Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

ĐẶC ĐIỂM KHUÔN MẶT LÀ CHÌA KHÓA CHO ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN

ĐH York 28/07/2014


Một nghiên cứu mới được thực hiện tại Bộ môn Tâm lý, trường ĐH York, cho thấy có thể dự đoán chính xác ấn tượng đầu tiên nhờ sử dụng việc đo lường các yếu tố sinh lý qua các hình ảnh khuôn mặt thường nhật, ví dụ như trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Khi chúng ta nhìn vào hình ảnh một gương mặt, chúng ta nhanh chóng hình thành những đánh giá khác nhau về tính cách của người đó. Ví dụ, họ có thân thiện, đáng tin hay tài giỏi hay không. Ngay cả khi không rõ mức độ chính xác như thế nào, những ấn tượng ban đầu đó vẫn có thể ảnh hưởng đến hành vi về sau của chúng ta (v.d, những đánh giá về năng lực dựa trên hình ảnh khuôn mặt có thê tiên đoán kết quả bầu cử). Ấn tượng được tạo ra thông qua hình ảnh gương mặt của chúng ta (“hình đại diện” hay “hình tự sướng”) ngày càng trở nên quan trọng khi chúng ta biết nhau thông qua trực tuyến dần nhiều hơn gặp mặt thực tế.

Nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều đánh giá khác nhau có thể được rút gọn thành 3 “chiều kích” riêng biệt: khả năng tiếp cận (người đó muốn giúp đỡ hay hãm hại tôi?), quyền lực (họ có thể giúp hay hại tôi hay không?) và sức hút trẻ trung (có lẽ thể hiện việc họ là một đối tác tình cảm tốt-hay là một đối thủ!).

Để nghiên cứu nền tảng của những đánh giá trên, nhóm nghiên cứu chọn ra những bức hình thông thường trên mạng và tiến hành phân tích những đặc điểm thể lý của các gương mặt nhằm phát triển một khuôn mẫu có thể dự đoán chính xác ấn tượng ban đầu. Từng gương mặt trong 1000 khuôn mặt sẽ được miêu tả theo 65 đặc điểm khác nhau như “chiều cao mắt”, “độ rộng chân mày” v.v…Bằng cách kết hợp những đo lường trên, mô hình sẽ giải thích hơn một nửa những biến thiên trong việc đánh giá xã hội của người đánh giá trên cùng một gương mặt.

Đảo ngược tiến trình, những khuôn mặt mới, giống hoạt họa, sẽ được tạo ra. Từ đó, giúp đưa ra những ấn tuợng ban đầu có thể dự đoán được theo một nhóm những người đánh giá mới. Những hình ảnh này cũng minh họa các đặc điểm gắn với từng đánh giá xã hội riêng biệt.

Nghiên cứu được xuất bản trong Ấn bản Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia (PNAS), cho thấy mức độ quan trọng của gương mặt và hình ảnh chi tiết cùa gương mặt trong việc tạo ra ấn tượng ban đầu thuận lợi hay không thuận lợi. Nó cung cấp một cái nhìn khoa học về tiến trình diễn ra bên dưới những đánh giá này đồng thời. có lẽ, cho những chuyên gia có bản năng về lĩnh vực này (giám đốc tuyển diễn viên, nhiếp ảnh gia chân dung, biên tập hình ảnh và người vẽ hoạt họa), những người sáng tạo và sử dụng những ấn tượng này một cách chuyên nghiệp.

Richard Vernon, nghiên cứu sinh tham gia vào nhóm nghiên cứu, cho biết: “Việc ngay cả những đặc điểm được cho là ngẫu nhiên trên khuôn mặt vẫn có thể ảnh hưởng đến tri giác của con người cho thấy việc lựa chọn cẩn thận một bức ảnh có thể tạo thành (hay phá hủy) ấn tượng ban đầu của người khác về bạn”.

Nghiên cứu sinh Clare Sutherland nói: “Chúng ta tạo ấn tượng ban đầu về người khác một cách rất trực giác đến mức xem ra chẳng tốn công sức gì – Tôi nghĩ thật thú vị nếu chúng ta có thể tóm gọn điều này lại với những mô hình khoa học. Tôi hiện đang tìm hiểu cách thức những ấn tượng ban đầu này có thể thay đổi tùy thuộc vào các nhóm giới tính hay văn hóa khác biệt của những người tiếp nhận hay của các gương mặt.”

Giáo sư Andy Young, Bộ môn Tâm lý, ĐH York, cho rằng: “ Việc cho thấy những ấn tượng ban đầu trên được tạo thành như thế nào từ những hình ảnh gương mặt rất đa dạng đem lại một cái nhìn sâu sắc về cách thức bộ não của chúng ta đạt đến hoạt động tri giác rất đáng chú ý này”.

Ts Tom Hartley, người đứng đầu nghiên cứu cùng GS Young, bổ sung: “Trong cuộc sống thường nhật, Tôi không hề ý thức về cách gương mặt và hình ảnh gương mặt đang ảnh hưởng ra sao đến cách Tôi tương tác với mọi người. Cả trong “đời thực” hay trên mạng, ta có cảm giác như tính cách của một người là điều gì đó ta chỉ có thể cảm nhận được. Những kết quả nay cho thấy mức độ ảnh hưởng to lớn được tạo ra bởi những đặc điểm thị giác của khuôn mặt – nó thật sự mở mang tầm mắt của chúng ta!”



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter