Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

LÒNG TIN ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH MỘT CÁCH VÔ THỨC

Phần não chịu trách nhiệm cho phản ứng sinh tồn của chúng ta đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá một cách vô thức độ tin cậy của một khuôn mặt – với tỉ lệ phần ngàn giây.
Emma Saville, The Conversation, 6/8/2014

Một nghiên cứu được xuất bản hôm 6/8 trên The Journal of Neuroscience cho thấy cách thức hạnh nhân- phẩn cấu trúc não liên hệ đặc hiệu với các phản ứng sơ cấp như sợ hãi- xử lý trong tiềm thức thông tin vê khuôn mặt và quyết định độ đáng tin của nó trong một phần ngàn giây.
Các nhà nghiên cứu tại ĐH New York đã sử dụng MRI nhằm theo dõi hoạt động của hạnh nhân trong lúc đối tượng đang xem một loạt những khuôn mặt thực tế và nhân tạo. Trong đó, các khuôn mặt sẽ có thay đổi chút ít trong các “đặc điểm đáng tin”, như phần trong lông mày cao hơn và xương gò má rõ hơn.
Các gương mặt trên xuất hiện mỗi lần chỉ vài phần ngàn giây- vừa đủ để hạnh nhân phản ứng trong khi đối tượng vẫn chưa kịp quyết định mức độ đáng tin một cách ý thức.
Ngay sau bức hình đầu tiên, bức hình thứ hai là một khuôn mặt có độ đáng tin trung bình sẽ xuất hiện trong thời gian dài hơn nhằm tránh việc tín hiệu của tấm hình đầu được xử lý bằng ý thức.
Gương mặt với mức đáng tin thấp, trung bình và cao. Journal of Neuroscience, CC BY


Một vài khu vực trong hạnh nhân cho thấy chỉ hoạt động phản ứng với riêng khuôn mặt không đáng tin. Các khu vực khác vẫn có hoạt động phản ứng với tất cả các gương mặt nhưng cường độ mạnh nhất vẫn là trước gương mặt có độ tin cậy thấp.
 “Hạnh nhân được liên kết chặt chẽ với việc xử lý các “manh mối” mang tính đe dọa”, Ricky van der Zwan, Giáo sư Tâm lý Thỉnh giảng tại ĐH Southern Cross, cho biết. “Một phần lý do nó xử lý nhanh như vậy là vì lúc bạn đối diện với mối đe dọa, bạn sẽ muốn có khả năng phản ứng thật nhanh, nghiên cứu này cho thấy hạnh nhân xử lý sự không đáng tin như một hiểm họa.
“Hoạt động của hạnh nhân giữ an toàn cho chúng ta. Nó muốn cho chúng ta cơ hội tốt nhất để sống lâu hơn một tí, mà trong trường hợp này, bằng cách tránh xa những người không đáng tin.”
Skye McDonald, Giáo sư Tâm lý Thần kinh Lâm sàng tại UNSW, cho biết việc những người trông có vẻ không đáng tin mang lại cảm giác khó chịu là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, sau hết, chúng ta vẫn có thể vượt qua mối ngờ vực ban đầu đó.
Bà nói, “Việc tăng cường xử lý chi tiết—tăng ý thức—đồng thời kết hợp nhiều tiến trình nhận thức khác như trí nhớ, suy luận, giải quyết vấn đề, cũng sẽ thay thế và lấn át ấn tượng ban đầu nêu trên”
 “ Ngược lại, các khuôn mặt “đáng tin” lúc đầu cuối cùng vẫn có thể bị gắn với cảm giác nghi ngờ rõ rệt bắt nguồn từ hành vi của cá nhân đó”
Romina Polarmo, Giáo sư Tâm lý Thỉnh giảng thuộc trường ĐH Western Australia, cho rằng hạnh nhân được kết nối với hầu hết tất cả các phần của não bộ, như vậy có thể những khu vực khác đã cung cấp đường phản hồi ngược lại vùng này để xử lý khuôn mặt.
 “Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu liệu có một vùng xử lý khuôn mặt của não bộ được kích hoạt cùng lúc với hạnh nhân hay không.  Nhưng nghiên cứu cũng không cho thấy bất kỳ hoạt động nào khác trong khu vực đó khi đối tượng xem các bức hình trong một thời gian dài hơn – khi bộ não có đủ thời gian để xử lý các khuôn mặt một cách có ý thức.”
Giáo sư van der Zwan nói thêm: “Tất cả đều nằm ở ấn tượng đầu tiên. Trong 33/1000 giây, chúng ta quyết định liệu có nên tin một người nào đó hay không. Điều ta quyết định một cách vô thức trong khoảnh khắc ấy sẽ phải mất một thời gian dài để thay đổi nó.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter