Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

BẠN CÓ DỄ BỊ XAO LÃNG? NGHIÊN CỨU MỚI CHO THẤY NHỮNG ĐIỂM MẠNH BẤT NGỜ CỦA SỰ MẤT TẬP TRUNG

Sự sáng tạo và việc mất tập trung

Một nghiên cứu mới vừa cho thấy khả năng sáng tạo cao thường hay đi kèm với việc dễ bị mất tập trung (hay dễ bị xao lãng).

Nghiên cứu phát hiện những người “sáng tạo” thường khó lòng làm ngơ trước những tiếng động như còi xe, nước chảy nhỏ giọt hay tiếng nói ồn ào bên ngoài.

Bộ lọc cảm giác của họ bị “rò rỉ”, điều này cho phép họ tích hợp những ý tưởng mới bên ngoài những đối tượng mà họ phải tập trung chú ý.
Ví dụ, nhiều thiên tài sáng tạo như Marcel Proust và Anton Chekhov rất hay bị mất tập trung.

Điển hình như Proust phải phủ nút bần khắp phòng ngủ của mình, nơi ông viết tiểu thuyết và sử dụng bịt tai để giúp bản thân tập trung.

Dễ bị xao nhãng?

Nghiên cứu đo lường tính sáng tạo của 100 nghiệm thể theo hai cách khác nhau.

Trắc nghiệm đầu tiên yêu cầu người tham gia hoàn thành một câu chuyện theo cách sáng tạo nhất.
Những người được cho là sáng tạo hơn sẽ đưa ra câu chuyện với nhiều hồi kết và những hồi kết này cũng “khác thường”hơn.

Trắc nghiệm thứ hai khảo sát người tham gia về những thành tựu sáng tạo trong thực tế họ đã đạt được.

Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đo đạc hoạt động điện não.

Các nhà khoa học tìm kiếm những phản ứng điện não có liên hệ với cổng cảm giác: khả năng tự động loại bỏ những thông tin không mong muốn của đối tượng.
Kết quả cho thấy tính sáng tạo trong thực tế có tương quan với việc thiếu khả năng loại bỏ những thông tin “thừa” nêu trên.
Nói cách khác: tính sáng tạo trong thực tế gắn với việc dễ mất tập trung.
Trong khi đó, tính sáng tạo trên các trắc nghiệm tâm lý lại vẫn hay được liên hệ với việc ít bị xao nhãng.

Phát hiện này có thể phản ánh thực tế rằng có nhiều loại sáng tạo khác nhau cùng tồn tại và mỗi loại sẽ hữu dụng trong các tình huống riêng biệt.
Tuy vậy, nghiên cứu vẫn cho rằng trong thực tế, việc mất tập trung vẫn có những điểm mạnh riêng của nó.

TS Darya Zabelina, chủ nhiệm nghiên cứu, cho biết:
Nếu được định hướng một cách đúng đắn, những sự nhạy cảm này có thể sẽ giúp cuộc sống trở nên phong phú và ý nghĩa hơn, khiến các trải nghiệm của chúng ta trở nên thú vị hơn”

Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Neuropsychogia (Zabelina et al., 2015).

Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Blog (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Blog http://www.spring.org.uk/2015/03/easily-distracted-study-finds-a-fabulous-real-world-advantage.php và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/07/xao-lang-mat-tap-trung-dac-diem-sang-tao.html Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Blog và thông báo cho người dịch.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter