Âm nhạc có thể giúp cải thiện IQ ngôn ngữ, hỗ trợ điều trị bệnh tim, khơi gợi màu sắc
trong tâm trí và thậm chí giúp bạn thấy xung quanh mình ai cũng hạnh phúc.
Người mộ điệu chắc hẳn biết được sức mạnh kì diệu của âm nhạc lên cả cảm xúc
và suy nghĩ
Âm nhạc có thể biến một ngày bình thường trở nên kì diệu, và thậm chí
“thiêng liêng”. Nó còn đem lại sự an ủi, giải tỏa, tạo ra xúc cảm mạnh mẽ và còn
nhiều hơn thế.
Tuy nhiên, tác động của âm nhạc còn đi xa hơn nữa: vào trong mật mã di
truyền của chúng ta, xuyên qua tư tưởng và cơ thể, đồng thời lên cách thức ta
liên hệ trong tập thể.
1. Tăng IQ ngôn ngữ
Tập luyện piano không chỉ làm tăng khả năng âm nhạc mà còn nâng cao kỹ năng
thị giác và ngôn ngữ.
Nghiên cứu trên trẻ từ 8-11 tuổi tìm ra rằng những bé tham gia các lớp ngoại
khóa âm nhạc phát triển chỉ số IQ ngôn ngữ cùng khả năng thị giác cao hơn các
em không tập luyện âm nhạc (Forgeard
et al., 2008).
Điều này cho thấy việc học chơi nhạc cụ không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích
về âm nhạc mà còn có hiệu quả lên thị giác và nhận thức.
2. Làm lạnh sống lưng
Có bao giờ bạn cảm thấy lạnh sống lưng, nổi da gà khi nghe một bản nhạc?
Theo nghiên cứu của Nusbaum and Silvia (2010), 90% chúng ta từng có trải nghiệm
đó.
Thế nhưng, mức độ chúng ta cảm nhận lại phụ thuộc vào tính cách mỗi người.
Những ai mạnh trong nét nhân cách “cởi mở với trải nghiệm” thường cảm thấy lạnh
sống lưng nhiều nhất khi nghe nhạc.
Trong nghiên cứu, những người có nét cởi mở với trải nghiệm thường hay chơi
nhạc cụ nhiều hơn, đồng thời họ cũng hay đánh giá cao tầm quan trọng của âm
nhạc đối với bản thân mình.
3. Nghe chủ động giúp làm tăng hạnh phúc
Nếu bạn chưa dựng hết da gà, có lẽ bạn nên cố gắng thêm tí nữa.
Nghiên cứu mới đây mâu thuẫn với lời nhận xét rằng việc chủ động cố gắng cảm thấy hạnh phúc là hoàn toàn
vô ích.
Trong nghiên cứu thực hiện bởi Ferguson
và Sheldon (2013), những người tham gia được nghe một nhạc phẩm cổ điển
tươi vui của Aaron Copland và chủ động cố gắng cảm thấy hạnh phúc hơn sẽ nhận
thấy tâm trạng của mình được cải thiện nhiều hơn so với những người nghe nhạc
một cách thụ động.
Điều này cho thấy việc tập trung vào âm nhạc thay vì chỉ để nó lướt qua ta
sẽ đem lại trải nghiệm năng lượng cảm xúc mạnh mẽ hơn.
4. Hát tập thể giúp nối kết mọi người
Âm nhạc đa phần là một hoạt động xã hội, vì vậy, cùng nhau chơi nhạc giúp
mang chúng ta lại gần nhau hơn.
Trong một nghiên cứu trên gần một ngàn học sinh Phần Lan tham gia vào các
lớp học thêm âm nhạc, các em ghi nhận mức độ hài lòng khi ở trường cao hơn hẳn
trên tất cả các mặt, ngay cả với những khía cạnh chẳng liên quan gì đến các lớp
dạy nhạc (Eerola & Eerola, 2013)
Giải thích kết quả trên, chủ nhiệm đề tài Päivi-Sisko Eerola cho biết:
“Hát trong dàn hợp xướng và đồng diễn là những hoạt động được yêu thích
trong các lớp nhạc ngoại khóa. Các nghiên cứu khác đã chứng minh chúng ta cảm
thấy rất hài lòng khi hòa nhịp với người khác. Nó làm tăng khả năng liên kết
trong nhóm và thậm chí có thể khiến chúng ta quý mến nhau hơn trước.”
5. Âm nhạc giúp điều trị bệnh tim
…hay ít nhất có thể giúp giảm stress và lo âu gắn với việc điều trị động
mạch vành.
Bài đánh giá 23 nghiên cứu trên tổng cộng gần 1500 bệnh nhân cho thấy việc
nghe nhạc giúp bệnh nhân có bệnh tim mạch hạ nhịp tim, giảm áp huyết và lo âu (Bradt
& Dileo, 2009).
6. Tại sao nhạc buồn lại xoa dịu tâm hồn?
‘Quản lý cảm xúc’ là lý
do số một vì sao ta yêu âm nhạc
Tất cả những người yêu âm nhạc đều biết rằng âm nhạc có tác dụng tẩy nhẹ
(hóa giải cảm xúc – cathartic). Tuy nhiên, đối với một số người, sẽ vẫn khá lạ
lẫm khi nói rằng, với một vài hoàn cảnh, nhạc buồn sầu có thể giúp cải thiện
tâm trạng. Tại sao lại như vậy?
Theo một nghiên cứu của Kawakami và cộng sự (2013), chúng ta thích nhạc buồn vì nó
đem lại nhiều cảm xúc đang xen rất thú vị; một ít tiêu cực, một chút tich cực.
Quan trọng hơn, chúng ta nhận ra những cảm xúc tiêu cực trong bản nhạc nhưng
lại không cảm thấy chúng một cách quá mãnh liệt.
7. Thấy mọi sự hạnh phúc
Âm nhạc có thể đem lại cho bạn nhiều cảm giác khác nhau, nhưng chỉ 15 giây
thôi cũng đã đủ để thay đổi cách bạn đánh giá cảm xúc trên gương mặt người
khác.
Một nghiên cứu thực hiện bởi Logeswaran
và cộng sự (2009) phát hiện rằng một khoảnh khắc sôi động với nhạc vui vẻ
khiến những người tham gia cảm thấy gương mặt của người khác trông hạnh phúc
hơn. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra với một đoạn nhạc buồn, gương mặt mọi
người trông sẽ buồn hơn. Ta có thể thấy hiệu quả rõ ràng nhất khi các nghiệm
thể nhìn vào các khuôn mặt trung tính.
Nói cách khác: chúng ta phóng chiếu cảm xúc của bản nhạc ta đang nghe lên
khuôn mặt những người khác.
8. Màu của âm nhạc
Âm nhạc một cách tự nhiên sẽ khiến chúng ta nghĩ đến một số màu sắc nào đó.
Xuyên suốt các nền văn hóa khác nhau, mọi người sẽ gắn những thể loại âm nhạc
riêng biệt với các màu sắc cụ thể.
Trong nghiên cứu của Palmer và cộng sự (2013), cả người Mỹ và Mexico đều cho
thấy nhiều điểm tương đồng rõ ràng trong việc gắn những màu tối, nhạt với những
đoạn nhạc buồn và những màu sáng, tươi với những đoạn nhạc vui vẻ.
Một nghiên cứu tiếp nối cho thấy mối liên hệ âm nhạc-màu sắc này được nhận
diện bởi nội dung xúc cảm của bản nhạc.
9. Âm nhạc có thể làm chúng ta sáng mắt?
Trong 60% những người bị đột quỵ, các vùng não thị giác cho thấy bị ảnh
hưởng.
Điều này dẫn đến chứng “lãn quên một bên”: bệnh nhân mất nhận thức về những
đối tượng nằm ngược bên với vùng não bị tổn thương.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng, khi bệnh nhân nghe những bản
nhạc mình yêu thích, một vài khả năng chú ý thị giác của họ được phục hồi (Tsai et al.,
2013).
Như vậy, âm nhạc có thể là một công cụ quan trọng trong phục hồi chức năng
cho những bệnh nhân đột quỵ.
10. Trẻ sơ sinh bẩm sinh biết nhảy!
Trẻ sơ sinh từ 5 tháng tháng tuổi có khả năng phản ứng theo nhịp điệu của
bản nhạc và có vẻ thích thú với điều này hơn cả tập nói.
Trong một nghiên cứu, Zentner và Eerola (2010) quan sát các bé nhảy tự phát theo
tất cả các loại nhạc khác nhau, những bé nhảy nhiều nhất cũng cười nhiều nhất.
Có lẽ âm nhạc thật sự nằm trong gene của chúng ta!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét