Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

LIỆU CÁC CHÚ CHÓ CÓ KHẢ NĂNG NGHE LỜI NÓI CỦA CHÚNG TA HAY KHÔNG?

Chó có khả năng hiểu tiếng con người không?
 Khi con người nói chuyện với nhau, chúng ta không chỉ phản ứng lại trước những câu chữ lời nói mà còn đáp trả lại những yếu tố khác như cung giọng kết hợp cùng giới tính của người nói. Một báo cáo mới trên tạp chí Current Biology vừa đưa ra những bằng chứng đầu tiên về việc động vật, cụ thể là chó, cũng có khả năng phân biệt và xử lý những thành phần khác nhau trong lời nói của con người.

“Dù trong nghiên cứu của mình, chúng tôi không thể xác định được mức độ hay cách thức loài chó hiểu được những thông tin lời nói con người nhưng chúng tôi vẫn có thể khẳng định rằng chó có khả năng phản ứng trước những thông tin ngôn từ và phi ngôn từ có liên quan đến người nói. Đồng thời, những thành phần trên có vẻ được xử lý trong những vùng não khác nhau của chó,” Victoria Ratcliffe thuộc Trường ĐH Tâm lý, Viện Đại học Sussex, cho biết.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy chó thường sử dụng bán cầu não trái nhiều hơn bán cầu não phải khi chúng xử lý các âm thanh do những chú chó khác phát ra. Ratcliffe cùng giám sát của mình là David Reby cho rằng việc tiếp tục nghiên cứu xem liệu chó có cùng những phản ứng trên khi tiếp nhận những thông tin từ lời nói con người là hoàn toàn phù hợp. Nhóm nghiên cứu phát tiếng nói từ cả hai phía của các chú chó được thực nghiệm để âm thanh đi vào tai chúng cùng lúc và có cùng âm lượng.
Ratcliffe giải thích, “Tín hiệu đầu vào từ mỗi tai đa phần sẽ được dẫn truyền về hai phía bán cầu não đối diện. Nếu một bán cầu có chức năng chuyên dụng hơn trong việc xử lý một số thông tin âm thanh, những thông tin đó sẽ được xem như đến nhiều hơn từ phía tai đối diện. ”
Nếu chú chó quay qua phía bên trái, điều này cho thấy thông tin trong âm thanh được thu nhận nhiều hơn từ tai trái, đồng nghĩa với việc bán cầu não phải có chức năng chuyên biệt hơn trong việc xử lý loại thông tin đó.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát những thiên hướng chung trong cách phản ứng của các chú chó trước những phần khác nhau trong lời nói con người. Khi được nghe những mệnh lệnh ngôn ngữ quen thuộc, trong đó những từ có nghĩa được chú ý làm nổi bật, chó thường cho thấy có xu hướng xử lý bằng bán cầu não trái, do chúng sẽ quay nhiều hơn về bên phía tay phải. Nhưng khi cố tình làm nổi bật những tín hiệu phi ngôn từ khác hay âm điệu, chó thường có xu hướng xử lý bằng bán cầu não phải
Reby cho biết, “Điều này đặc biệt thú vị vì kết quả trên cho thấy tiến trình xử lý các thành phần lời nói trong não bộ của chó được chia thành hai bán cầu theo cách khá tương đồng với sự phân chia ở con người.”
Đương nhiên, điều này không có nghĩa là chó thật sự hiểu được hết tất cả những gì con người nói hay chúng có những khả năng ngôn ngữ như con người. Tuy nhiên, theo Ratcliffe, những kết quả này ủng hộ ý tưởng rằng người bạn bốn chân của chúng không chỉ chú ý “đến việc chúng ta là ai và cách thức chúng ta ra lệnh, nhưng còn chú ý đến những điều chúng ta nói.”
Đây chắc hẳn là một tin vui cho những người yêu mến loài chó, những người giành nhiều thời gian nói chuyện với những người bạn trung thành của mình. Chúng có thể không phải lúc nào cũng hiểu bạn, nhưng chắc chắn chúng thật sự có lắng nghe bạn.
Bài viết khác cùng chủ đề:
KHOA HỌC LÝ GIẢI LIÊN HỆ TÌNH CẢM GIỮA NGƯỜI VÀ CHÓ:
http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/04/khoa-hoc-tinh-cam-tam-ly-cho-va-nguoi.html

Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Post (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Post http://www.psypost.org/2014/11/dogs-hear-words-say-29733 và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/10/cho-hieu-ngon-ngu-tieng-nguoi-hay-khong.html .Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Post và thông báo cho người dịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter