By Melissa Dahl HARVARD BUSINESS SCHOOL
Bạn
thường nghe nhiều về chứng sợ độ cao, sợ nhện hay sợ thằng hề, nhưng trong sâu thằm, đa số
chúng ta sợ nhất một việc: sợ bị cho là dốt. Nghiên cứu mới cho thấy nhiều người ngại tìm kiếm sự giúp đỡ vì sợ
tỏ ra kém năng lực, tuy nhiên, đây lại là một nỗi sợ vô căn cứ: Tìm kiếm lời
khuyên thật ra khiến bạn có vẻ có năng lực nhiều
hơn.
Xuyên
suốt 5 nghiên cứu, nhóm thực hiện, đứng đầu bởi Alison Wood Brooks thuộc Harvard
Business School, nhận thấy chúng ta sẽ đánh giá tốt một người hơn nếu người đó
nhờ ta chỉ bảo – phần lớn là vì chúng ta thật sự rất thích đưa ra lời khuyên. Brooks
vả đồng nghiệp viết trong nghiên cứu sẽ được xuất bản trên ấn phẩm Management Science sắp tới: được người khác hỏi ý kiến có vẻ làm chúng ta tăng mức độ tự tin, rồi đến
lượt điều này sẽ cải thiện ý kiến của ta về người đó.
Trong
một nghiên cứu, nhóm nghiên cứu yêu cầu các nghiệm thể tưởng tượng rằng họ đang
gặp phải một vấn đề trong công việc; một vài người được nhóm nghiên cứu bảo
rằng họ sẽ phải quyết định hỏi ý kiến một đồng nghiệp để xin lời khuyên, và
những người còn lại được nói rằng cái tôi giả định của họ không cho phép làm
điều đó. Sau đó, họ sẽ đánh giá mức độ họ tin rằng đồng nghiệp nhìn nhận khả
năng của người tham gia đến đâu. So với những người được yêu cầu làm việc một
mình, những người tưởng tượng rằng mình sẽ nhờ giúp đỡ cho là đồng nghiệp sẽ
đánh giá thấp mình hơn. Chúng ta xem ra thậm chí còn sợ bị cho là dốt cả trong tưởng tượng.
Nhưng trong một nghiên cứu
riêng biệt khác, kết quả lại cho thấy nỗi sợ này là sai lạc. Những người tham gia được xếp cặp
với một đối tác mà họ sẽ cùng trò chuyện qua IM (thật ra đây chỉ là một chương
trình máy tính giả lập); nghiệm thể được yêu cầu chơi một trò chơi trí tuệ và
nói người bên kia thực hiện sau khi họ hoàn tất. Sau khi làm xong đối tác (giả
mạo) sẽ gửi lại cho nghiệm thể một trong hai thông điệp: “Tôi hi vọng mình làm
đúng. Bạn có chỉ dẫn gì cho tôi không?” hay “Tôi hi vọng mình làm đúng.” Sau
đó, người tham gia sẽ được cho đánh giá khả năng của người kia. Kết quả, nghiệm
thể chấm người bạn IM của mình số điểm cao hơn (một ít) nếu họ xin lời khuyên.
Một
nghiên cứu khác mô phỏng kết quả phát hiện trên, nhưng thêm vào một thay đổi
nhỏ: Người tham gia sẽ đánh giá mức độ tự tin của họ vào cuối nhiệm vụ. Trong
trường hợp được hỏi ý kiến, những người có lòng tự tôn cao hơn cho rằng đối tác
của mình cũng tài năng tương tự họ. Nghiên cứu cùng lúc cho thấy những người được
nhờ tư vấn thường nói rằng họ cũng sẽ hỏi ý kiến người kia trong các
nhiệm vụ tương lai, điều này chứng tỏ tìm kiếm lời khuyên có tác động xoay vòng
trong việc làm tăng cái tôi của chúng ta.
Đôi
lúc, vâng, tự
tin thái quá [không cần nhờ người khác] cũng
có tác dụng. Nhưng thừa nhận mình không biết mình đang làm gì cũng có lợi
ích của nó.
http://nymag.com/scienceofus/2014/08/asking-for-advice-makes-you-seem-smarter.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét