Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

MẤT NƯỚC ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NÃO BỘ CỦA BẠN?

Ảnh hưởng của việc mất nước

Một nghiên cứu mới của ĐH Sức khoẻ, ĐH Massey vừa hé lộ những ảnh hưởng của việc mất nước lên khả năng tri giác và huyết áp của não bộ.
Hai nghiên cứu cùng sử dụng một phương pháp luận, tìm hiểu về tác động của việc uống không đủ nước lên cơ thể nhưng tập trung vào hai khía cạnh khác nhau.
TS Toby Mündel, giảng viên Khoa học Thể thao và Vận động, cho biết các nghiên cứu trước đây thường khiến nghiệm thể mất nước bằng cách sử dụng thuốc, vận động hay nhiệt độ. Ông cũng cho biết, với đa số chúng ta, mất nước diễn ra đơn giản vì không uống đủ nước.
“Ai cũng từng có lần như vậy. Bạn thức dậy trễ, vội đi làm, bỏ bữa sáng, sau đó chợt nhận ra đã đến bữa trưa và bạn chỉ mới uống mỗi một cốc cà phê. Như vậy, từ bữa tối hôm trước cho đến tận trưa hôm sau, khoảng 17 giờ, bạn chỉ mới hấp thụ 300 millilitres nước, ít hơn nhiều so với hơn 1 lít nước mà đáng lẽ bạn phải uống!”
TS Mündel cho biết các nghiên cứu về mức độ mất nước thường bao gồm các yếu tố tập thể dục, tăng nhiệt độ, kiểm soát lượng caffeine và thay đổi chế độ dinh dưỡng. “Tất cả những yếu tố này đều tác động rất lớn lên phản ứng tinh thần và thể chất của chúng ta, vì vậy chưa chắc một mình việc mất nước sẽ gây ra thay đổi. Chúng tôi muốn đưa mọi thứ về một nguồn nhất định.”
Vậy nghiên cứu được thực hiên như thế nào?
Các nghiệm thể đến ĐH Massey hai lần, chế độ ăn uống, hoạt động và lượng caffeine vẫn giữ nguyên. Khác biệt duy nhất là một trong hai lần họ sẽ hấp thu một lượng nước như bình thường, lần còn lại họ sẽ phải hạn chế uống nước suốt 24 giờ.
Trong cả hai lần, người tham gia đều phải nhúng chân vào nước lạnh, đây là xét nghiệm huyết áp lạnh. “Đó là cách để tạo ra cơn đau, một trong những điểm mà chúng tôi nghiên cứu, đây cũng là cách căn bản để thử thách và quan sát phản ứng của cơ thể, ví dụ như chống trả hay bỏ chạy, đây cũng là trọng tâm của nghiên cứu thứ hai. Hơn nữa, đây là xét nghiệm lâm sàng phổ biến dung để đo lường hoạt động của hệ thống tim mạch nơi một người ‘bình thường’,” TS Mundel cho biết.
Cử nhân Khoa học, Tracey Bear muốn tìm hiểu xem liệu mức độ mất nước ảnh hưởng như thế nào đến cảm giác đau của chúng ta. TS Mundel cho rằng đây là một khía cạnh quan trọng vì nhiề lý do. “Nếu bạn có bất kỳ điều kiện gì có thể khiến cảm giác đau tăng cao, bao gồm những tiêu chí lâm sàng như viêm khớp, ung thư, rối loạn xương cơ hay đau nửa đầu, hoặc bạn đang chuẩn bị phẫu thuật hay vừa phục hồi sau một ca mổ mà phải hạn chế sử dụng thức ăn hay nước uống, mất nước sẽ làm tăng mức độ đau và điều này không tốt chút nào.
“Kết quả nghiên cứu sẽ cho phép các chuyên gia y tế khuyến nghị những cách rất đơn giản để hạn chế cơn đau, ví dụ như uống đủ nước. Đồng thời, những phương pháp điều trị thông thường như thuốc giảm đau hay trị liệu nhận thức hành vi cũng sẽ có tác dụng tích cực hơn nếu bệnh nhân không bị mất nước.”
Nhóm nghiên cứu yêu cầu nghiệm thể đánh giá mức độ cơn đau họ cảm nhận khi chúng chân vào nước, đồng thời chấm điểm mức độ lo lắng về cơn đau. Bear nhận thấy những người càng mất nước thì càng cảm nhận cơn đau mãnh liệt hơn. Tuy nhiên, nếu nghiệm thể lo âu về cơn đau thì mức độ đau không thay đổi.
Trong nghiên cứu thứ hai, TS Blake Perry gắn các dây dẫn tín hiệu tim mạch lên người nghiệm thể trong thực nghiệm nhúng chân vào nước đávaf đo lường huyết áp, nhịp tim cùng phản ứng lưu lượng máu của họ.
Nghiên cứu cho thấy mất nước làm tăng cơn đau, điều này khiến cho nghiệm thể tăng thông khí (hyperventilation) hay thở nhiều hơn, làm giảm phản ứng lưu lượng máu não. “Tuy rất khó để diễn dịch toàn bộ kết quả, chúng ta vẫn có thể kết luận răng bất kể đánh giá hay nghiên cứu lâm sàng nào thực hiện test áp lực lạnh (nhúng chân vào đá) đều cần phải kiểm tra và bảo toàn mức độ mất nước để tránh làm sai lệch kết quả”, TS Mundel cho biết.

Link nghiên cứu của Blake Perry: http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1113/EP085449/full 
Link gốc:


Dịch: Hành Lang Tâm Lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter