Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

NGHIÊN CỨU CHO THẤY NHÂN VIÊN DỄ CÁU GIẬN KHI NHẬN EMAIL SAU GIỜ LÀM VIỆC

Làm việc sau giờ làm
Nghiên cứu của trường ĐH Texas Arlington chỉ ra rằng những nhân viên nhận thư điện tử từ công ty sau giờ làm việc thường dễ tức giận hơn và điều đó có thể ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của họ. 
Marcus Butts, Phó Giáo sư ĐH Texas Arlington, thuộc Khoa Quản lý của trường CĐ Kinh doanh, là tác giả chính của nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Academy of Management. William Becker , trợ lý giáo sư  Khoa Quản lý tại TCU, và Wendy Boswell, giáo sư môn Quản lý trường Đại học Texas A&M, đã phối hợp cùng Butts trong nghiên cứu này.

Các nhà nghiên cứu khảo sát 341 người trưởng thành trong vòng bảy ngày nhằm theo dõi cảm xúc của họ mỗi khi mở một email ngoài giờ làm việc. Ba tác giả đã sử dụng danh sách liên lạc trên Facebook, Linked In và Twitter để xây dựng mẫu nghiên cứu.
“Những người tham gia nghiên cứu cho biết họ trở nên tức giận khi nhân email hoặc tin nhắn liên quan đến công việc khi đã về nhà, đặc biệt khi thông điệp mang tính chất tiêu cực hoặc đòi hỏi quá nhiều thời gian cá nhân,” Butts nói. “Tương tự, những người có xu hướng cố gắng tách biệt công việc với đời sống cá nhân thường sẽ trải nghiệm tình trạng mâu thuẫn công việc – cuộc sống này nhiều hơn. Email sau giờ làm thực sự ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của họ.”
Nhìn chung, Butts cho rằng có 2 loại nhân viên chính: phân tách (segmentors) và tích hợp (integrators).
Ông cho rằng người phân tách muốn phân biệt rạch ròi giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Không có gì đáng ngạc nhiên là kiểu người này dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất khi phải đối mặt với những cuộc trao đổi về công việc sau giờ làm.
Butts mô tả kiểu người tích hợp là những người luôn muốn biết tình trạng công việc của mình khi họ nhận được email hay tin nhắn. Họ cũng cảm thấy bực tức khi phải nhận các thông tin ngoài giờ này tuy nhiên chúng không ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của họ
Rachel Croson, Hiệu trưởng trường CĐ Kinh doanh, cho rằng nghiên cứu của Butts rất quan trọng bởi truyền thông điện tử đã trở thành một phần tạo nên cuộc sống của mỗi người.
“Điện thoại thông minh cùng văn hóa “luôn trực tuyến” đi kèm khiến cho việc trao đổi những vấn đề công việc sau giờ làm trở nên phổ biến,” Croson chia sẻ. “Thế nhưng, giống như những yếu tố khác trong kinh doanh, nó có thể được thực thi một cách tiêu cực hay tích cực, đồng thời cách thức thực hiện đóng vai trò rất quan trong cho sự thành công. Nghiên cứu này không chỉ giúp các nhà lãnh đạo biết có nên hay không, hay vào khi nào sẽ liên lạc, mà còn chỉ cho họ biết cách thức giao tiếp hiệu quả với nhân viên của mình.”
Một vài đề nghị trong nghiên cứu bao gồm tập huấn về những điều nên và không nên đề cập trong email, tin nhắn, thiết lập giới hạn về thời gian gửi thư điện tử, hướng dẫn cách giao tiếp phù hợp và gợi ý những chủ đề nào nên nói trực tiếp thay vì thông qua các phương tiện điện tử.
“Đây là một khía cạnh mới trong giao tiếp công việc, những đề nghị này có thể áp dụng trong một bộ phận của công ty nhưng chưa chắc phù hợp với các phòng ban khác trong doanh nghiệp,” Butt nói. “Chìa khóa của vấn đề là cần phát triển nhịp độ truyền thông thích hợp trong bộ phận mình”  
Butt đề cập đến một trong những khám phá thú vị nhất của nghiên cứu: Những nhân viên nhận được các thông điệp mang nội dung tích cực sau giờ làm việc thường sẽ cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, những “cảm xúc tích cực” này cũng không kéo dài lâu.
Butt chia sẻ chính vợ ông, Erin, đã khơi dậy mối quan tâm của ông về chủ đề giao tiếp truyền thông điện tử sau giờ làm. Bà đang làm việc tại công ty đôi khi gửi email và tin nhắn công việc sau giờ làm.

Butt cho biết, “Tôi thường quan sát cách giao tiếp sau giờ làm việc của bà ấy ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của chúng tôi theo cách tích cực hay tiêu cực hơn, và tôi nghĩ rằng những người khác cũng sẽ có những trải nghiệm tương tự.” 

Nghiên cứu khác về việc xem email trên HLTL:
BỚT XEM EMAIL - BỚT CĂNG THẲNG:
http://hanhlangtamly.blogspot.com/2014/12/bot-xem-email-bot-cang-thang.html
Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Post (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Post http://www.psypost.org/2015/02/study-shows-employees-become-angry-when-receiving-after-hours-email-texts-32093 và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/09/kho-chiu-nhan-email-sau-go-lam.html. .Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Post và thông báo cho người dịch.
Người dịch: H.Y

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter