Làm sao để ứng dụng kiến thức tâm lý? |
Ngày
nay, những cha mẹ mong muốn con mình có được sự phát triển trí tuệ tôt nhất thường
tìm kiếm các ứng dụng kĩ thuật số về giáo dục, các chiến lược và chương trình nuôi
dạy con dựa trên “não bộ”, cùng hằng hà sa số các phim ảnh, đồ chơi, các loại sản
phầm khác nhau được thiết kế dựa trên những nghiên cứu mới nhất về học tập và
phát triển não bộ.
Tuy
nhiên, hai thành viên và cộng tác viên lâu năm của Hiệp hội Khoa học Tâm lý Kathy
Hirsh-Pasek (ĐH Temple) và Roberta Golinkoff (ĐH Delaware) cho biết, hiện nay, các
sản phẩm trên dường như không có mối liên hệ trực tiếp nào đến các nghiên cứu
khoa học thật sự. Mặc cho một sô công ty có thuyết phục các bạn ra sao, không
có bằng chứng nào cho thấy con cái bạn được hưởng lợi từ các sản phẩm này.
Vấn đề,
theo Hirsh-Pasek và Golinkoff nhận định, nằm ở chỗ chính thị trường đã trở
thành phương tiện qua đó đa số công chúng- bao gồm cha mẹ, các nhà giáo dục hay
cả người làm chính sách- học biết về những bước tiến mới nhất của ngành “khoa học”
về phát triển, tuy nhiên không phải tất cả đều mang tính khoa học. Để giải quyết
vấn đề này, các nhà nghiên cứu cần trở nên tích cực hơn trong việc mang khoa học
dưới con mắt của họ đến với công chúng.
Hirsh-Pasek
và Golinkoff, cả hai đều được trao giải thưởng APS James McKeen Cattell Fellow
Award vào năm 2015, chứng minh việc tập trung vào “nghiên cứu lấy việc sử dụng
làm trọng tâm” (use-inspired research) có thể giúp chúng ta vượt qua ranh giới
truyền thống giữa khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giúp tạo ra những ảnh
hưởng khoa học có ý nghĩa.
Việc
trộn lẫn khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng vay mượn khung làm việc được nhà
khoa học chính trị Donald Stokes đặt ra từ trước. Hirsh-Pasek and Golinkoff liệt
kê hai khía cạnh mô tả cách thức họ tiếp cận: đi tìm cách hiểu căn bản và việc đưa
vào sử dụng.
Một số
các nhà khoa học nổi tiếng, bao gồm vật lý gia Niels Bohr, nhà vật lý và hoá học
Marie Curie, cùng nhà tâm lý Edward Titchener, là những ví dụ tiêu biểu cho việc
tập trung vào khoa học căn bản, theo đuổi việc nâng cao hiểu biết của chúng ta
về thế giới. Họ không bận tâm – thậm chí tích cực từ chối- suy nghĩ về việc những
phát hiện của họ sẽ được sử dụng ra sao.
Tuy
nhiên, nhiều nhà khoa học khác lại theo đuổi các nghiên cứu hướng đến việc vừa chứng
minh các lý thuyết căn bản và vừa đưa ra những hiểu biết về thế giới thực tế,
tiêu biểu bao gồm nhà hoá học và vi sinh học Louis Pasteur, nhà phẫu thuật Virginia
Apgar, và nhà tâm lý phát triển Urie Bronfenbrenner.
Trào
lưu này, nơi nghiên cứu cơ bản và ứng dụng gặp nhau, là miền đất kì bí với nhiều
nhà nghiên cứu. Tuy vậy, Hirsh-Pasek và Golinkoff đã đi theo con đường của một
nghiên cứu nổi tiếng về phát triển ngôn ngữ ở trẻ em.
Năm 1995, Betty Hart và Todd Risley đã công bố phát hiện cho rằng những trẻ có ba mẹ được nhận trợ cấp
xã hội trung bình sẽ tiếp xúc với số lượng chữ ít hơn ba lần so với những trẻ
có ba mẹ có công việc chuyên môn. Suốt thời thơ ấu, trẻ có hoàn cảnh khó khăn sẽ
nghe 30 triệu chữ ít hơn so với những trẻ có hoàn cảnh tích cực hơn. Điều này làm
hạn chế vốn từ vựng và có thể ảnh hưởng tới khả năng viết và hiểu ngữ nghĩa.
Ý tưởng về “khoảng
cách 30 triệu chữ” gây hoang mang cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục và cả
những ngừoi làm luật. Suy nghĩ cho rằng có hay không chất lượng ngôn ngữ cũng
quan trọng không kém đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khiến Hart,
Risley và những nhà nghiên cứu khác trở nên bối rối.
Dựa
trên những phát hiện trước, Hirsh-Pasek và Golinkoff quyết định đi tìm câu trả
lời cho câu hỏi: Liệu số lượng chữ trẻ nghe có phải là tất cả?
Chất
lượng hơn số lượng
Từ cơ sở dữ liệu lớn được thu thập như một phần của Nghiên
cứu về Chăm sóc ban đầu và Phát triển Thanh Thiếu niên thuộc Viện Quốc gia về Sức
khoẻ Trẻ em và Phát triển Con người Eunice Kennedy Shriver, Hirsh-Pasek, Golinkoff, và cộng sự đã phân tích dữ liệu từ 60 trẻ
thuộc gia đình thu nhập thấp. Nhóm nghiên cứu chia trẻ thành ba nhóm
dựa trên một số thang đo về khả năng ngôn ngữ nhằm tìm câu trả lời cho câu hỏi:
Số lượng và chất lượng tương tác cha mẹ-con cái vào lúc 2 tuổi ảnh hưởng như thế
nào đến khả năng ngôn ngữ của trẻ khi lên 3?
Kết quả rất cụ thể: Chất lượng rất quan trọng. Cả ba thang
đo chất lượng tương tác chiếm tới 16% ảnh hưởng đối với điểm số ngôn ngữ của trẻ
vào một năm sau, trong đó, khu vực giao giữa chất lượng và số lượng chiếm 10% ảnh
hưởng. Số lượng ngôn ngữ khi đứng một mình chỉ chiếm 1% trong điểm số ngôn ngữ
của trẻ.
Trong các nghiên cứu sau đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy
mối quan hệ cha mẹ-con cái rất quan trọng đối với khả năng học tập của trẻ thông
qua TV và video chat với phụ huynh. Kết quả nghiên cứu cho thấy những gián đoạn
trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, như chuông điện thoại, cũng có thể ảnh
hưởng đến khả năng học tập của trẻ.
Tổng hợp lại, nghiên cứu trên kết hợp với các phát hiện của
Erica Cartmill, Meredith L. Rowe, Susan Goldin-Meadow và các nhà khoa học khác
đã làm rõ thêm về hiện tượng khoảng cách 30 triệu chữ. Trong đó nhấn mạnh việc
khoảng cách trên không thể bị san lấp bằng cách đơn thuần cho trẻ tiếp xúc với
số lượng lớn từ ngữ.
Tiếp cận, tiêu hoá
và sử dụng
Nghiên
cứu lấy việc sử dụng làm trọng tâm đã đưa Hirsh-Pasek và Golinkoff đến những
phát hiện quan trọng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tâm lý biết rằng họ vẫn cần
phải đi xa hơn nữa, vượt qua mô hình của Pasteur và Bronfenbrenner để diễn dịch
các phát hiện thành “khoa học dễ tiêu hoá” mà công chúng có thể tiếp cận, xử lý
và sử dụng.
Theo
các nhà nghiên cứu, một cách để tạo ra nền khoa học dễ tiếp thu là đưa ra các
nguyên tắc chung rút ra từ cơ sở dữ liệu của lĩnh vực đó. Tập trung vào các nguyên
tắc chính cho phép các nhà khoa học xây dựng các sổ tay hướng dẫn dựa trên bằng
chứng ứng dụng được cho tất cả các đặc điểm dân số và các nền văn hoá.
Khi
chia sẻ công trình của mình, Golinkoff và Hirsh-Pasek tập trung vào việc diễn dịch
các nghiên cứu của họ thành các kiến thức khoa học dễ tiếp thu thông qua việc
truyền tải toàn bộ những trải nghiệm hình thành kiến thức của mình.
Ví dụ,
từ chính nghiên cứu về giao tiếp cha mẹ-con cái của mình, các nhà khoa học mong
muốn tìm hiểu xem làm sao để tăng cả số lượng và chất lượng tương tác trong môi
trường tự nhiên, thường nhật. Nhóm nghiên cứu chi $60 để in các biểu ngữ có ghi
các thông điệp như “Rau củ ưa thích của bạn là gì?” và “Liệu bạn có thể tìm mua
một quả táo khác?”. Một số ngày, nhóm nghiên cứu sẽ đặt các biển báo trên trong
các siêu thị, biến các cửa hàng thành phòng thực nghiệm tự nhiên của họ.
Các “can
thiệp” ít tốn kém này đem đến những kết quả bất ngờ: Trong các siêu thị ở các
khu vực có thu nhập thấp, các nhà nghiên cứu nhận thấy tương tác giữa cha mẹ và
con cái tăng 33% trong những ngày các biển hiệu xuất hiện.
Năm 2010, nhóm nghiên cứu và các cộng sự tập trung 50000
cha mẹ và trẻ em tới Ultimate Block Party ở
Công viên Trung tâm New York. Với sự hỗ trợ của Quỹ Khoa học Quốc gia,
nhóm nghiên cứu thiết kế 28 hoạt động được các nhà khoa học chấp thuận tập
trung đánh vào phát triển các khả năng nhận thức khác nhau, bao gồm học tập
không gian, chức năng điều hành, ngôn ngữ và toán học.
Trong khi các sáng kiếm nhắm tới việc ứng dụng khoa học
giáo dục vào môi trường thực tế thường tập trung chủ yếu vào cải cách nhà trường,
Hirsh-Pasek và Golinkoff nhấn mạnh rằng các cơ hội đem khoa học về tâm lý phát
triển vào đời sống thường nhật cần có quy mô rộng lớn hơn nhiều.
Dự án
mới nhất của họ, Không gian Tư duy Đô thị, tập trung vào tạo nên các thành phố “thông
minh”. Cả hai hợp tác với kiến trúc sư Itai Palti để tìm hiểu cách đưa khoa học
về học tập vào từng cấu trúc nhỏ nhất của đô thị, từ ngọn đèn đường cho tới từng
trạm xe buýt.
“Nhiều
người trong số chúng ta (các nhà khoa học) ngần ngại đưa các phát hiện của mình
vào thị trường ý tưởng vì chúng ta được đào tạo để luôn hoài nghi. Chúng ta muốn
chạy thực nghiệm này đến đối chứng khác”, Golinkoff chia sẻ. “Tuy nhiên, dựa
trên những dữ liệu vững chắc khác nhau, chúng ta thật sự biết rất nhiều điều có
thể được dùng để giúp ích cho công chúng”. Golinkoff nói thêm “Thách thức của tất
cả chúng ta là làm sao để thoát khỏi căn phòng của Pasteur và giúp các gia
đình, các nhà làm luật, các nhà giáo dục hiểu được những kết quả nghiên cứu tuyệt
vời mà chúng ta làm ra.”
References
Hirsh-Pasek, K., Zosh, J. M.,
Michnick Golinkoff, R., Gray, J. H., Robb, M. B., & Kaufman, J. (2015).
Putting education in “educational” apps: Lessons from the science of learning. Psychological Science in the Public Interest, 16,
3–34. doi:10.1177/1529100615569721
Hirsh-Pasek, K., Adamson, L.
B., Bakeman, R., Tresch Owen, M., Michnick Golinkoff, R., Pace, A., … Suma, K.
(2015). The contribution of early communication quality to low-income
children’s language success. Psychological Science, 26, 1071–1083. doi:10.1177/0956797615581493
March 31, 2016
Dịch: Hành Lang Tâm Lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét