vào đó, Roy Baumeister vào năm 1998
còn đưa ra bằng chứng cho rằng chúng ta có chỉ
có một lượng ý chí nhất định và nó sẽ bị mất dần mỗi lần chúng ta kháng cự lại
một cám dỗ nào đó, ví dụ như ăn chocolate. Trong cùng năm, Ap
Dijksterhuis và Ad Van Knippenberg cho rằng chúng ta sẽ chơi giải
đố tốt hơn nếu trước đó chúng ta tự liệt kê những phẩm chất của một giáo sư so
với việc liệt kê đặc điểm cua một cổ động viên bóng đá quá khích.
Những nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu gây tranh cãi nhiều nhất trong tâm lý học.
Ít nhất là vì các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc tái hiện lại những thực
nghiệm này. Những kiểu nghiên cứu này dấy lên lo ngại về phương pháp nghiên cứu
mà các nhà tâm lý học đang sử dụng, đồng thời mở rộng ra quan ngại về chính bản
thân ngành khoa học về tâm lý.
Không
lặp lại
Một khảo sát trên 1500 nhà khoa học được đăng bởi tạp chí Nature cho thấy 24% những người được khảo
sát cho biết họ có công bố một nghiên cứu lặp lại (replication) nghiên cứu trước đó với kết quả tương tự và 13% cho
biết không thu được cùng kết quả khi thực hiện lại một nghiên cứu trước đây. So
sánh với những công bố khoa học của ngành tâm lý trong một thế kỷ trở lại đây, chỉ
có 1% các nghiên cứu thử lặp lại các kết quả nghiên cứu trong
quá khứ.
Các ban biên tập và những người đánh giá trong các tạp
chí khoa học thường hay mắc phải một định kiến mang tính hệ thống
khiến cho các tạp chí khoa học tâm lý nổi tiếng trở thành kho chứa những bài
báo kì lạ. Nhiều nhà tâm lý bị ám ảnh bởi “chỉ số ảnh hưởng” (impact factors) của tạp chí (chính các tạp
chí khoa học cũng bị vậy) – và một cách để làm tăng ảnh hưởng là cho công bố những
kết quả “lạ”. Một số các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao được biết đến do công
bố những nghiên cứu khác thường, tuy không bao giờ được thực hiện lại nhưng lại
thu hút nhiều sự chú ý cho chính tác giả và tạp chí. Ngược lại, tái xác định kết
quả nghiên cứu của người khác qua nghiên cứu lặp lại thường không hấp dẫn, ít gặp
và hay bị đánh rớt xuống các tạp chí ít danh tiếng hơn.
Tuy tâm lý học có lịch sử bỏ rơi các nghiên cứu lặp, liệu xu thế
có đang thay đổi? Trong năm 2016, một sáng kiến tình nguyện – Dự án tái tạo OSC (OSC Reproducibility project) –
đã thử làm lại 100 nghiên cứu tâm lý học. Chỉ một phần ba (36%) các nghiên cứu
cho kết quả tương tự nghiên cứu trong quá khứ. Liệu điều này có nghĩa là các kết
quả nghiên cứu tâm lý học không đáng tin cậy?
Các dự án tái nghiên cứu thường mang tính chọn lọc, chỉ nhắm tới
các nghiên cứu ít tốn kém và không phức tạp để tái thực hiện, hoặc chỉ chọn những
nghiên cứu quá khó tin. Các dự án khác như “Many Labs” cho thấy tỉ lệ tái nghiên cứu thành
công là 77%. Tất cả các dự án đều chọn mẫu không ngẫu nhiên và tỉ lệ thành công
chỉ phản ánh các nghiên cứu được chọn. Ngay cả nếu các dự án chọn mẫu các
nghiên cứu ngẫu nhiên, chúng ta cũng không biết được đâu là tỉ lệ tái nghiên cứu
đủ tiêu chuẩn trong tâm lý. Đây không phải là vấn đề riêng của tâm lý học. John
Ioannidis cho biết: “đa số các kết quả nghiên cứu được công bố đều sai”.
Sau cùng, các giả thuyết nghiên cứu là ước đoán khả dĩ nhất mà chúng ta có về
hiện tượng, chứ không đơn giản là tập hợp của chân lý.
Thực
hành nghiên cứu gây nghi vấn
Có thể nhận thấy sự thất vọng của nhiều nhà tâm lý vì việc công
bố bằng chứng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu xem ra khá dễ dàng. Một nguyên
do khả dĩ của cả các kết quả khác thường và việc thiếu nghiên cứu lặp lại là vì
các nhà tâm lý thường sử dụng các “thực hành nghiên cứu gây nghi vấn” (Questionable research practices-QRPs)
Vào năm 2012, một khảo sát trên 2000 nhà tâm lý ở Hoa Kỳ cho
thấy họ hay sử dụng QRPs. 67% thừa nhận họ báo cáo một cách có lựa chọn các
nghiên cứu “thành công”, trong khi 74% không tiết lộ đầy đủ tất cả các thang đo
được sử dụng. Khảo sát cũng cho thấy 71% tiếp tục thu thập dữ liệu cho đến khi
kết quả có ý nghĩa xuất hiện và 54% báo cáo các kết quả không được dự tính từ
trước nhưng lại cố tình viết rằng mình đã dự tính chúng trước khi làm nghiên cứu.
58% loại bỏ bớt dữ liệu sau khi phân tích. Đáng ngạc nhiên, hơn một phần ba
công nhận, ít nhất một lần, họ nghi hoặc tính chính trực trong nghiên cứu của
chính mình và 1.7% thừa nhận mình làm giả dữ liệu.
Vấn đề của tâm lý học hiện tại đã tồn tại từ lâu và mang tính
văn hoá. Các nhà nghiên cứu, đánh giá, biên tập, các tạp chí và phương tiện
truyền thông, tất cả đều ưu tiên và hưởng lợi từ chính nhiệm vụ “đi tìm tính mới
trong nghiên cứu”. Chính định kiến mang tính hệ thống này, đi kèm với việc thiếu
thống nhất trong các nguyên tắc nền tảng ở một số lĩnh vực tâm lý - một cách vô
ý và hữu ý - đã khiến cho thực hành gây nghi vấn bùng phát. Các dự án lặp lại
các nghiên cứu trên quy mô lớn không thể giải quyết vấn nạn này mà thậm chí có
thể làm trầm trọng thêm tình hình bằng cách giới thiệu các nghiên cứu lặp lại
như một phương tiện đặc biệt để nhắm đến các nghiên cứu khó tin. Nghiên cứu lạp
lại – dù thành công hay thất bại – cần phải là một phần căn bản của khoa học thông
thường và cần trở nên thông dụng lẫn được trân trọng hơn bởi các nhà tâm lý và
các tạp chí tâm lý.
Dịch: Hành Lang Tâm Lý
Khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý rất nhiều vấn đề, thông tin tham khảo >>> Xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh bao lâu có kết quả?
Trả lờiXóaCảm ơn bài viết đã giúp hiểu rõ về các xét nghiệm adn. Hiện nay tôi đang thực hiện các dịch vụ xét nghiệm tại DNATESTINGS và rất chính xác
Trả lờiXóa