Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

CHỈ CẦN SỰ CÓ MẶT CỦA ĐIỆN THOẠI CŨNG ĐỦ KHIẾN CHẤT LƯỢNG GIAO TIẾP GIẢM SÚT.


14/07/2014  Tom Jacobs

Nghiên cứu mới cho thấy, chỉ cần trong tầm tay, điện thoại di động cũng đủ khiến chúng ta bị chi phối ngay cả khi không chủ động sử dụng chúng.
“Kết nối không ngừng nghỉ” là thần chú không lời của thế hệ smartphone. Chúng ta hiện có khả năng cập nhật ngay tắp lự đến gần như bất kỳ nguồn thông tin nào, đồng thời đụng chạm tin tức của mọi việc đang xảy ra trong vòng tròn xã hội của chúng ta.
Tuy nhiên, những nhà phê bình đã từ lâu cảnh báo rằng việc cơn lũ thông tin và chuyện phiếm này gây nhiễu cho chúng là không thể tránh khỏi, chúng khiến việc duy trì sự tập trung chú ý cần thiết đến giao tiếp thật sự quan trọng gặp muôn vàn khó khăn.
Bảo thủ như thế là phi lý? Thật ra, không hề. Nghiên cứu mới được công bố cho thấy chỉ cần sự hiện diện của điện thoại di động hay smartphone thôi cũng đã làm giảm chất lượng giao tiếp liên cá nhân và hạ thấp mức độ thấu cảm qua lại giữa bạn bè.
Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Environment and Behavior  xác nhận trên thực tế kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào năm 2013. Nghiên cứu này cho rằng điện thoại có khả năng phân tán sự chú ý của chúng ta mặc dù ta không chủ động sử dụng chúng.

“Điện thoại di động có ý nghĩa biểu tượng trong xã hội công nghệ hện đại. Với sự có mặt của chúng, con người liên tục bị thôi thúc tìm kiếm thông tin, kiểm soát giao tiếp, đồng thời nó cũng định hướng những suy nghĩ của ta về người khác và thế giới”, trích lời nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Shalini Misra thuộc ĐH Công nghệ Virginia.

“Ngay cả khi không chủ động sử dụng, việc có mặt công nghệ di động thôi cũng có khả năng chuyển hướng cá nhân khỏi giao tiếp mặt đối mặt, từ đó làm suy yếu tính chất và chiều sâu của những mối liên hệ đó. Cá nhân lúc này dễ bỏ lỡ các tín hiệu tinh vi, những biểu lộ khuôn mặt và các thay đổi trong tông giọng người đối diện hơn, đồng thời họ cũng ít giao tiếp mắt hơn.”
200 người tham gia nghiên cứu chia thành các nhóm 2 người. Mỗi cặp được yêu cầu ngồi trong quán cà phê và bàn luận về một chủ đề có ý nghĩa hoặc nói chuyện phiếm. Một trợ lý nghiên cứu sẽ ngồi gần đó và ghi chép lại những hành vi phi ngôn ngữ, đồng thời ghi nhận “liệu nghiệm thể có đặt trên bàn hay cầm trên tay bất kỳ thiết bị di động nào không trong khoảng thời gian 10 phút” khi hai người đang nói chuyện.
Sau đó, những người tham gia trả lời một chuỗi những câu hỏi được thiết kế nhằm đo đạc “cảm giác kết nối liên cá nhân” và “quan tâm thấu cảm” mà họ cảm nhận trong suốt quá trình trò chuyện ngắn ngủi. Trong đó, bao gồm những câu như “Tôi cảm thấy mình thật sự có thể tin tưởng người đối diện” và “Bạn nghĩ người trò chuyện với bạn cố gắng thấu hiểu suy nghĩ và cảm xúc của bạn đến mức độ nào?”
Kết quả quan trọng được nhóm nghiên cứu ghi nhận: “Nếu người tham gia để trên bàn hay cầm trong tay thiết bị giao tiếp di động trong suốt 10 phút trò chuyện, chất lượng của buổi đối thoại được đánh giá là ít thỏa mãn hơn khi so sánh với lúc giao tiếp mà không có thiết bị di động.”
“Những người trò chuyện với sự hiện diện của điện thoại cũng cho biết cảm thấy ít quan tâm thấu cảm hơn so với những người tương tác không có (sự hiện diện) của các kích thích kỹ thuật số gây nhiễu.” (Tất cả các kết quả này vẫn đúng sau khi kiểm soát những yếu tố như tuổi tác, giới tính, chủng tộc và tâm trạng.)
Khá bất ngờ, những nhà nghiên không tìm thấy bất kỳ khác biệt có ý nghĩa nào trong kết quả giữa các trò chuyện nghiêm túc hay nói chuyện phiếm. Ít bất ngờ hơn, nhóm cho biết những người đã quen nhau từ trước ghi nhận mối liên hệ tiêu cực giữa di động và quan tâm thấu cảm nhiều hơn. Có vẻ sự thấu cảm tự nhiên khi trò chuyện với bạn bè có thể bị tổn hại bởi sự hiện diện gây phân tán của điện thoại.
Nghiên cứu này cho rằng chúng ta không cần phải loay hoay suốt với điện thoại vì nó có thể khiến chúng ta mất tập trung. Misra và đồng nghiệp không ghi nhận mức độ những ngươi tham gia thường xuyên chạm hay cầm điện thoại. Đó có thể là hướng đi hứa hẹn cho các nghiên cứu xa hơn.
“Công nghệ mạng đặc biệt ở chỗ nó có thể khiến chúng ta liên tục nằm trong tình trạng ‘hiện diện nhưng vắng mặt’”, nhóm nghiên cứu viết, họ còn nói thêm rằng điện thoại “chỉ cần có mặt như một tín hiệu môi trường thôi cũng đã có thể phân tán sự chú ý của cá nhân và điều khiển hành vi của những người xung quanh một cách không ý thức.” 
Vậy nếu bạn muốn có một cuộc đối thoại chân thật, mặt đối mặt với bạn bè, đây là gợi ý giành cho bạn: Hãy tắt điện thoại và bỏ vào túi. Oái oăm thay, có thể cách tốt nhất để kết nối thật sự lại là sống, tuy chỉ ngắn ngủi, trong khu vực phi kỹ thuật số.


http://www.psmag.com/navigation/nature-and-technology/presence-smart-phone-lowers-quality-person-conversations-85805/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter