Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

CHẤP NHẬN ĐAU ĐỚN LÀM GIẢM CƠN ĐAU: KHẢ NĂNG TƯƠNG ĐỒNG Ở CẢ NAM LẪN NỮ

Khả năng chấp nhận đau đớn


PLATAFORMA SINC 11/09/2014


Năng lực phục hồi (sức bật), khả năng vượt lên nghịch cảnh của con người, là phẩm chất quan trọng nhất  liên hệ tới khả năng chịu đau và thích ứng với đau mãn tính nơi bệnh nhân. Đây là kết quả của một nghiên cứu vừa được thực hiện tại ĐH Malaga, trong đó cho thấy yếu tố giới tính không có nhiều tác động như chúng ta thường nghĩ lên khả năng này.
Trong một thời gian dài, một loạt các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy sự quan trọng của khác biệt về giới trong hiệu quả của thuốc, tính mẫn cảm với đau qua bệnh tật và trong việc hồi phục sau gây mê. Đi xa hơn, các kết quả này lại trùng hợp với quan niệm chung thường cho rằng phụ nữ chịu đựng tốt hơn nam giới.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Malaga với mục đích phân tích sự khác biệt giữa nam và nữ trong trải nghiệm với đau mãn tính lại cho thấy một góc nhìn khác. Kết quả tiết lộ rằng những sai khác này rất nhỏ.
Không phải giới tính mà là chính sức bật của cá nhân mới quyết định khả năng chấp nhận đau cao hay thấp. Lý do là vì nó liên hệ đến một loạt các đặc điểm đem lại nguồn lực để đương đầu với đau đớn nơi chúng ta.
400 bệnh nhân bị đau cột sống mãn tính (190 đàn ông và 210 phụ nữ) điều trị tại trung tâm chăm sóc tuyến đầu đã tham gia vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy giữa hai nhóm giới tính tồn tại sự tương đồng nhiều hơn là khác biệt.
“Những người có sức bật cao thường chấp nhận được cơn đau của mình, họ hiểu rằng những cơn đau nhức là mãn tính và ngưng tập trung vào việc làm sao để đau đớn kết thúc. Họ tập trung năng lượng để nâng cao chất lượng sống của bản thân,” Carmen Ramirez-Maestre, tác giả và là nhà nghiên cứu tại Viện Andalusian cho biết.
Bà nói thêm, “Theo cách này, những bệnh nhân có khả năng chấp nhận được cơn đau sẽ cảm thấy ít đau đớn hơn, họ chủ động trong mọi ngày và có tâm trạng tích cực hơn”.
Sợ đau
Bên cạnh đó, những phát hiện vừa được đăng trên “Tạp chí đau” cho thấy các bệnh nhân sợ đau đồng thời cũng trải nghiệm nhiều lo âu và trầm cảm hơn.
Tác giả kết luận, “Dù vậy, nỗi sợ hãi này chỉ liên hệ với mức độ đau đớn cao ở các mẫu nam giới và đó chính là khác biệt duy nhất giữa hai giới tính.”

http://www.psypost.org/2014/09/pain-tolerance-levels-men-women-similar-28059
Từ vựng:

Khả năng phục hồi, sức bật:               Resilience
Đau mãn tính:                                     Chronic pain
Tính mẫn cảm:                                    Susceptibility
Gây mê:                                             Anaesthetic
Sự chịu đựng, lòng khoan dung:          Tolerance
Chất lượng cuộc sống:                        Life quality
Lo âu:                                                Anxiety
Trầm cảm:                                          Depression

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter