Chúng ta thường gặp phải những ý nghĩ đóng khung rằng đàn ông thường
sợ hãi cam kết trong tình cảm – rằng phụ nữ thì khao khát hôn nhân còn đàn ông
thì gặp khó khăn trong việc từ bỏ tự do của đời độc thân. Hình ảnh này xuất hiện
liên tục trong văn hóa đời sống. Trang web “tìm bạn” eHarmony thậm chí còn đưa
ra lời khuyên giúp phụ nữ xử lý những quý ông tránh né cam kết (eHarmony 2012).
Nhưng có bao nhiêu phần trăm sự thật trong những suy nghĩ
này?
Có lẽ là chẳng có. Mâu thuẫn rõ ràng với suy nghĩ đóng
khung rằng đàn ông là những “tay chơi” sợ hãi cam kết, Pew Research cho rằng
nam nữ thanh niên có mức độ mong muốn đi tới hôn nhân như nhau (Pew 2013); cả hai cùng cho rằng hôn nhân thành công là
một trong những điều quan trọng nhất trong đời (Pew 2012); và tình yêu là lý do
chính yếu dẫn đến hôn nhân (Pew 2013).
Những thông tin trên được củng cố bởi những phân tích của
bản thân tôi trên Nghiên cứu Chiều dài Quốc Gia về Sức Khỏe Vị Thành niên (Add
Health) đợt thứ 3, đây là một khảo sát lớn mang tính quốc gia trên 15000 bạn
trẻ cả nam và nữ (độ tuổi trung bình là 22). Tôi nhận thấy 82% đàn ông và 84%
phụ nữ cho rằng hôn nhân vào một ngày không xa là “rất” hay “khá” quan trọng
đối với họ. Bên cạnh đó, hai giới khác nhau chút ít khi đề cập đến việc cam kết
trong mối quan hệ. Trong những người đang có mối quan hệ lãng mạn, 83% đàn ông
và 88% phụ nữ cho biết họ “hoàn toàn” hay “rất” cam kết với người bạn của mình.
Tương tự, 51% nam và 57% nữ “gần như chắc chắn” rằng mối quan hệ hiện tại của
mình sẽ kéo dài vĩnh viễn. Thậm chí với độ tuổi đâu 20, khá lâu trước độ tuổi
kết hôn trung bình, đàn ông (và cả phụ nữ) vẫn cho thấy mức độ cam kết cao và
thường dự đoán một cuộc sống hợp nhất lâu dài.
Ngay cả trong nhóm ít cam kết nhất, đàn ông cũng không áp
đảo phụ nữ là bao - chỉ có 5% đàn ông và 3% phụ nữ lựa chọn “không hề” cam kết
với người yêu hiện tại, trong khi 5% nam và 4% nữ cho rằng “gần như không có cơ
hội” để mối quan hệ đang có trở thành lâu dài.
Trong dữ liệu cùa Add Health, giữa nam và nữ thanh niên có
tồn tại những khác biệt về giới. Tuy nhiên, chúng không thể hiện một khoảng
cách không thể san bằng giữa lộ trình tình cảm mà cả hai mong muốn. Ví dụ, tôi
nhận thấy phụ nữ trẻ thường nói rằng họ mong cưới ngay lập tức – thật thế, 31% phụ nữ và 20% nam trong Add Health đợt
III muốn được làm đám cưới ngay tại thời điểm phỏng vấn. Mặc dù trung bình, phụ
nữ có thể khao khát lập gia đình sớm hơn, thế nhưng điều này không có nghĩa là
thời gian mong muốn đi tới hôn nhân của cả hai tồn tại mâu thuẫn – một phần lý
do là vì phụ nữ có xu hướng quen đàn ông lớn tuổi hơn một chút (khoảng 2 năm)
(Pew 2011).
Còn suy nghĩ cho rằng đàn ông thường bỏ vợ hơn thì sao?
Thật ra, phụ nữ mới là người thường
khơi mào chuyện li dị (Kalmijn and Poortman 2006). Hơn nữa, cũng có rất ít khác
biệt trong việc nam hay nữ đi ngoại tình dẫn đến chia tay (England, Allison,
and Sayer 2014). Mà hơn thế, đàn ông mới là người phải mong đi tới hôn nhân và sống chung thủy nhiều hơn phụ nữ - sức
khỏe, hạnh phúc, tuổi thọ của quý ông phụ thuộc vào điều này (Harvard Health
Publications 2010). Vượt mặt các đức lang quân, các bà vợ là người động viên
những hành vi lành mạnh nơi người bạn của mình nhiều hơn (Reczek and Umberson
2012), và dù cho đã cưới nhau hay chỉ mới chung sống theo nhiều kiểu, điều này
đồng thời liên hệ với tình trạng sức khỏe tốt hơn nơi phụ nữ (Wu et al.
2003).
Dữ liệu cho thấy cam kết, tình yêu và hôn nhân đều được cả
nam lẫn nữ ao ước mãnh liệt và mang lại lợi ích cho cả hai. “Cuộc chiến” trong
việc nhẽ ra đàn ông phải sợ cam kết đơn thuần là không rõ ràng. Không cần nghi
ngờ gì nhiều, tất nhiên là có vài bạn nam thật
sự sợ hãi hoặc né tránh cam kết – nhưng một số bạn nữ cũng thế.
Vậy tại sao suy nghĩ về nỗi ám sợ cam kết ở nam giới lại
phổ biến đến thế?
Ở mức độ nào đó, điều này được thúc đẩy bởi tiêu chuẩn kép
về tính dục, để cân bằng hành vi, nó sẽ ủng hộ các biểu lộ tình dục ở nam trong
khi lại trừng phạt điều đó ở nữ. Ngoài ra, những người hay lo sợ thường cảnh
báo phụ nữ về những khó khăn trong việc “giữ” chồng và những mối nguy hiểm khi
tập trung vào học hành hay sự nghiệp (ví dụ, Susan Patton 2013). Một cách vô
tình hay cố ý, nó hoạt động như một cơ chế kiểm soát phản ứng xã hội, chuyển
hướng năng lượng của phụ nữ tránh xa những thành tựu công cộng và quay trở về
với gia đình. Đây là lúc chúng ta phải xóa bỏ những định kiến sai lầm (và phân
biệt giới tính), đồng thời ủng hộ cả đàn
ông và phụ nữ tìm kiếm thành công và hạnh phúc trong mọi phương diện cuộc sống – bao gồm cả nghề nghiệp, tình cảm và gia
đình.
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
EHarmony, 2012. “Why men
avoid commitment.”
http://www.eharmony.com.au/relationship-advice/dating/2012/04/why-men-avoid-commitment
England, Paula, Paul D.
Allison, and Liana C. Sayer. 2014. "When one spouse has an affair, who is
more likely to leave?" Demographic Research 30:535-546.
Harvard Health
Publications. 2010. “Marriage and Men’s Health.”
http://www.health.harvard.edu/newsletters/Harvard_Mens_Health_Watch/2010/July/marriage-and-mens-health
Kalmijn, Matthijs and
Anne-Rigt Poortman. 2006. "His or Her Divorce? The Gendered Nature of
Divorce and its Determinants." European Sociological Review 22(2):201-214.
Patton, Susan. 2013.
“Letter to the Editor: Advice for the young women of Princeton: the daughters I
never
had.” http://dailyprincetonian.com/opinion/2013/03/letter-to-the-editor-advice-for-the-young-women-of-princeton-the-daughters-i-never-had/
Pew Research. 2011.
“Barely Half of U.S. Adults Are Married – A Record Low.”http://www.pewsocialtrends.org/2011/12/14/barely-half-of-u-s-adults-are-married-a-record-low/
Pew Research. 2011. “For
Millennials, Parenthood Trumps
Marriage."http://www.pewsocialtrends.org/2011/03/09/for-millennials-parenthood-trumps-marriage/
Pew Research. 2012. “A Gender
Reversal On Career
Aspirations.”http://www.pewsocialtrends.org/2012/04/19/a-gender-reversal-on-career-aspirations/
Pew Research. 2013. “Love
and
Marriage.” http://www.pewsocialtrends.org/2013/02/13/love-and-marriage/
Reczek, Corinne and Debra
Umberson. 2012. "Gender, health behavior, and intimate relationships:
Lesbian, gay, and straight contexts." Social Science and Medicine
74(11):1783-1790.
Wu, Z, MJ Penning, MS
Pollard, and R Hart. 2003. ""In sickness and in health" - Does
cohabitation count?" Journal of Family Issues 24(6):811-838.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét