Trên phương tiện vận chuyển công cộng, có hai nguyên tắc bất thành văn: không nói chuyện và không nhìn người khác.
Mỗi người chắc đều có một “kinh nghiệm xương máu” về việc mở lời và bắt chuyện với người lạ. Có người xem lời chào lịch sự là “đèn xanh” để họ tuôn trào câu chuyện cuộc đời, hay có những người sẽ khinh khỉnh và quay mặt đi.
Còn riêng trên phương tiện công cộng, xem ra việc ở yên trong không gian của riêng mình thường sẽ an toàn hơn nhiều.
Liệu chúng ta có nên lo ngại như vậy không?
Theo nghiên cứu mới đây, một ngày của chúng ta sẽ mất cơ
hội trở nên tươi đẹp hơn một ít nếu ta để người lạ vô tình “lướt qua” mình. (Epley & Schroeder, 2014).
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Kinh doanh Booth, ĐH
Chicago, đã thực hiện 9 thực nghiệm riêng biệt. Trong đó, họ yêu cầu các hành
khách trên phương tiện vận chuyển công cộng thực hiện những điều sau:
§ Đi
lại như thông thường,
§ Cố
gắng nói chuyện với người lạ,
Hoặc
ngồi im lặng một mình.
Mặc cho dự
đoán về việc nói chuyện với người lạ sẽ dẫn đến cảm giác không thoải mái, về
sau, khi được hỏi, hành khách lại cho rằng đó là trải nghiệm thú vị nhất.
Một trong các
tác giả nghiên cứu, Giáo sư Nicholas Epley, giải thích:
“Việc trò
chuyện với người lạ trên xe điện dù có thể không mang lại ích lợi lâu dài như
nối kết với bạn bè, nhưng những hành khách xuống trung tâm Chicago lại cảm thấy
chuyến đi của mình trở nên tích cực hơn rõ ràng khi họ làm điều đó, thay vì chỉ
ngồi không một mình.”
Nhóm nghiên
cứu cảm thấy rất thú vị khi kết quả đi ngược lại với dự đoán ban đầu. Epley nói
tiếp:
“ Suy nghĩ sai
lầm rằng việc đi lại là một trong những thời gian chán nản nhất trong ngày,
không may, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của chúng ta.
Thực nghiệm
này cho thấy người hóa giải những cảm giác khó chịu của ta ngồi gần hơn ta
tưởng.”
Tại sao việc trở nên tử tế
lại giúp ích cho chúng ta?
Các tác giả
kết luận:
“Tử tế với
những người xa lạ được tin rằng có thể mang lại lợi ích cho mọi người- cho xã
hội nói chung hay cho những người được kết bạn nói riêng.
Kết quả thực
nghiệm củng cố cho một bộ phận những nghiên cứu chứng minh những hệ quả tích
cực của việc cởi mở, hòa đồng nơi mỗi người.
Dù là việc chi
tiền cho người khác thay vì cho bản thân, hay cư xử công bằng thay vì ích kỉ,
hay bày tỏ thái độ biết ơn thay vì kiêu ngạo, cởi mở xã hội xem ra giúp ích
không chỉ cho người khác mà còn cho chính chúng ta.
Trong một thế
giới ngày cảng đông đúc, việc hiểu sai những ích lợi của giao tiếp xã hội có
thể thể trở nên ngày càng có vấn đề.
Ít nhất trển
khía cạnh này, những người theo chủ nghĩa hưởng thụ kiếm tìm hạnh phúc và các
nhà lý tưởng trông mong sự tử tế có thể cùng đi trên một con đường.” (Epley
& Schroeder, 2014).
http://www.spring.org.uk/2014/07/why-you-should-talk-to-strangers.php
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét