Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

CHÌA KHÓA CHO CÁN CÂN CÔNG VIÊC-CUỘC SỐNG CHÍNH LÀ SỰ HÒA HỢP


Bạn sẽ rời nhiệm sở sớm để về nhà kịp giờ ăn cơm chung, hay sẽ làm việc muộn để hoàn thành dự án đến những phút cuối? Vào thời điểm nào đó, ai trong chúng ta có lẽ cũng sẽ phải lựa chọn giữa yêu cầu công việc và cuộc sống cá nhân.

Nghiên cứu vẫn liên tục cho thấy, cân bằng công việc – đời sống là yếu tố tối quan trọng để duy trì sự hài lòng trong công việc và tránh kiệt sức nghề nghiệp. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới lại chỉ ra rằng, bản thân ý tưởng về “cán cân công việc – cuộc sống” là đã có vấn đề

Khái niệm căn bản của cán cân công việc – cuộc sống  thường được hiểu là phép cộng trừ của hai phần hoàn toàn tách biệt, liên tục cạnh tranh nhau về thời gian và năng lượng.
Ngược lại, khái niệm “hài hòa công việc-cuộc sống” hình dung cả hai vai trò liên kết qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, thay vì riêng rẽ và xung đột như trên.

Trong một nghiên cứu mới đây, hai nhà khoa học tâm lý He Lu Calvin Ong (ĐH Công nghệ Nanyang) và Senthu Jeyaraj đã tìm hiểu tác dụng của hai phong cách, cán cân và hài hòa công việc–cuộc sống, lên năng suất của người lao động. Nhóm nghiên cứu sử dụng mức độ sáng tạo làm chỉ báo năng suất của nhân viên và dùng mâu thuẫn trong nhận thức để đo mức độ chịu đựng căng thẳng công việc-cuộc sống của họ.

Tham gia nghiên cứu, 100 ứng viên sẽ hoàn thành một bộ câu hỏi trực tuyến. Một vấn đề công việc-cuộc sống tiêu biểu sẽ được đưa ra cho người tham gia: xin sếp cho mình nghỉ để chăm sóc người thân bị bệnh. Kết quả cho thấy các ứng viên được các “sếp” trả lời theo kiểu “cuộc sống ‘đối đầu’ công việc” (cùng kiểu với cán cân hai yếu tố) sẽ đánh giá bản thân có mức độ xung đột nhận thức cao hơn. Các nhà nghiên cứu giả định rằng đó là hệ quả của việc căng thẳng khi phải quyết định lựa chọn giữa công việc và gia đình. Nhóm này cũng bị giảm khả năng sáng tạo sau khi gặp phải vấn đề.

Ngược lại, những ứng viên nhận được câu trả lời với cách tiếp cận công việc-cuộc sống kết hợp (hòa hợp hai yếu tố) ghi nhận không có sự thay đổi trong mức độ mâu thuẫn nhận thức và tính sáng tạo.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng cần có thêm bằng chứng để chứng mình liệu có khác biệt ý nghĩa nào giữa hai cách tiếp cận trên khi giải quyết những nhu cầu cuộc sống trong và ngoài công sở hay không.
Nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí Sage Open: “Các kết quả này mang lại ý nghĩa thực tiễn cho các công ty đang áp dụng thực hiện các chính sách công việc-cuộc sống”. “Thông qua việc tăng cường sự hiểu biết về các phương pháp này, những nhà HR chuyên nghiệp có thể phát triển hiệu quả hơn các chiến lược can thiệp công việc-cuộc sống nhằm giảm nhẹ các tác nhân gây stress của hai yếu tố đó”.

Reference
Ong, H. L., Jeyaraj, S. (2014). Work-Life Interventions: Differences Between Work-Life Balance and Work-Life Harmony and Its Impact on Creativity at Work. Sage Open. DOI: 10.1177/2158244014544289


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter