Quyết định
vẫn làm bạn vì những lý do không đúng có thể làm tổn thương cả hai.
19/5/2014 Juliana Breines, Ph.D về
Tâm lý Xã hội và Nhân cách tại ĐH California, Berkeley.
Phải có lý do thì bồ cũ
mới là người yêu cũ của bạn. Nhưng người ấy vẫn từng là một phần quan trọng
trong cuộc đời bạn suốt một khoảng thơi gian, và việc ta muốn níu kéo mối quan
hệ nay trong một chừng mực nào đó là hoàn toàn có thể hiểu được. Nhiều cặp “cựu”
tình nhân, dù mới hẹn hò
hay đã kết hôn, cũng từng thử làm bạn với
nhau sau khi chia tay, và một số có thể vượt qua giai đoạn chuyển tiếp này một
cách êm thắm.
Tuy nhiên,
nghiên cứu cho thấy tình bạn với người yêu cũ có chất lượng
trung bình thấp hơn chất lượng trung bình thấp
hơn so với tình bạn với những người bạn khác giới chưa từng có quan hệ yêu
đương với ta. Họ (bồ cũ) ít nâng đỡ về tâm lý hơn, ít giúp đỡ hơn, ít tin tưởng
hơn và ít quan tâm hơn đến hạnh phúc của người kia. Điều này lại càng đúng hơn
với những người từng không hài lòng với mối quan hệ yêu đương lúc trước, và với những trường hợp
việc chia tay đến từ một phía.
Khả năng việc
làm bạn với người xưa trở thành điều tốt đẹp hay là một trải nghiệm đau thương
tùy thuộc một phần vào động lực của bạn, bao gồm cả những lý do bạn chẳng muốn
công khai thừa nhận. Sau đây là 10 điều bạn lấy làm lý do để làm bạn với người
cũ có thể khiến bạn gặp rắc rối:
10.
Các bạn có chung bạn bè.
Nghiên cứu
cho thấy nếu bạn bè và gia đình bạn
mong bạn làm bạn với người yêu cũ, bạn thường sẽ chiều lòng họ. Nhưng điều đó
không có nghĩa là bạn phải làm vậy. Việc làm bạn với người cũ để giữ giao hảo
xã hội là một mục đích tốt đẹp nhưng nếu đó là lý do duy nhất để duy trì tình bạn thì có thể có vấn đề. Bạn có quyền
giành thời gian đi với bạn bè mà không phải gặp mặt người yêu cũ, bạn cũng có
quyền từ chối những lời mời tiệc tùng có người ấy tham gia. Ngay cả khi chuyện
lâu lâu vô tình gặp mặt không phải là vấn đề, nó cũng không có nghĩa là hai người
cần phải làm bạn với nhau. Có thể việc gặp người yêu cũ với tư cách một mối
quan hệ khác sẽ rất khó khăn khi cả hai có chung quá nhiều kỷ niệm, nhưng qua
thời gian những ký ức đó sẽ không còn hiển hiện nữa.
9. Bạn cảm thấy tội nghiệp người kia.
Nếu bạn là
người quyết định chia tay và người cũ không hề muốn như vậy, bạn dường như
không thể làm đau người kia thêm nữa bằng cách từ chối tình bạn của họ. Nhưng
việc chăm chữa trái tim rỉ máu của họ không phải là trách nhiệm của bạn, và sự
hỗ trợ của bạn thật ra có thể khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn nữa. Nghiên cứu cho
thấy chúng ta thường thích việc biết rằng sự hỗ trợ luôn sẵn sàng nếu ta cần đến,
nhưng lại không muốn cảm thấy cần chúng. Trong một thời điểm, có thể người cũ sẽ
mong bạn an ủi họ, nhưng vào cuối ngày, chính những giúp đỡ đó dường như không
thể giúp họ đi tiếp khi họ cảm thấy lệ thuộc vào bạn. Thay vì tự mình mang vác
gánh nặng thay họ, hãy đảm bảo họ nhận được sự quan tâm từ những người khác
trong cuộc sống. Đồng thời, nếu bạn nợ họ một lời xin lỗi, hãy xin lỗi thành thật,
đừng giả vờ.
8. Bạn muốn biết về người kia.
Ngay cả khi
bạn biết rằng mối quan hệ giữa hai người chẳng còn gì, việc nghĩ rằng người yêu
cũ tìm thấy hạnh phúc với người khác vẫn có thể khiến bạn đau khổ. Làm bạn với
tình xưa đem lại một viễn cảnh khá hấp dẫn, cho phép bạn biết chút ít, thậm chí
gây tác động lên cuộc sống tình cảm của người kia. Tuy nhiên, trở thành tri kỉ
với người yêu cũ có khả năng chẳng đem lại lợi ích gì cho cả hai về lâu về dài,
đặc biệt nếu bạn có những cảm xúc đan xen khi người kia cố gắng đi tiếp. Thậm
chí dù chỉ làm bạn trên Facebook vẫn mở cho bạn một cánh cửa vào cuộc sống của
người kia, trong khảo sát Men’s Health trên
3000 người, 85% thú nhận có kiểm tra
trang Facebook của bồ cũ và 17% nói rằng họ làm vậy một lần mỗi tuần. Thế
nhưng, việc lặng lẽ theo dõi Facebook có xu hướng làm tăng
mức lo âu và ghen tị. Nếu bạn gặp phải vấn đề
trong việc cưỡng lại những vấn đề trên, bạn tốt nhất nên “unfriend” người cũ, cả
trên mạng và trong đời thực.
7. Bạn cô đơn.
Khi trải
qua một cuộc chia tay, bạn có thể cảm giác có một khoảng trông trong đời sống
xã hội của mình và cần có thời gian để lấp đầy nó. Nếu bạn đang cô đơn vào một
tối thứ Bảy, rõ ràng có người cũ đi chơi, xem phim chung có vẻ hấp dẫn hơn việc
cố gắng đi ra ngoài và gặp gỡ người mới. Tuy vậy, nó cũng có thể dẫn bạn vào một
vòng xoáy mối quan hệ chớp/tắt mà nghiên cứu chỉ ra, có mức độ hài lòng không cao, tình cảm thì
ít mà nghi ngại thì nhiều, đồng thời có nhiều vấn đề về giao tiếp hơn.
Việc bạn
lưu luyến sự thân mật của mối quan hệ lãng mạn trước đây là hoàn toàn có thể hiểu
được, nhưng có vẻ tí an ủi ngắn ngủi này chẳng bù được việc đẩy chính mình vào
tình thế “nguy hiểm” với người cũ. Thay vào đó, khi bạn cảm thấy cô đơn, hãy
quay sang bạn bè và gia đình, đồng thời tìm cách tận dung
thời gian ở một mình đó.
6. Bạn có hội chứng “Cỏ xanh hơn ở ngọn đồi
khác”
Khi bạn không
hoàn toàn hài lòng với mối quan
hệ mới, nghiên cứu cho thấy bạn có thể có cảm giác muốn giữ liên lạc với người
yêu cũ. Khi không còn thường xuyên tiếp xúc với những thói quen khó chịu của
người ta không còn ở bên cạnh, ta rất dễ lãng mạn hóa họ. Nhưng đây là một cái
bẫy nhận thức, cỏ luôn có vẻ xanh hơn ở những ngọn đồi khác và bạn sẽ không bao
giờ hài lòng với những gì bạn đang có. Nếu bạn không hạnh phúc với mối quan hệ
hiện tại, việc cố gắng bày tỏ những điều đó với người bạn của mình sẽ tốt hơn
thay vì quay sang người yêu cũ để tìm hỗ trợ hay lối thoát. Đổ dầu tình cũ vào
nồi lửa mối quan hệ đang sôi sùng sục chỉ làm mọi việc thêm phức tạp mà thôi.
5. Bạn hi vọng ngày nào đó, người kia sẽ
thay đổi
Có thể bạn
chia tay người cũ là vì họ lăng nhăng hay say xỉn quá mức, nhưng bạn vẫn đang
giữ hi vọng rằng họ sẽ học được bài học từ sai lầm của mình và cuối cùng trờ
thành kiểu người yêu mà bạn mong đợi. Bằng cách làm bạn, bạn có thể giữ họ
quanh quẩn mình và thậm chí giúp họ thay đổi. Trong vài trường hợp, hi vọng làm hòa với bạn có thể giúp người kia tiến bộ. Thế nhưng, nếu người kia cảm
thấy chẳng mấy khó khăn để thuyết phục bạn trở lại, họ có thể tập trung chứng tỏ
họ đã thay đổi hơn là thay đổi thật sự, và bạn có thể sẽ đẩy bản thân mình chìm
sâu vào thất vọng nhiều hơn nữa.
4. Bạn muốn họ làm “dự bị”.
Bạn có thể
mong muốn giữ bồ cũ làm bạn để đề phòng trường hợp bạn không tìm được người tốt hơn.
Chả cần nói nhiều, điều này là không công bằng với người kia, nhưng chính nó
cũng có thể làm hại bạn. Như tôi đã đề cập trước đây, trong tình yêu, chọn cách an toàn chưa chắc
là cách hay, Đôi khi, bạn phải đóng và đóng chặt một cánh cửa nếu bạn muốn một
cánh cửa khác mở ra.
3. Vì người kia cương quyết đòi làm bạn.
Có thể bạn
không muốn làm bạn nhưng người kia thì ngược lại và họ không để bạn yên? Như đã
đề cập ở trên, bạn hoàn toàn có quyền để từ chối. Hãy chắc chắn rằng bạn thẳng
thắn với người kia về cảm giác của bạn (và đừng ngại nhờ chính quyền can thiệp
nếu họ đi quá giới hạn). Nếu như lặng lẽ dõi theo trên Facebook chẳng gây phiền
toái bao nhiêu thì bị theo dõi ngoài đời thực mới thật sự là đáng sợ và không
chấp nhận được. Đáng ngạc nhiên là nó diễn ra khá thường xuyên. Trong một tập hợp
các nghiên cứu, các sinh viên ĐH được khảo sát thừa nhận có ít nhất một
hành vi theo dõi sau khi chia tay, và khoảng 10% có đến 6 hành vi hay nhiều hơn
nữa. Những hành vi này bao gồm liên lạc với người yêu cũ dù họ yêu cầu dừng lại
hay đến nhà người xưa dù không được mời. Giận dữ, ghen tuông, ám ảnh và nhu cầu kiểm soát, tất cả những tính cách này đều được
dự đoán sẽ dễ có những hành vi theo dõi hơn, vậy nên hãy cẩn thận với chúng.
2. Họ vẫn yêu bạn.
Nếu người
yêu cũ của bạn vẫn yêu bạn nhưng bạn thì không, điều tốt nhất bạn có thể làm
cho họ là hãy buông tay. Giành thời gian cho tình cũ có thể khiến bạn thấy bản
thân “ngon lành” - ai chẳng muốn mình được ngưỡng mộ?- nhưng nó sẽ khiến người
kia đau đớn và hoang mang, đặc biệt nếu điều này mang lại hi vọng hão huyền.
Ngay cả khi bạn nói đàng hoàng là bạn chỉ muốn làm bạn, với người kia có thể vẫn
chưa đủ rõ ràng. Chúng ta thấy điều chúng ta muốn thấy, chắc chắn họ sẽ luôn
canh chừng bất cứ tín hiệu, xúc cảm đáp trả nào. Cơ may tốt nhất giành cho bạn
trong tình huống này là giảm thiểu liên hệ và cho phép người đó đi tới.
1. Bạn vẫn yêu họ.
Yêu người
cũ và âm thầm hi vọng họ quay lại có thể là một động lực mạnh mẽ khiến bạn làm
bạn với họ, nhưng không may, đây cũng là một trong những điều nguy hiểm nhất. Nếu
người yêu cũ đã không muốn ở bên bạn, có lẽ
bạn chẳng thể làm gì nhiều để thay đổi ý kiến của họ. Cố gắng trong vô vọng
chỉ dẫn đến đau khổ triền miên và khiến bạn cảm thấy bản thân mình tệ hại. Hãy
giành thời gian bên những người bạn khiến ta cảm thấy được yêu thương và trân
trọng. Có lẽ người yêu cũ trong trường hợp này không phải là một trong số họ.
Thế khi nào nên làm bạn với bồ cũ? Liệu có
bất kỳ lý do tốt đẹp nào để ta làm bạn với người xưa? Có chứ, nếu cả hai bạn
trong lòng đều không có những động lực “thầm kín” như đã liệt kê, và nếu tình bạn
của cả hai không can dự vào những mối quan hệ hiện tại – một bài trắc nghiệm giới
hạn khá hiệu quả là kiểm tra xem liệu bạn có thấy thoải mái khi đi chơi chung
cùng với bồ cũ và bồ hiện tại hay không, và liệu người yêu mới của người yêu cũ
có thấy dễ chịu với bạn hay không. Những động cơ tiềm ẩn có thể rất lén lút, thật
vậy, tâm trí chúng ta có cách để ngụy trang chúng dưới những mục đích “ngây thơ
vô số tội”. Vậy hãy chắc rằng bạn đang thành thật với chính mình về những ý định
của bản thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét