Published on April 7, 2014 by Anita E. Kelly, Ph.D. in Insight
Hãy chấp nhận sự thật: Có những người tử tế hơn những người khác rất nhiều
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu khuynh hướng trên và đặt tên là Trung thực-Khiêm tốn (1), một nhân tố nhân cách hay “siêu-tính cách” được quan sát xuyên suốt nhiều nền vă hóa. Cá nhân sở hữu tính cách này thường chân thành, khiêm tốn, công bằng và không tham lam. Họ không lợi dụng người khác, ngay cả khi không bị đe dọa trả thù vì điều đó. Những người ít tính này thì ngược lại, không trung thực, kiêu căng, tự mãn. Họ thiếu thấu cảm và hay lợi dụng người khác. Nói cách khác, họ là những người ái kỷ.
Thế nhưng đôi khi, người khiêm tốn, thật thà lại đi yêu người ái kỷ.
Sau khi chịu đựng nhiều “bóc lột” và lừa dối, người thật thà thường tự hỏi: “Làm cách nào tôi lại để bản thân yêu người này?” hay “Tôi bị cái gì mà lại đi chịu đựng sự thao túng và lợi dụng hiển hiện này?”
Đúng là không thể chịu đựng được, nhưng chẳng có lý do gì để nghi ngờ bản thân hay quyết định của mình.
Người ái kỷ thường rất hấp dẫn vì họ giành nhiều thời gian chăm lo cho hình ảnh của mình. Họ biết cách ăn mặc, đi đứng, nói năng sao cho người khác bị thu hút. Sau đây là ba lời giải thích cho lý do người thật thà lại đặc biệt dễ bị tổn thuơng bởi sự quyến rũ của người ái kỷ:
1. Người ái kỷ thường có vẻ rất cởi mở và nồng hậu, ngay cả khi nói về những hành động rất tồi tệ trong quá khứ. Việc chia sẻ đó có thể bao gồm cả việc ngoại tình với vợ cũ của bạn thân, hay tong xe rồi bỏ chạy vì không muốn bị bắt lúc say xỉn. Người thật thà khi nghe những điều trên sẽ nghĩ: “Wow, tôi đang quen một người thật sự trung thực, anh ta sẵn sàng thú nhận mọi điều!” Thực tế là vì người ái kỷ thiếu thấu hiểu nên họ đơn giản không nhận thấy những gì họ nói đang phản ánh chính tính cách tiêu cực và méo mó của họ. Họ có thể thay vào đó, nhìn những lời nói của mình như là cách chứng tỏ mình hấp dẫn, lãng tử và thông minh như thế nào.
2. Có một chứng cứ gần đây cho thấy người tật thà thường nhìn người khác, đặc biệt những người thân cận, là thật thà hơn thực tế (2). Cũng vậy, người ái kỷ thường nghĩ người khác ít thật thà hơn mình, và do đó xem người bạn gái/trai thật thà của mình là xứng đáng bị lợi dụng. Vì sự tương đồng tưởng tượng này, người thật thà có thể tạo điều kiện cho người ái kỷ bóc lột.
3. Phần cuối của câu trả lời đến từ cam kết mà người thật thà nghĩ họ phải hoàn thành trong mối quan hệ. Sau một khởi đầu huy hoàng đầy đam mê, người thật thà bắt đầu phát hiện ở chừng mực nào đó rằng người ái kỷ là người lừa dối, chuyên đi lợi dụng mình bằng cách đưa ra những đòi hỏi quá đáng về tiền bạc và thời gian. Khi người thật thà đáp trả bằng cách bày tỏ mong muốn chia tay, người ái kỷ có thể dung việc kết tội để duy trì quan hệ, ví dụ, “Mày chỉ lợi dụng tao vì tình dục!” Trớ trêu thay, có một vài sự thật trong đó – nó sẽ khiến người thật thà nhận ra người kia nông cạn như thế nào và rất có thể, mối quan hệ xây dựng trên tình dục. Nhằm tránh làm tổn thương người bạn ái kỷ của mỉnh, người thật thà có thể thử them một thời gian để duy trì mối quan hệ. Khi làm vậy, người thật thà trở nên đau đớn hơn khi nhận ra việc quan hệ tính dục giờ trống rỗng ra sao với cả hai.
Nếu bạn là người thật thà có một người yêu ái kỉ, Tôi hi vọng bạn có thể tự tha thứ vì đã chịu đựng những lừa lọc, dối trá và bóc lột. Đó là vì những phẩm chất chân thành, công bằng và khiêm tốn tuyệt vời của bạn đã cho phép người kia làm đảo lộn cuộc sống của bạn. Xin đừng nghĩ bạn là một bia đỡ đạn hay là “người dở hơi”. Lần sau, bạn sẽ nhạy cảm hơn với các dấu hiệu của lừa lọc và lợi dụng, và chắc chắn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi để một người ái kỷ khác bước vào cuộc sống của bạn.
References
1. Lee, K. & Ashton, M. C. (2006). Further assessment of the HEXACO Personality Inventory: Two new facet scales and an observer report form. Psychological Assessment , 18, 182-191.
2. Lee, K., Ashton, M. C., Pozzebon, J. A.,Visser, B. A., Bourdage, J. S.; et al. (2009). Similarity and assumed similarity in personality reports of well-acquainted persons. Journal of Personality and Social Psychology, 96, 460-472.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét