Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

ADHD - RỐI LOẠN TÂM LÝ HAY ĐƠN GIẢN TRẺ CẦN THÊM THỜI GIAN?


KJ DELL’ANTONIA  11/03/2016

Nghiên cứu mới cho thấy các học sinh nhỏ nhất trong lớp thường dễ bị chẩn đoán có rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD – attention deficit hyperactivity disorder) nhiều hơn các học sinh lớn nhất lớp. Kết quả đặt ra câu hỏi về cách thức chúng ta nhìn nhận những trẻ “hiếu động” – đồng thời cho thấy điều gì diễn ra với các trẻ nhỏ nhất lớp.

Những nhà nghiên cứu tại Đài Loan đã phân tích dữ liệu từ 378.881 trẻ từ 4 đến 17 tuổi  và phát hiện những trẻ sinh vào tháng 8, giới hạn để đăng ký vào học lớp 1 tại Đài Loan, thường có chẩn đoán ADHD nhiều hơn những trẻ sinh vào tháng 9. Các trẻ sinh vào tháng 9 thường nhập học trễ hơn một năm và do đó có thêm 12 tháng để trưởng thành trước khi bắt đầu đi học. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Journal of Pediatrics.

Với bối cảnh có một số tranh cãi về việc liệu ADHD có thật sự là khiếm khuyết ngăn cản khả năng thành công trong đời sống và học tập của trẻ và liệu trị liệu có hiệu quả hay không, các giả nghiên cứu kết luận “kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc độ tuổi của trẻ trong cùng một lớp khi chẩn đoán ADHD và kê toa thuốc điều trị rối loạn này”. TS Mu-Hong Chen, chủ nhiệm nghiên cứu, hi vọng rằng những hiểu biết về mối liên kết giữa độ tuổi vào học và chẩn đoán ADHD sẽ khuyến khích cha mẹ, giáo viên và các nhà lâm sàng cho các trẻ nhỏ trong lớp thêm thời gian, đồng thời trợ giúp, tạo điều kiện cho các em chứng tỏ khả năng của mình.

Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 8,4% trẻ sinh trong tháng trước hạn nhập học mẫu giáo tại bang mà gia đình trẻ sinh sống có chẩn đoán ADHD, cao hơn so với con số 5,1% trẻ có cùng chẩn đoán nhưng sinh vào ngay tháng tiếp theo.

Vậy chúng ta lý giải các khác biệt này như thế nào? Cần phải thận trọng là ý kiến của Michael Manos, giám đốc Trung tâm Đánh giá và Điều trị ADHD thuộc Bệnh viện Nhi Cleveland.

“Loại tập trung chú ý mà chúng ta sử dụng trong trường học là kiểu chú ý mà các trẻ có ADHD cảm thấy khá khó khăn khi đối mặt”, vậy nên trong môi trường học đường, chúng ta thường dễ nhận ra các triệu chứng kém chú chú ý, Manos cho biết. “Nếu quy trình chẩn đoán chính xác, một số trẻ sẽ được phát hiện sớm hơn các trẻ khác. Sẽ rất tốt nếu các trẻ nhỏ tuổi hơn có ADHD bắt đầu được điều trị sớm hơn vì vào học sớm hơn.

Nhưng thực tế lại cho thấy quy trình chẩn đoán lại không chính xác. Manos cho biết, “Nếu gia đình đưa trẻ đến khám tại phòng khám nhi khoa chăm sóc ban đầu với mỗi lần khám chỉ 15 phút, phụ huynh mô tả các đặc điểm tăng động của trẻ và bác sĩ tự động kê toa thuốc, chúng ta sẽ thấy ở đây có vấn đề.” Nhiều cha mẹ mô tả những lo lắng của mình về hành vi của trẻ không phải vì những hành vi đó không phù hợp với các giai đoạn phát triển, họ đang mô tả các hành vi không được như họ kì vọng”, điều này cũng có thể là vấn đề trong lớp học khi nhiều học sinh lớn tuổi hơn các học sinh khác.

Daphna Bassok, giáo sư tại ĐH Giáo dục Cury, chuyên nghiên cứu về mức độ sẵn sang vào học mẫu giáo của trẻ, cho biết, “Tôi nghĩ mối liên hệ giữa độ tuổi vào học và chẩn đoán ADHD chưa hẳn là về việc trẻ còn nhỏ hay ‘chưa đủ sẵn sàng’. Thay vào đó, tôi nghĩ vấn đề nằm ở độ tuổi tương đối của trẻ.”

“Vào các lớp nhỏ, một hay hai tháng tuổi chênh lệch có thể tạo ra khác biệt khá lớn. Bất kể tuổi thật của trẻ ra sao, các giáo viên thường nhìn nhận những trẻ nhỏ nhất lớp là có vấn đề về tập trung chú ý và hành vi nhiều hơn các trẻ lớn hơn.” Khi các giáo viên trên ghi nhận vấn đề, họ đã vạch sẵn kết quả chẩn đoán. Tuy nhiên, bản thân chẩn đoán vẫn phụ thuộc vào chuyên môn của nhà lâm sàng.

Stephen Hinshaw, đồng tác giả cuốn sách “A.D.H.D: What Everyone Needs to Know”, cho rằng những nhận biết sớm về triệu chứng kém chú ý “có thể là cơ hội để can thiệp sớm cho tất cả các trẻ mẫu giáo […] Mặt khác, nó cũng có thể khiến chúng ta dán nhãn quá mức cho trẻ, đa phần là các trẻ trai, và đó là điều chẳng ai mong muốn.” TS Hindshaw kết luận.

Link nguồn:


Dịch: Hành Lang Tâm Lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter